Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Thời cơm mem

    Ngày nay nhìn người ta thi nhau nuôi con nhỏ mà phát khiếp.  Cứ phải ép cho con ăn dù nó không hề muốn, khi đã đủ nhu cầu. Trong nhà đang lúc đầy mâm cỗ thịt cá ú ù nhưng nhất quyết phải đi mua sữa cho con uống dù con đã biết ăn cơm!? Cuộc đời tôi thời bé cùng với thế hệ trước thì hoàn toàn ngược lại.
Cơm không có ăn áo không đủ mặc là bài ca muôn thủa thời đó, câu hỏi muốn đặt ra là làm sao mà tồn tại? Cũng nói luôn cho nó nóng là vẩn cứ tồn tại như thường khi lớn lên lại rất thành người, phương phi mạnh khỏe nửa. Cha mẹ suốt ngày lo đi làm kiếm sống anh em nheo nhóc ở nhà tự lo lấy đứa lớn bế đứa bé còn phải làm bao nhiêu thứ việc. Đến bửa ăn thì đứa lớn được ăn cơm trộn khoai, sắn khô hay húp cháo. Thức ăn với rau luộc, muối rang (món đặc sản muối rang ngày nay không hề thấy). Lâu lâu cũng có cá, cua đồng, ốc tự mò bắt được ở ruộng. Đến dịp tết mới có chút thịt lợn. Còn đứa trẻ nhỏ chưa biết nhai sẻ được ưu tiên mẹ cho ăn. Đó là một lưng chén tuyền cơm được nhặt ra từ trong nồi cơm độn. Mẹ cho cơm vào miệng từng miếng rồi nhai nhuyễn chốc chốc lại chấm vào một tý muối. Rồi mớm thẳng vào miệng cho em bé, đây gọi là mem. Ngày nay đừng thấy thế mà ngạc nhiên cho đó là lạc hậu kinh tởm mất vệ sinh nhé, thử hỏi thế hệ trước người Việt nam ai mà không qua ăn cơm mem từ miệng của mẹ?
 Ngày xưa dường như nhà nào cũng nuôi chó thời đó con người còn văn minh lắm không bao giờ có từ: trộm chó, câu chó như thời nay (được gán cái mác thời đại phát triển tiến bộ mà trộm chó thì như ươi, nhục). Xưa mọi người nuôi chó thường để dùng làm vệ sinh khi con nhỏ xìa ra là có chó dọn sạch. Lại còn cho chó liếm luôn trôn trẻ chẵng phảỉ lau chùi gì nửa thật thuận tiện.
 Giờ nói nghe ra thật chướng tai, nhưng đó lại là một thực tế mà cuộc sống ngày xưa ông cha đã từng trải qua. Cũng cần ôn lại để mà thêm hiểu biết về những khó khắn cực khổ của thời ông cha.

Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Buồn nhớ Khoai lang




 Thời nhỏ lên khoảng 10 tuổi tôi đã theo mạ tôi đi chợ Chè cách nhà khoảng 10km. Mua khoai lang rồi theo xe cuốc bộ gánh về chợ quê bán chắc cũng lãi được vài hào sau mổi chuyến.
 Nhớ đại loại là thế nhưng mãi cho đến sau này khi mạ tôi hấp hối trước khi mất bà mới kể lại câu chuyện đau lòng này. Sự việc xẩy ra đã gần 40 năm mà nổi đau vẩn hiện lên khuôn mặt của mạ tôi thật khôn tả:
  Trong một lần mua khoai về nhà mạ tôi cất đặt lại để sáng hôm sau đem ra chợ quê bán. Ngày hôm đó cha tôi đi cuốc ruộng về sớm bụng đói không chịu nổi (mổi bửa ăn chính chỉ không đến 2 chén sắn lát trộn cơm, ăn với rau luộc và muối). Thấy khoai lang cha tôi đánh liều lấy vài củ ra bếp nấu, trong lúc mạ tôi vắng nhà. Khoai chưa kịp chín thì mạ về, mạ tôi phát hiện ra ngay khoai bị mất mấy củ. Thế là mạ tôi bắt đầu hằn cha tôi: Ông ăn gì mà lắm thế khoai của tui buôn hết lời rồi… Cha tôi nghe chịu không thấu bụng đói ngấu mà quá bực mình cha tôi bưng nồi khoai đó đem đỗ chuồng heo.
Câu chuyện đến đó tưởng tháng ngày rồi sẻ khuây nguôi nhưng không từ đó cho đến gần 40 năm sau đến khi mạ mất. Mạ tôi không bao giờ quên cái kỹ niệm buồn đau đó, sao mà cơ cực đói khổ, nông nổi thế? Mổi lần nhớ lại là mạ tôi lặng lẻ một mình đau buồn nuốt nước mắt thương cha tôi, cho đến khi hấp hối mới kể cho mọi người cùng nghe.
  Vâng, nổi túng quẩn cơ cực, trong hoàn cảnh đó con người lại dể gặp phải những lở lầm, có ai mà hiểu thấu? Để rồi lại gây thêm nổi đau không bao giờ nguôi ngoai cho  đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ôi mạ tôi!

Lê Văn Thưa