TTO - Ngẫu nhiên một hôm tôi gặp được loại bướm này khi
ngồi nghỉ ở một bãi cỏ khá vắng vẻ tại quê tôi, xã Võ Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Thú thật đây là loài bướm mà tôi chưa từng
gặp cũng như chưa nghe nói đến bao giờ, kể cả tìm kiếm trên mạng về các
loại bướm.
Loài bướm này hiếm thấy lại khó phát hiện vì khá nhỏ và tôi phải tốn khá nhiều thời gian mới tiếp cận chụp cận cảnh được nó.
Giống bướm lạ này không biết đã có tự bao giờ và phân
bố ở những đâu? Riêng mình, tôi mới phát hiện thấy ở xã Võ Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Theo ghi nhận của tôi, loài bướm này cơ thể
khá khiêm tốn: chiều dài từ đầu đến đuôi khoảng 15mm; sải cánh khoảng
35mm.
Trên đời này có đến một ngàn lẻ một cách các loài
vật, đặc biệt là côn trùng ngụy trang để trốn tránh kẻ thù mà phổ biến
là dùng màu sắc, hình dáng thân thể hòa lẩn với môi trường xung quanh để
kẻ thù khó nhận ra. Hoặc tạo ra các hoa văn hình thủ, màu sắc nào đó
trên cơ thể để nhằm hù dọa…
Riêng giống bướm này lại có cả một chiến thuật ngụy
trang đánh lừa kẻ thù khá thú vị: ngoài màu sắc phù hợp với môi trường
xung quanh, giống bướm này còn tạo ra 2 cái đầu giả đính kèm vào cặp
cánh đuôi.
Khi gập cánh, các vân sọc hướng về đầu giả
|
Lưng bướm khi xòe cánh sưởi nắng
|
2 cái đầu này không chỉ đơn thuần là nét chấm phá mà nó
còn được nhô ra, điểm màu da cam cho nổi bật. Có lẽ để giống thật, trên
mỗi đầu giả còn có 1 đến 2 cái râu giống y như trên đầu của mọi con
bướm. Thú vị hơn, những cái râu đó còn ngọ nguậy.
Đôi mắt thì đơn giản chỉ cần 2 nốt chấm đen. Để hoàn
thiện hơn, trên đôi cánh còn có các đường vằn xuất phát từ đầu giả phải
chăng để đánh lừa mọi con mắt dòm ngó. Vậy là 2 cái đầu bướm giả được
hoàn thiện khá công phu.
Cũng theo quan sát và nhận xét bước đầu của mình, tôi
thấy ở trạng thái yên tĩnh, khi không có khả năng kẻ thù tấn công, cánh
bướm được gấp lại tự nhiên thì chỉ thấy 1 đầu giả và cái đầu này giống
với đầu con chim hơn.
Nhưng khi nguy cơ, như kẻ thù tấn công chẳng
hạn, 2 cánh sau sẽ cử động lên xuống; như vậy đồng thời với 2 đầu bướm
giả xuất hiện linh động đổi chỗ nhau; chắc để kẻ thù không những khó xác
định được mục tiêu mà còn rối mắt.
Riêng cái đầu thật chắng có gì nổi bật, lại ở thấp hơn
so với 2 đầu giả nên tôi thấy nó vẫn thanh thản hút mật hoa. Ngoài ra
khi bướm bay lại theo kiểu bay chập choạng lên xuống chuyển hướng khó
lường không thể xác định được đường bay.
Cũng xin cung cấp loài bướm này cho bạn đọc để cùng tìm
hiểu và không rõ nó đã được ghi nhận, ghi chép ở một tài liệu nào hay
chưa?
(2)
Bình luận
19/11/2010 21:24:05
19/11/2010 21:24:05
Chào
bạn Thật đánh khen bạn đã có óc quan sát rất rốt dù không phải là nhà
nghiên cứu về côn trùng học. Con bướm mà bạn đề cập là một loài trong họ
bướm Xanh (một số tài liệu gọi là họ bướm Sói) (họ Lycaenidae).
Đây là giống Spindasis. Hình bạn chụp có lẽ là loài Spindasis lohita. Ở Việt Nam có 3 loài thuộc giống này là Spindasis lohita, Spindasis syama và Spindasis vulcanus. Bạn có thể tham khảo thêm về loài bướm này tại trang http://wildlifeatrisk.org/public.html.
