Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Sống khổ với chùm loa nén trước nhà


Cập nhật lúc 16:15, Thứ bảy, 24/12/2011 (GMT+7)
                             
           Chùm loa nén 6 chiếc ngay trong khu dân cư thôn Tiền  
  


NDĐT- Thôn xóm ngày nay sử dụng loa truyền thanh để thông báo mọi loại chế độ chính sách và công việc cho người dân là cần thiết. Nhưng sử dụng loa nén theo kiểu truyền thanh không dây đặt ngay trong khu dân cư để tiếp âm các loại đài phát thanh với thời lượng kéo dài của Đài truyền thanh huyện Quảng Ninh với thời lượng không hợp lý, chất lượng thông tin thấp, lại gây nhiều phiền toái cho đời sống nhân dân.
Từ đầu năm đến nay, chùm loa qua hệ thống phát thanh không dây của huyên Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đi vào hoạt động. Gia đình tôi đang phải sống trong tình trạng bất ổn trước chùm loa nén 6 chiếc được lắp đặt ngay trước mặt nhà. Mổi lần loa phát là tâm thần tôi bực bõ cáu gắt, người bứt rứt không yên trước âm thanh chói tai đó.
Mỗi sáng, mới 4 giờ 45, khi màn đêm còn bao phủ (Tiết thu đông đến 6 giờ rưỡi mới sáng rõ) người dân đã “buộc” phải thức giấc, đặc biệt đối với các gia đình ở cạnh chùm loa bởi tiếng oang oang đinh tai.
Như một kiểu “đánh đồng báo thức”, bất kể đối tượng, từ nam phụ lão ấu đến người bệnh hay người thức đêm cần phải ngủ bù, đều bị âm thanh của chùm loa nén trên cao dội vào tai theo lối không giống mọi âm thanh bình thường. Bức bối, khó nghe nhất là buộc phải nghe nhạc. Mọi nhà, dù cửa có đóng kín cũng không cản được thứ âm thanh khó chịu này.
Điều đáng nói, nó được thiết kế chương trình hoạt động không phải chỉ dăm mười phút như loa thông báo mà suốt năm tiếng đồng hồ hàng ngày vào “giờ vàng”. Khi cần phát thanh trực tiếp hội nghị thì suốt ngày, người dân ở cạnh loa phải nghe 13 tiếng đồng hồ (tám tiếng tiếp âm hội nghị + năm tiếng phát thường xuyên). Chùm loa nén ở đây còn được sử dụng đa cấp từ cấp huyện , xã đến thôn. Hết cấp huyện phát đến lượt cấp thôn dùng loa thông báo. Hễ có hội họp, ngày lễ kỷ niệm một tổ chức nào đó hay tuyên truyền chủ trương thu nộp, ủng hộ tiền trong thôn xóm là lại mở nhạc cả ngày, cả giờ nghỉ trưa.
Trời ơi, ai có thể chịu nổi nhạc bằng loa nén phóng thanh cứ như gõ vào thùng tôn cho cả làng nghe giống như tra tấn tinh thần. Mổi khi mở loa nhạc như thế là tôi buộc phải đi khỏi nhà vì không chịu nổi. Dù tôi đã góp ý nhiều lần qua nhiều cấp suốt nhiều năm nhưng vẫn không được cấp có thẩm quyền trả lời.
Điều muốn nói, hệ thống phát thanh với chương trình theo kiểu áp đặt này đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vì sự ô nhiễm tiếng ôn, không thể yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Mặt khác, vì loa ma người dân không còn cơ hội hưởng thụ các phương tiện thông tin đại chúng cá nhân thông thường như từ ti vi, rađiô... nữa. Xem ti vi ở đây là một bi kịch oái oăm: mắt nhìn màn hình mà tai thì nghe loa phóng thanh chát chúa. Ti vi còn có điều chỉnh âm lượng cho tùy nhu cầu của mỗi thành viên, còn cái loa không ai kiểm soát nổi. Các nhu cầu dùng điện thoại, intenet, chuyện trò trao đổi… hay đơn giản cần một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi cũng bị phá vỡ.
Khoa học công nghệ ngày nay thường xuyên đổi mới mọi phương tiện nghe nhìn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy mà hệ thống truyền thanh phát ra vùng âm thanh rộng lớn ảnh hưởng đến đông đảo người dân lại sử dụng loại loa cổ lỗ có thể khống chế, chèn lấn vô hiệu hóa các loại phương tiện nghe nhìn hiện đại như: âm thanh lập thể, âm thanh kỹ thuật số....
Một vùng thôn quê đáng lẽ được yên tĩnh thì phải chịu náo động vì chùm loa suốt tháng ngày. Đến thứ 7, Chủ nhật cũng chẵng được nghỉ buộc phải thức dậy trước 5 giờ sáng.
Là người dân, chúng tôi phải được tự do tiếp cận lựa chọn các loại hình thông tin phù hợp, có quyền phản ảnh những việc làm bất cập tới các cấp có thẩm quyền, tới cơ quan báo chí.
Loa công cộng khi lắp đặt phải tính đến ảnh hưởng tới tự do sinh hoạt của người dân, tính đến sự ô nhiễm tiếng ồn, tới những hiệu ứng gây phản cảm.
Đây chính là những việc còn gây phiền hà cho nhân dân mà báo Đảng đã dành hẳn một chuyên mục để góp ý, chấn chỉnh.
 Thiết nghĩ, tỉnh và huyện cần xem xét thấu đáo, nếu thấy còn những điều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân thì phải quản lý, chấn chỉnh để việc lắp đặt hệ thống âm thanh công cộng, thiết kế chương trình sử dụng sao cho đúng chức năng, đặt đúng nơi, phát đúng lúc không gây phiền hà cho nhân dân.

 LÊ VĂN THƯA 
(Nguồn báo Nhân dân)

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Đôi điều về lời chúc Giáng sinh

   Mổi mùa Giáng sinh chúng ta chúng ta lại gửi đến nhau muôn lời hay ý đẹp chúc cho niềm hạnh phúc và sự an lành. Đó là niềm tin những lời thiện tâm trước Đấng anh linh, Tạo hóa đã sinh ra mổi chúng ta từ niềm hạnh phúc cùng nổi khổ đau.
   Vâng niềm tin, đó là những gì con người luôn sẳn có tin vào một ngày mai, tin vào những đổi thay, tin vào sự vươn lên… Và rồi tin vào những lời chúc đó là một thói quen  mà con người giành cho nhau gắt dìu chia sẻ nhau vượt qua mọi trở lực và khó khăn trong cuộc sống. Con người đã thành công, sự thành công được thể hiện trước cái mốc năm 2011 này loài người đã đạt dân số 7 tỷ người. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần, sự phát triển về kinh tế xã hội chất lượng sống ngày một nâng cao mới là điều đáng ngạc nhiên. Trái đất trở thành một đại công trường trước bàn tay con người. Đào núi, lấp biển, ngăn sông, những rừng bê tông nhà thay cho rừng cây, những ngôi nhà chọc trời cao hơn cả đĩnh núi. Những con đường xuyên lục địa vượt qua sông băng ra biển chằng chịt tầng lớp hơn cả mạng nhện. Theo đó phương tiện giao thông ô tô, tàu thủy, máy bay cũng đông đặc hơn cả cua bò, cá lội, chim bay. Sự thành công của con người đã thực sự vượt ra cả ngoài mong đợi về khoa học như tìm đến các vì sao, giải mã gen người, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vv...Thế nhưng đề đạt được những thành tựu đó con người lại đối mặt với thách thức: Đó là với tài nguyên không tái tạo đang dần cạn kiệt. Đó là hệ sinh thái mất cân bằng, đó là môi trường sống bị ô nhiểm trầm trọng làm trái đất nóng lên. Loài người đang đứng trước những tai ương như trận động đất sóng thần thảm họa hạt nhân đầu năm ở Nhật bản. Như lũ lụt vô tiền khoáng hậu xẩy ra cuối năm ở Thái lan…
     Hạnh phúc và khổ đau thành công và thách thức luôn tồn tại và đồng hành với con người. Chúc cho hạnh phúc và an lành trong dịp Giáng sinh là một sự cầu mong là lời nhắc nhở. Tạo hóa sinh ra con người cùng vạn vật, con người phải biết tôn trọng tự nhiên, chia sẻ với muôn loài khác để cùng tồn tại. Trong một thế giới vừa quen vừa lạ vừa thân thiện lại tai ương biến đổi khó lường này.
Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Văn hóa Việt đâu phải tự khoe mình?

    Muốn được vinh danh, hoành tráng ư? Ngay cả Giang sơn của một đất nước vốn có đã hàng nghìn năm bổng dưng nay muốn thành kỳ quan thế giới. Thật đơn giản chỉ cần thông qua NewOpenWorld (một tổ chức cá nhân) rồi tự bình chọn lấy mình là xong rồi tung hô ra thế giới rằng: Vịnh Hạ long – Việt nam ta kỳ quan đẹp nhất đây!
     Tưởng rằng mình tôi là kẻ đơn độc không quan tâm đến cuộc bình chọn kỳ quặc ồn ảo này. Nhưng hóa ra nhiều người cũng đồng quan điểm đặc biệt là ông Nguyễn Xuân Thắng - Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới. Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. Vâng qua ý kiến của ông Thắng từ bài báo “Liệu có lợi ích gì từ cuộc bình chọn vịnh Hạ long?” ( http://bee.net.vn/channel/1988/201111/Lieu-co-loi-ich-gi-tu-cuoc-binh-chon-Vinh-Ha-Long-1817278/  ) là một người dân tôi càng vỡ vạc ra vấn đề. Bình chọn theo kiểu “Con hát mẹ khen”, một kỳ quan thế giới mà hô hào người dân trong nước hãy bình chọn lấy thật nhiều lần vào, ai bình chọn là thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Trời ơi - Lòng yêu nước! tưởng rằng là phải xã thân là quên mình vì tổ quốc. Ai ngờ cũng ngang đồng với người chỉ qua vài nút ấn từ máy tính hay điện thoại được dí tận tay. Vậy thì ai mà không thể hiện nhiều lần lòng yêu nước của mình qua cái cách bình chọn dể dãi này?
    Tiếc rằng nền văn hóa phương Đông, bản sắc truyền thống văn hóa người Việt xưa nay vốn kiêm nhường, đôn hậu, chất phác. Ai đời ngày nay lại tỏ ra chơi trội khoe mẻ muốn hơn người, hơn cả mọi quốc gia. Được gì từ tự bầu chọn vịnh Hạ long kỳ quan thế giới hay đã làm lệch lạc những gì từ nền văn hóa vốn có của một dân tộc?!
    Máy tính được đưa tận tay để bình chọn (ảnh intenet)
Người yêu nước là bình chọn vịnh Hạ long? (ảnh intenet)
Quốc hội cũng vào cuộc bình chọn vịnh Hạ long (ảnh báo Đất việt)


Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Đôi điều suy ngẩm về giáo dục ngày nay

  Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 xin gửi đến những người thầy cô lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Kính chúc thầy cô trong giáo dục thế hệ trẻ ngày nay không chỉ đủ tài, mà rất cần đến đủ đức, đủ kỷ năng sống đáp ứng với thực tế cuộc sống gia đình và xã hội.

  Giáo dục ngày nay thực chất chỉ quan tâm định hướng đến tài, không chú trọng về đức, lại thiếu hẳn về kỷ năng sống. Quan niệm rằng học  lấy “con chữ” để mai sau kiếm công việc làm đây là một sự sai lầm. Việc học là để nên người có đủ hành trang từ: Nhân, tâm, đức, tài và kỷ năng sống. Học mà chỉ chú tâm vào con chữ con số đây chính là một sự lạc hướng khó lường cho thế hệ sau. Quá chú trọng đến tài năng từ gia đình đến xã hội nên đặt nền giáo dục luôn là áp lực nặng nề cho người học lẩn người dạy. Đây đang là căn bệnh trầm kha khó lòng chửa trị nếu không đổi mới căn bản cách nhìn nhận vấn đề xã hội về giáo dục và đào tạo.

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Giải bài toán giao thông phải nhằm đúng bản chất của nó

Đăng ngày: 21:15 01-11-2011

(Dân trí) - Trong gần 10 năm qua có lẽ việc mà đất nước ta phải tốn nhiều giấy mực nhất phải nói đến vấn nạn về giao thông đường bộ. Nay cuộc cách mạng này lại tiếp tục với phương thức: Hạn chế xe máy - chắc sẽ hứa hẹn còn nhiều sự gay cấn.
Không biết bao nhiêu sự chuyện về tai nạn và ùn tắc giao thông vốn đã xẩy ra hàng ngày trên các phương tiện truyền thông. Theo thời gian đã có bao nhiêu là giải pháp tiếp nối nhau nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông. Nhưng rồi đâu vẫn hoàn đấy tai nạn và ùn tắc giao thông đường bộ vẩn nguyên còn đó! Vậy thì nguyên nhân là ở đâu? Đây là câu hỏi mà nhiều năm qua từ nhà hoach định chính sách cho đến người dân đều tự đặt ra. Xem ra nguyên nhân dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông như một thứ ma trận phức tạp khó giải. Tuy nhiên có một điều hầu như tất cả các giải pháp nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông đều được thử nghiệm chỉ duy một việc thấy rõ trước mắt thì lại bỏ qua.
 
 Đường phố Hà nội nườm nượp xe máy Nhật
 Có một bài toán lấy làm ví dụ khá đơn giản nếu ta cho M là mật độ, P là mọi phương tiện tham gia giao thông, S là diện tích mặt đường chứa nó. Thì muốn tìm mật độ của phương tiện ta sẽ có công thức M= P/S. Khi phương tiện (P) được phát triển vô giới hạn mỗi người một phương tiện từ xe máy đến ô tô. Trong lúc diện tích mặt đường chỉ phát triển hạn chế nói cách khác không còn quĩ đất trong các thành phố để dành cho giao thông. Thì hiển nhiên mật độ (M) giao thông tăng lên không có điểm dừng dẫn đến mọi phương tiện ùn tắc là điều không thể tránh khỏi. Đáng buồn hơn cứ mỗi ngày tai nạn giao thông lại cướp đi trên 30 sinh mạng hơn cả trong các cuộc chiến tranh! Đó chính là do mật độ của mọi phương tiên tham gia giao thông. Việc này đã không hẹn mà gặp nhiều hãng sản xuất xe máy ở nước ta hàng năm cho ra đời hàng triệu chiếc; người dân được thoải mái mua xe. Ai cũng ham chuộng phương tiện cá nhân nó khá rẻ tiền mỗi người một con “ngựa sắt” cứ thế tự do mà phi. Mỗi năm lượng xe máy trong dân tăng lên hàng triệu chiếc. Lẽ tất yếu sẽ đến lúc không còn đường mà đi nữa đặc biệt ở các thành phố lớn. Đây chính là căn nguyên vì sao tai nạn và ùn tắc giao thông không kiềm chế được ngược lại ngày một gia tăng.

Đường phố Tokyo (Nhật) người đi bộ không thấy xe máy? (ảnh intenet)
Cách đây khoảng 20 năm về trước vào thập kỷ 80 (thế kỷ 20) có ai quan tâm đến tai nạn và ùn tắc giao thông đâu. Bởi lúc đó mọi người đều đi trên phương tiện giao thông công cộng phương tiện cá nhân chỉ là thi thoảng. Mặt khác nhìn vào thành phố (trên phim ảnh) của các nước trên thế giới ngày nay có mấy bóng dáng xe máy đâu? Vậy mà nhìn đến đô thị nước ta dày đặc những phương tiện giao thông bằng xe máy đến ngợp mắt! Mật độ - phải nhận thức chính từ mật độ giao thông do lượng phương tiện xe máy quá cao này. Chứ không thể thay thế nó bằng ý thức hay văn hóa của người điều khiển phương tiện. Không phải vì luật giao thông chưa đủ hay chưa học kỹ, vì biển báo chỉ dẫn chưa nhiều, vì tốc độ nồng độ cồn, vì chưa phân luồng phân giờ làm việc, vì hình phạt chưa đủ mạnh vân vân và vv… Tất cả những việc đó cũng cần thiết nhưng nó không nhằm đúng vào bản chất của vấn đề cần giải quyết chính là mật độ giao thông. Mà còn ngược lại nó làm phân tâm, lệch hướng, nhập nhằng, tốn thời gian với cái trọng tâm cần phải thực hiện.

Tai nạn giao thông
 Tiếc rằng trong suốt cả thời gian dài chúng ta đã duy lý chí cố lấy ý thức con người ra để thay thế cho bài toán số học về mật độ và cả quy luật tự nhiên. Đó là khi đường giao thông phát triển theo “cấp số cộng” do bó hẹp quỹ đất trong thành phố; thì phương tiện giao thông cá nhân trên đà phát triển không hạn chế theo “Cấp số nhân”. Hậu quả phương tiện giao thông bùng phát như ngày nay là tất yếu. Dẫn đến nếu không đâm va chen lấn nhau và ùn tắc mới là chuyện lạ đây là quy luật vốn có của tự nhiên. Không những gây ra tai nạn và ùn tắc mà còn lãng phí tiền của phương tiện nhiên liệu, lãng phí đến thời gian. Làm ô nhiễm môi trường do đốt cháy quá nhiều nguồn nhiên liệu hóa thạch gây biến đổi khí hậu. Phải nhìn vào thực tế để giải quyết đúng vào bản chất của vấn đề đó là mật độ của mọi phương tiện giao thông.
Phương tiện giao thông công cộng xe buýt
 Như thế đã rỏ chỉ có giảm bỏ phương tiện xe máy ở các thành phố lớn tiến tới cần áp dụng cho cả nước. Phải coi loại phương tiện này là thứ chia lẻ manh mún gây nhiều hệ lụy cho cộng đồng xã hội đang phát triển. Tăng cường sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng trên mọi tuyến đường. Người dân sẵn sàng đi bộ trên các đoạn đường ngắn như các nước khác trên thế giới họ đều như thế.
 Cuộc cách mạng nào mà không gặp phải những thách thức khó khăn, cuộc cánh mạng chuyển đổi phương tiện giao thông này sẽ không khỏi gây bức xúc cho người dân khi đã quen với phương tiện cá nhân. Nhưng chúng ta đang đối mặt với vấn nạn đã nhãn tiền là tai nạn và ùn tắc; phải lập lại trật tự giao thông là điều bức thiết vì lợi ích chung. Để thực hiện quyết sách này mong rằng nhà hoạch định chính sách cơ quan chức năng, phải nhất quán kiên định mới thực hiện được.

Lê Văn Thưa

Quảng Bình những ngày lũ về

Đăng ngày: 13:20 21-10-2011

(VOV) - Lũ lên nhanh lại nhằm vào lúc nửa đêm nên cuộc chống chọi với lũ của người dân 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy gặp rất nhiều khó khăn.
“Đến hẹn lại lên” mùa lũ năm nay lại đến với vùng thường hứng chịu thiên tai lũ lụt của tỉnh Quảng Bình. Cách đây vừa tròn 1 năm nơi đây diễn ra trận lũ lịch sử đã gây nhiều thiệt hại về người và của.
Trận lụt năm nay dù còn kém năm ngoái non nửa mét nước tuy vậy nước lũ lần này lên rất nhanh lại tràn về lúc nửa đêm nên nên cuộc chống chọi với lũ của người dân 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy gặp rất nhiều khó khăn.
Từ bao đời nay người dân nơi đây đã khá quen với việc dọn lụt. Cứ thấy mưa lớn nhiều ngày, nước dâng lên là ai nấy lo dọn lụt, đây là việc nặng nhọc lại đòi hỏi phải khẩn cấp.
Để tránh ngập nước, mọi tài sản, đặc biệt nhà nông nhiều lúa gạo, lợn gà, trâu bò… tất tần tật phải chuyển lên cao, mọi thứ đều bị đảo lộn. Sự sắp đặt trang trí ngăn nắp gọn gàng, vệ sinh, tươm tất thường ngày trong mọi nhà vào lúc này lại trở nên vô nghĩa. Hổ lốn mọi vật dụng trong gia đình. Ưu tiên tối thượng lúc này là tránh bị ngập ướt cho hầu hết mọi thứ.
Nhà cửa ngày nay được xây cất bền vững nền nhà lại cao hơn so với thời cha ông trước đây nên thiệt hại về lũ lụt đã giảm đi nhiều.
Lũ vào trong đêm tối
Lúa gạo được kê kích chất lên cao
Thôn xóm ngập trong biển nước lũ
Giếng nước được bịt để có nước dùng sau lụt
 
Ngổn ngang dọn lụt
 Sự đi lại nhờ vào thuyền nan
Trần nhà nơi có thể dạo bước lúc này
Trẻ nhỏ mừng reo nhà mình nay có sông ở cạnh
 
Giường ngủ nghỉ vùng lụt
Cơ hội chó được phép ngồi ghế xalong
Lợn được vào nhà ở với người
Chuồng bò bất đắc dĩ
Biển báo giao thông, mới biết đây là đường quốc lộ 1
Con đường làng thành nơi tấp nập đò đưa
Họp chợ ngày lụt

Lê Văn Thưa

Bình luận

Hoàng Nhật Lê - nhatle12752@gmail.com

Ý kiến bạn đọc Ôi quê tôi lại lũ lụt nửa rồi! phải oằn mình chống chọi với thiên nhiên, từ bao đời nay miền đất này vẩn thế. Thiên nhiên hào phóng nhưng cũng đầy những thách thách thức, để tồn tại con người phải cần tôi luyện. Xin cám ơn những phóng sự ảnh như thế này để những người xa quê luôn hướng về nguồn cội.
Nguyễn Đức Hiếu - nguyenduchieu.hut@gmail.com

Ý kiến bạn đọc: Theo tôi đuợc biết thì tác giả Lê Văn Thưa là một "phóng viên nghiệp dư". Ông là một thính giả rất thân thiết của Đài tiếng nói Việt Nam. Giờ đây, ông lại trở thành một cộng tác viên rất "cừ khôi" của VOV Online. Phóng sự ảnh của ông có nét rất riêng, rất hấp dẫn và độc đáo. Tôi và nhiều độc giả khác rất thích các phóng sự ảnh của tác giả. Chúc tác giả Lê Văn Thưa có một sức khoẻ thật dồi dào để có thể cống hiến đuợc cho độc giả VOV Online nhiều bức ảnh đẹp và độc đáo hơn nữa. Hy vọng VOV sẽ có nhiều cộng tác viên như bác Lê Văn Thưa.
 - betcam89@yahoo.com
Ý kiến bạn đọc: Phóng sự ảnh hay, lời bình khá dí dỏm

Gửi ông Cao Huy Khanh tác giả "Những số phận kỳ lạ"

Đăng ngày: 07:32 22-10-2011

     Ông là tác giả của Việt nam hồ sơ hậu chiến 1975- 2011 Những số phận kỳ lạ? Tôi cho  rằng ông đã đưa ra một ý tưởng lạ, ngồ ngộ mà phải nói đây là một ý tưởng khá hay. Tại sao không? Quả ông là người gạo cội trong làng văn chương và báo chí để viết nên hồ sơ hàng ngàn nhân vật có các cốt chuyện vừa khái quát vừa làm nổi bật điểm đặc trưng của con người đó. Mặc dù tôi mới đọc qua một số nhân vật đã nhận ra điều này.  Tuy nhiên tôi xin có ý kiến chính tôi cũng là một trong ngàn nhân vật của ông mặc dù chỉ thể hiện ít dòng chữ. Đó là kỳ 89 “Cựu bộ đội Hải quân về làng” Những thông tin này tiếc rằng khá sơ lược lại chưa được chỉnh chu lắm nếu có thể đính chính tôi xin cung cấp chỉnh sửa đôi chút cho đúng hơn, dựa theo bài đã đăng:
    “CỰU BỘ ĐỘI HẢI QUÂN VỀ LÀNG
Nông dân sinh 1952 tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2011)*.
       Năm 1971* vào bộ đội hải quân chiến đấu ở Campuchia và Phú Quốc.
                 Về hưu về làng làm nông dân.
   Năm 2005 sau cơn bão Số 5 tàn phá quê hương mới mày mò từ kinh nghiệm lính hải quân  tìm hiểu sách báo, tự học vi tính – cả kỹ thuật photoshop nữa - lên mạng tìm kiếm thông tin giúp bà con phòng chống bão.
   Từ đó làm ra một bản “Sơ đồ theo dõi bão”*, sử dụng theo dõi đường đi của các cơn bão. Rồi gửi kiến nghị đến Ủy ban chống lụt bão trung ương*, đồng thời gửi đăng trên báo chí đề nghị sản xuất hàng loạt bán ra cho dân chúng dùng để chủ động theo dỏi mà phòng chống và tránh bão.
    Ngoài ra, còn có sáng kiến “đóng gói nước giếng”* cho vùng lũ lụt và nhiều phát hiện và sáng kiến khác về môi trường đồng thời cũng nhận được nhiều giải thưởng qua nhiều cuộc thi *...”
  Thực ra trong suốt những năm qua tôi đưa ra nhiều giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực các điểm nóng xã hội như: Chống tai nạn ùn tắc giao thông qua nhiều bài viết như: “Bài toán mật độ trong GT đường bộ” từ năm 2006 tôi đã gửi kiến nghị đến đoàn đại biểu Quốc hội và bộ Giao thông vận tải. Rồi nhiều vấn đề về môi trường như “Bê tông hóa tác động đến môi trường”, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu vv… Năm 2009 tôi đã từng gửi một kiến nghị bằng văn bản đến hội nghị thế giới bàn về khí hậu Copenhagen (Đan mạch) nhưng không thành. Tôi cho rằng loài người phải tự nhìn nhận về căn nguyên vì sao trái đất nóng lên. Cần đến một tuyên ngôn không chỉ có nhân quyền mà phải là “BẢN TUYÊN NGÔN THIÊN QUYỀN” về môi trường sống, về cân bằng sinh thái sinh quyển con người cần nhận thức và hướng tới. Mới có thể giải cứu trái đất trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu do con người gây ra.
   Đó là những nhận xét tôi muốn gửi tới Việt nam hồ sơ hậu chiến… có liên quan đến bản thân tôi. Mong rằng Hồ sơ hậu chiến 1975-2011- Những số phận kỳ lạ thành công được nhiều bạn đọc quan tâm.

 Lê văn Thưa

CAO HUY KHANH - VN HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 - 2011 ( KỲ 89) NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

Đăng ngày: 09:49 21-10-2011

892 - Lê Văn Thưa
CỰU BỘ ĐỘI HẢI QUÂN VỀ LÀNG
Nông dân sinh 1952 tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2006).
Năm 1972 vào bộ đội hải quân chiến đấu ở Campuchia và Phú Quốc.
Về hưu về làng làm nông dân.
Năm 2005 sau cơn bão Số 5 tàn phá quê hương mới mày mò từ kinh nghiệm lính hải quân cộng tìm hiểu sách báo, tự học vi tính – cả kỹ thuật photoshop nữa - lên mạng tìm kiếm thông tin giúp bà con chống bão.
Từ đó làm ra một bản đồ chống bão, theo dõi đường đi của các cơn bão rồi nhờ xã thông báo trước cho bà con trong làng và ngư dân đi biển biết mà đề phòng.
Ngoài ra, còn tự làm thêm công trình “đóng gói nước sạch” và khai thác nước sinh hoạt cho cư dân vùng này khi bị lũ lụt..

Nhớ con

Đăng ngày: 05:27 19-10-2011


Khi cha đi con gần 4 tháng
Nẩy choi choi đòi lật trên giường
Mắt chăm nhìn cánh tay giơ thẵng
Như đòi cha con cũng lên đường.

Cha ra đi mang theo nổi nhớ thương
Những ngày tháng mới lọt lòng bé bỏng
Tay khềnh khoàng ôm con chăm bẵm
Miệng ầu ơi… tiếng vịt đực ru hời.

Ba lăng xăng vì con đó trên đời
Là thiên thần của cha là mặt trời của mẹ
Đời lính với chiến tranh đi suốt thời trai trẻ
Ba mươi tư tuổi đời lên chức cha.

Những tháng ngày cha lại đi xa
Con của mẹ cha chóng lớn khôn lên nhé
Để mai sau con là chàng trai trẻ
Niềm tự hào của mẹ và cha.
                  Văn ThưaTháng 3 năm 1986

Ý tưởng về một cách theo dõi bão phổ thông

Đăng ngày: 05:22 04-10-2011

  LNĐ: Đất nước ta đang trong mùa lụt bão, bão tố cũng là một hình thái thời tiết thường gây ra thiệt hại lớn con người thật khó mà tránh được những tổn thất. Tuy nhiên nếu biết trước chủ động phòng tránh thì cũng có thể giảm thiểu những thiệt hại. Thậm chí thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng nếu là ở trên các phương tiện giao thông như tàu thuyền ô tô. Tôi xin đưa ra ý tưởng về một cách theo dõi các cơn bão đơn giản lại có tính hệ thống để chủ động phòng tránh. Nó đã tỏ ra rất tiện dụng mong rằng ý tưởng này sẻ  được mọi người quan tâm hưởng ứng.
 
  Sơ đồ theo dõi bão tôi tự thiết kế trên máy tính
  Đây là ý tưởng tôi đã đưa ra từ năm 2005 báo chí cũng từng nói đến. Tuy nhiên đến nay ý tưởng này vẩn chưa trở thành hiện thực mặc dù nó chỉ là đơn giản và luôn mang tính khả thi. Sẻ phục vụ cho đông đảo người quan tâm sử dụng.
Trước đây tôi còn in đen trắng để dùng trong gia đình
   Hàng năm đất nước ta luôn phải chịu nhiều trận bão việc theo dỏi bão là hết sức cần thiết. Khi nghe tin có cơn bão thì tâm lý mọi người ai cũng muốn chú ý theo dõi nó. Ngày nay đã có nhiều phương tiện truyền thông như Radio, Tivi, intenet, thông tin liên lạc vv… đưa tin về cơn bão. Dẫu vậy người quan tâm cũng chỉ nghe hay nhìn thoáng qua mà không lưu giử được thông tin có tính hệ thống về cơn bão. Có một cách lưu giử thông tin về cơn bão đơn giản phổ thông rẻ tiền đó chính là từ sơ đồ theo dõi bão. Bản thân gia đình tôi thường xuyên theo dỏi các cơn bão qua sơ đồ này.
     Ý tưởng đã có chỉ cần sản xuất hàng loạt bán ra thị trường nhà sản xuất có lời còn người dân có cái mà sử dụng. Tuy nhiên điều đáng quan tâm hơn cả là ý nghĩa về xã hội có sơ đồ theo dõi bão thì người dân sẻ có thêm kiến thức chủ động hơn trong việc phòng chống tránh trú.

   
Theo dõi các cơn bão năm 2011 (Sơ đồ in ảnh màu)
  Sơ đồ theo dõi bão thực ra chỉ là một dạng bản đồ đơn giản chủ yếu thể hiện lưới kinh vĩ độ phù hợp, ranh giới chỉ đến cấp tỉnh và quốc gia. Nó sẻ chứa đựng toàn bộ khu vực có liên quan thường xẩy ra bão tố chủ yếu trên biển Đông và phần vùng lục địa của đất nước ta. Nếu với tỉ lệ bản đồ: 1/5.000.000 thì kích thước tấm sơ đồ bề dài, rộng khoảng trên dưới 50cm. Để cho tiện sử dụng nên rải lưới kinh vĩ độ theo gián cách đều 1cm (ứng với 50km trên thực địa). Như vậy sản xuất ra Sơ đồ theo dõi bão giá thành cũng sẻ thấp hơn so với các loại bản đồ thông thường khác. Vì các loại bản đồ phải thể hiện sự chi tiết và độ chính xác cao.
   Nếu có sơ đồ theo dõi bão mọi người chỉ cần có chiếc Radio khi nghe tin báo bão về vị trí kinh vĩ độ thì dùng bút đánh dấu vào tấm sơ đồ với kinh vĩ độ tương ứng. Đánh dấu nhiều lần qua tin báo bão như vậy ta sẻ thấy rỏ đường đi hướng di chuyển của cơn bão. Như vậy những người quan tâm nhìn lên tấm sơ đồ đó cũng có thể hình dung tầm ảnh hưởng của bão để chủ động đối phó. Ngoài ra thế hệ ngày nay đã học qua môn địa lý và kiến thức nhất định về bản đồ. Sơ đồ theo dõi bão chính là ứng dụng trong thực tế cuộc sống từ kiến thức môn học đó ở phổ thông. Người sử dụng nó còn có cơ hội nâng cao tầm hiểu biết về địa lý từ chính quê hương đất nước mình.
  Sơ đồ theo dõi bão nếu được thiết kế đẹp hình thức đa dạng thì đây cũng có thể là vật trang trí ở phòng khách. Nhưng nó mang ý nghĩa lớn hơn nhiều là theo dõi được sự xuất hiện hình thành hướng đi và vùng có thể ảnh hưởng của các trận bão. Mọi gia đình, cá nhân, người thường đi lại trên ô tô đặc biệt đối với tàu thuyền hoạt động trên sông biển rất cần đến  loại sơ đồ này trong mùa bão lũ.

  Lê Văn Thưa

Cách lấy nước sáng tạo người dân vùng ven đồi cát



22-03-2007
Sử dụng nước tự chảy trong gia đình
  Vùng miền quê hai huyên Quảng ninh, Lệ thủy thuộc tỉnh Quảng Bình là nơi có cồn cát trắng chạy dài ven biển. Nhìn những cồn cát trắng ấy, tưởng như chỉ toát lên cảnh của sự hoang sơ hay chang chang cái nắng hè bỏng rát. Nhưng chính thiên nhiên nơi đây lại luôn cất giử một nguồn nước mát trong lành từ trong lòng cát.
Nước ở đây có thể nói như là một đặc sản vì nó vừa sẵn, vừa trong, lại ngọt mát ngon lành. Những năm xa xưa hầu hết người dân quê tôi thường uống nước lã. Đặc biệt vào những ngày hè nóng nực, ai đi đâu về đâu lữ hành qua vùng đất này, đang cơn khát hãy vục đầu xuống dòng nước trong mát rượi chảy từ chân bờ cát trắng ra mà hớp ừng ực thì chao ơi là sảng khoái!
   Vậy nước ở đây từ đâu ra? Đó chính là từ nước mưa hằng năm vẩn ngấm xuống đồi cát được lòng cát lưu giử, chắt lọc qua cả núi cát trắng tinh rồi từ từ chảy ra ven chân đồi cát. Đây chính là nhà máy lọc nước tự nhiên hiếm có mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này. Bằng cách lấy nước trực tiếp từ ao rãnh ngay bờ cát chảy ra hoặc làm một cái giếng nhỏ đơn giản là có ngay nước để dùng.
  Những năm về sau, nhiều gia đình tự đào giếng khơi tại nhà. Nhà nước cũng có chủ trương hổ trợ khoan giếng theo dự án của UNISEV cho mọi gia đình. Thế nhưng, nước của 2 loại giếng này lại không ổn: giếng khơi thì nước không ngọt, còn nước giếng khoan của dự án thì thường bị nhiễm phèn và có thể còn những vi chất không mong muốn khác khi lấy nước khoan sâu trong lòng đất.
   Cái khó ló cái khôn, để khắc phục các nhược điểm trên mà tận dụng được nguồn nước tốt, mấy năm gần đây người dân các xã ở ven bờ cát của huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh đã áp dụng một cách lấy nước độc đáo rất tiện dụng và sáng tạo. 

Ý tưởng này được vận dụng tương tự như việc dẫn nước suối bằng đường ống về bản làng ở vùng núi. Phương pháp chính là sử dụng ống nhựa để dẫn nước từ bờ cát về tận từng gia đình. Nhưng quan trọng hơn là ở việc xử lí đầu lấy nước vào, đó là sử dụng nhiều ống lọc bằng nhựa chuyên dụng (có bán nhiều ở thị trường) gắn liên kết lại thành một cụm nhằm tăng tiết diện tiếp xúc của đầu lọc để có được nhiều nước chảy vào ống dẫn nước. Từ chân bờ cát, ống dẫn nước chính sẻ nối dài đưa nước về từng hộ gia đình. Nhiều gia đình hợp lực cùng làm chung, vừa tiện dụng, vừa giảm bớt chi phí. Hoặc nửa mổi nhà tự làm riêng nếu như nhà ở gần bên bờ cát.
Do độ chênh của địa hình không cao nước chảy trong ống dẫn chính thường chậm, nhưng bù lại  nước chảy suốt ngày đêm nên mỗi nhà đều xây cho mình một bể chứa cỡ 1 m3 có nắp đậy để chứa nước dùng 

Bể chứa nước tự chảy về ở gia đình
Bây giờ, đã có đến 60 - 70% hộ gia đình vùng ven đồi cát huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh áp dụng cách lấy nước này để đáp ứng cho mọi nhu cầu sinh hoạt.

Lê Văn Thưa


Một loài chuồn kim có cách sinh đẻ lạ thường

 Góc ảnh Chủ nhật, 02/10/2011

(Dân trí) - Chuồn kim xanh sở hữu một màu xanh lam đặc trưng màu của trời và biển. Ưa sống gần gũi với môi trường nước lại có một kiểu sinh đẻ không giống bất cứ một loài chuồn chuồn nào.

Loài chuồn kim xanh có mặt khá nhiều nơi có tập tính là thường sống bên mặt nước có thể gọi là “chuồn kim nước”. Nó ưa sống ven bờ các ao hồ hay con lạch thoáng rộng nước trong.  Thường bay là là trên mặt nước đậu trên rong rêu hay lá cây ở sát với mặt nước đây là nơi săn mồi, kết bạn tình, sinh đẻ của nó.
Chuồn kim xanh sở hữu một màu xanh lam đặc trưng khi đậu trên mặt nước dưới ánh mặt trời ta có cảm giác màu xanh này như được phát sáng thật đẹp mắt. Tuy nhiên để chụp được những bức ảnh đẹp như thực tế đó lại rất khó, ảnh con vật thường bị lóa sáng. Một đặc điểm chung cho các loài chuồn chuồn là con đực thường có màu sắc đẹp nổi bật ngược lại con cái lại nhạt nhòa rất đỗi bình thường.
Cũng giống như các loài chuồn kim khác vào mùa sinh đẻ các đôi “uyên ương” tìm đến nhau và rồi kết thành hình trái tim nó trùng hợp ngẫu nhiên với biểu tượng tình yêu của con người. Trên đời này có lẽ chỉ có loài chuồn kim (nói chung) quấn quít tình tự với nhau là lâu nhất. Có thể kéo dài suốt cả một buổi cho đến khi con cái đẻ xong. Chuồn kim xanh có thể có nhiều loài, riêng có một loài thể hiện cách đẻ trứng không giống bất cứ loài bay lượn sinh sống trên cạn nào. Khi giao phối với nhau đến lúc con cái đẻ trứng con đực vẫn đính cái đuôi vào đầu con cái. Kỳ lạ thay khi đẻ trứng con cái lại lặn hẳn xuống nước bò dưới đáy để đẻ trứng. Không dừng ở đó con đực cũng “Yêu nhau mấy núi cũng trèo…” lặn theo cùng con cái, đây là điều dị thường chưa từng thấy ở mọi loài khác.
Dù chỉ là loài chuồn kim xanh bé nhỏ nhưng thật đáng để ngắm nhìn vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên loài chuồn chuồn sở hữu bộ cánh để thích nghi với bay lượn trên không ai ngờ chuồn kim xanh lại có thể lặn xuống nước như thể cá để đẻ trứng? Đây quả là một sự thách thức bao điều kỳ diệu còn ẩn chứa trong thế giới tự nhiên.
Dưới đây là chùm ảnh do bạn đọc Dân trí ghi lại:
Chuồn kim xanh
  Thường đậu đỗ trên rong rêu lá cây sát mặt nước
 Ảnh chụp chuồn kim xanh thường bị lóa sáng
 
 
 
Giao phối
Giai đoạn chuẩn bị đẻ trứng
Con cái lặn xuống nước
 Con đực cùng lặn xuống luôn

Con đực ngoi lên trước con cái tiếp tục đẻ trứng
Lê Văn Thưa

Chim hải âu và tình mẫu tử

Cập nhật lúc : 2:50 PM, 20/09/2011

(VOV) - Loài hải âu nhỏ bé hội tụ nhiều khả năng lạ, sẵn sàng tấncông theo cách riêng của mình với loài lớn hơn gấp hàng trăm lần để bảo vệ con

Để tránh mọi thời tiết bất lợi từ thiên nhiên con người trang bị đến “tận răng” nào giày dép, khăn mũ, áo quần, chăn đệm đủ loại cho đến nhà cửa máy làm mát, làm ấm…
Vậy mà loài hải âu biển ngàn đời nay vẫn cứ vậy chẳng cần một thứ gì. Hải âu còn thể hiện tình mẫu tử chẳng kém gì con người trong cách chăm sóc bảo vệ con ở nơi khắc nghiệt.
Từ tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm nắng nóng nhất trong mùa hè hải âu trắng lại tìm về vùng đồi cát ven biển miền Trung để sinh sản và làm tổ ngay giữa đồi cát trắng. Không cần đến một cọng rác hay lùm cây nào mà phơi bày trần trụi với nắng nóng gió Lào cát bỏng trên 50 độ C vào ngày hè. Thật khó để lý giải vì sao loài chim này lại có sức chịu đựng đến như vậy? Chỉ có một lý do khả dĩ là thà chịu sự khắc nghiệt của nắng nóng còn hơn bị kẻ thù đến phá hại tổ trứng và chim non. 
Theo dõi một tổ trứng mới thấy sự cưu mang chăm sóc của loài chim hải âu này là cả một sự bất ngờ. Sau suốt cả một thời gian ấp giữa nắng nóng từ 3 quả trứng nở ra 2 con, chim non sau khi nở vài ngày là rời tổ.
Còn lại một quả trứng, tưởng chim mẹ sẻ bỏ tổ theo con, nhưng không chim mẹ vẫn tiếp tục ấp quả trứng còn lại. Đây quả là điều lạ. Không phải ấp thêm 1 buổi, 1 ngày mà phải đến 3 ngày sau quả trứng này mới chịu nở. Chim mẹ tiếp tục ấp ủ che chở. Để tránh cái nắng trên cát bỏng, chim mẹ xòe cánh che cho chim non yếu thêm 2 ngày nữa rồi mới dẫn con tìm đến nhập đàn với anh chị nó đã đi xa cách tổ 300 - 400 m.
Việc bảo vệ chim non của hải âu bố mẹ rất quyết liệt. Chúng bay trên cao cảnh giới, sẵn sàng kêu cảnh báo khi phát hiện có mối đe dọa từ xa.  Khi mối nguy hiểm đến gần khu vực chim non, chim bố mẹ kêu thất thanh đồng thời bay bổ nhào xẹt qua đầu kẻ thù.  Chưa hết, nếu kẻ thù tiến sâu hơn nó đổi chiến thuật là “bỏ bom” phân, từ trên trời lao xuống vãi vào đầu đối phương những loạt phân nước mùi tanh rình!
Loài hải âu nhỏ bé này hội tụ nhiều khả năng lạ, sẵn sàng tấn công theo cách riêng của mình với loài lớn hơn gấp hàng trăm lần để bảo vệ con.
Thế giới tự nhiên còn ẩn chứa bao điều lý thú con người chưa thể khám phá hết. Đồng thời cũng đáng phải suy ngẩm nể phục về khả năng sinh tồn phát triển ở môi trường tự nhiên của loài chim này./.
 Chim hải âu
 Làm tổ đẻ trứng ngay trên đồi cát trắng 
 
  Từ 3 quả trứng nở ra 2 chim non

Chim non rời tổ
Còn một quả trứng chim mẹ vẩn tiếp tục ấp
Dấu vết chim mẹ xòe cánh che nắng cho con mới nở
Chập chững những bước chân đầu đời, rời tổ
Dù là chân màng nhưng chim non có thể chạy rất nhanh trên cát





 Tìm gặp được với anh chị, chim út bé hơn nhiều
 
 Chim bố mẹ ngoài kiếm mồi còn thường bay canh chừng con
 
Lao xẹt qua đầu kẻ thù cảnh báo và “Bỏ bom phân”


Lê Văn Thưa

Bình luận

  • vanthieng- vanthiengvov@gmail.com
    Ý kiến bạn đọcPhóng sự ảnh về chim hải âu rất được. Tuy nhiên bạn Thọ ơi, ai lại gọi là chim đực? Chim trống chứ. Chỉ có Hòn Trống - mái chứ làm gì có hòn đực- cái!!!!
  • Lê Thọ- letho_09@yahoo.com
    Ý kiến bạn đọc Tôi mới được xem loài hải âu này ở một chương trình Thế giới động vật trên truyền hình phim được quay ở Nhật bản. Vâng loài chim này làm tổ ngay trên cát hay trên bãi đá. Khi con còn non chim mẹ chăm sóc con gần giống như loài gà ấp ủ con. Đặc biệt do ở trên bãi trống nắng nóng con mẹ xòe cánh che cho con như bài này đã nói đến. Chim đực đi kiếm mồi là những con cá nhỏ đem mớm cho con. Loài chim hải âu ở biển lại có sức chịu đựng về nắng nóng thật kỳ lạ.