Tại trang này bạn tải về bản PDF miễn phí của quyển sách bướm Phú Quốc tại liên kết sau http://www.wildlifeatrisk.org/uploads/News/War%20Publication/P9.%20PQ-Butterfly-book.pdf , trong đó sẽ có mô tả vắn tắt về loài này.
Loài Spindasis lohita (Bướm vằn chỉ bạc liền) nếu tôi nhớ không nhầm thì phân bố khắp Việt Nam. Trước đây, các nghiên cứu đã ghi nhận được loài này ở Phú Quốc, Đồng Nai, Lâm Đồng, hình như cả ở Bạch Mã, Cúc Phương... Có điều nó không hiện diện với số lượng lớn mà thường chỉ gặp vài con và hay ở bìa rừng. Ngoài ra với kích thước nhỏ và bay nhanh, đường bay zig-zag khó quan sát nên ít người để ý.
Cũng xin nói thêm là khá nhiều loài trong họ bướm Lycaenidae có đuôi giả như vậy để đánh lừa kẻ thù. Ví dụ một con chim ăn sâu bọ có thể tưởng nhầm đấy là đầu một con côn trùng và tấn công vào đấy. Con bướm chỉ mất một phần cánh nhưng có thể bay đi thoát nạn. Nhóm bướm này khi đậu thường cọ phần sau này của hai cánh với nhau, tạo ra cảm giác cái đầu với râu đang chuyển động. Thân chào bạn
Mạnh
Đây là giống Spindasis. Hình bạn chụp có lẽ là loài Spindasis lohita. Ở Việt Nam có 3 loài thuộc giống này là Spindasis lohita, Spindasis syama và Spindasis vulcanus. Bạn có thể tham khảo thêm về loài bướm này tại trang http://wildlifeatrisk.org/public.html.
Tại trang này bạn tải về bản PDF miễn phí của quyển sách bướm Phú Quốc tại liên kết sau http://www.wildlifeatrisk.org/uploads/News/War%20Publication/P9.%20PQ-Butterfly-book.pdf , trong đó sẽ có mô tả vắn tắt về loài này.
Loài Spindasis lohita (Bướm vằn chỉ bạc liền) nếu tôi nhớ không nhầm thì phân bố khắp Việt Nam. Trước đây, các nghiên cứu đã ghi nhận được loài này ở Phú Quốc, Đồng Nai, Lâm Đồng, hình như cả ở Bạch Mã, Cúc Phương... Có điều nó không hiện diện với số lượng lớn mà thường chỉ gặp vài con và hay ở bìa rừng. Ngoài ra với kích thước nhỏ và bay nhanh, đường bay zig-zag khó quan sát nên ít người để ý.
Cũng xin nói thêm là khá nhiều loài trong họ bướm Lycaenidae có đuôi giả như vậy để đánh lừa kẻ thù. Ví dụ một con chim ăn sâu bọ có thể tưởng nhầm đấy là đầu một con côn trùng và tấn công vào đấy. Con bướm chỉ mất một phần cánh nhưng có thể bay đi thoát nạn. Nhóm bướm này khi đậu thường cọ phần sau này của hai cánh với nhau, tạo ra cảm giác cái đầu với râu đang chuyển động. Thân chào bạn
Mạnh
Rất hay và thích thú khi được thấy hình bướm kỳ lạ
19/11/2010 15:41:54
19/11/2010 15:41:54
Cám
ơn anh Thưa đã bỏ công săn chụp hình bướm rất hay, lần đầu tiên được
thấy. Anh có nói những cái râu giả "ngọ nguậy", có phải vì cánh bướm
rung lên hay không, vì tôi nhận xét thấy những cái đầu và râu giả chắc
chỉ là một phần của cánh bướm, chứ không thể tự cử động độc lập được.
Anh có thể gửi hình lên báo National Geographic,
http://www.nationalgeographic.com, xem họ có nhận ra được đây là loại
bướm gì, tên khoa học của nó, hay có thể anh khám phá ra một loài động
vật mới ?
Trần Dinh
Trần Dinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét