Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Khám phá chuồn tý hon nhiều màu sắc ở Quảng bình




LNĐ: Những năm qua tôi đã dành nhiều thời gian khám phá về môi trường tự nhiên xung quanh ta. Qua đó tôi đã phát hiện nhiều điều thú vị về một số loài động thực vật mà có thể nhiều người chưa biết đến.  Chuồn chuồn ngô tý hon nhiều màu sắc ở Quảng bình là một trong số đó, đây là một loài chuồn chuồn khá mới lạ mà tôi đã phát hiện. Hy vọng cung cấp cho bạn đọc về một loài chuồn đẹp nhiều màu sắc hiếm thấy ở vùng đồi cát tỉnh Quảng bình.
    Các nhà sinh vật chưa xác nhận đâu là loài chuồn chuồn ngô nhỏ nhất. Tuy nhiên ở tỉnh Quảng bình lại đang hiện hữu một loài chuồn ngô cực nhỏ, lại có nhiều sắc màu. Nó quá nhỏ nên khó phát hiện ra sự tồn tại của nó, nên hầu như không ai biết đến loài chuồn này.
  Ở lưu vực các khe nước trong chảy ra biển từ vùng đồi cát Quảng bình ẩn chứa loài chuồn chuồn ngô này. Đó là một loài chuồn nếu ai nhìn thấy cũng phải ngạc nhiên bởi vì sự nhỏ bé của nó. Không những thế nó lại rất đa dạng về màu sắc và tập tính khác lạ so với các loài chuồn chuồn ngô khác.
  Loài chuồn chuồn tý hon này có chiều dài từ đầu đến đuôi chỉ có 16mm, sải cánh 26mm. Nó chỉ nhĩnh hơn loài ruồi chút đĩnh nên thoạt nhìn dể bị nhầm lẩn cứ tưởng là côn trùng nhỏ nào đó chứ không nghỉ là chuồn. Chuồn chuồn tý hon này có số lượng khá nhiều trong khu vực nhất định. Sống trên các cây bụi và bờ cỏ ở khu vực các khe nước từ đồi cát chảy ra biển, thường xa khu dân cư. Nó có một đặc điểm hiếm thấy ở những loài chuồn chuồn khác là sự đa dạng về màu sắc. Loài chuồn chuồn này sở hữu nhiều màu biến hóa như: đỏ, vàng, xám, đen, nâu, khoang vv. Có thể so sánh nó với loài gà thường có nhiều bộ lông khác nhau đây là trường hợp hi hữu đối với một loài chuồn chuồn.
   Tập tính của loài chuồn chuồn tý hon này nó có tầm bay khá ngắn chỉ thường quanh quẩn trong khoảng vài ba mét. Ngoài ra nó còn biết cách đánh lừa như khi bị bắt nó có thể nằm bất động giả chết rồi sau đó bất ngờ vụt bay.
   Đây quả là một loài chuồn chuồn ngô ẩn chứa những mới lạ so với các đồng loài khác đang hiện hữu ở tỉnh Quảng bình. Mong rằng hình ảnh của loài chuồn này góp thêm phần phong phú về sự đa dạng sinh học vốn có trên chính đất nước ta.
 Hình ảnh phong phú nhiều màu sắc của chuồn ngô tý hon
 So sánh chuồn tý hon với chuồn kim
 Chuồn chuồn tý hon trên đầu ngón tay
Chuồn đỗ trên bông hoa mua tím
Chuồn tý hon giao phối
 Chuồn chuồn tý hon biết cách giả chết rồi vụt bay


 Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Cùng đoàn truyền hình VTC quay phim đồi cát Quảng bình

Đây là lần thứ 3 tôi cùng đoàn làm phim truyền hình thuộc kênh  VTC 14 từ Hà nội đi làm phim tài liệu về môi trường sự tác động làm biến đổi khí hậu trên vùng đồi cát Quảng bình.
Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Cầu ở đất Hiển vinh-Quảng xá sao lại mang tên Trung quán?


  Từ khi có chiếc cầu bắc qua con sông Kiến giang bên này cầu là thôn Hiển vinh (xã Duy ninh) còn bên bờ kia là thôn Quảng xá (xã Tân ninh). Thì người dân nhiều xã vùng giửa thuộc huyện Quảng ninh nay được đi lại thông thương nhộn nhịp hẳn lên.
  Ô tô, xe máy, xe đạp nườm nượm đi qua con cầu này thật hết sức tiện lợi. Thoát khỏi cái cảnh của những năm tháng về trước phải lụy đò khi qua sông. Hoặc nửa phải đi theo một con đường vòng dài thêm 5,6km thật nhiêu khê khó khăn trong việc đi lại.
  Đáng ra nên gọi cầu Hiển vinh Quảng xá Trung quán (tên cầu nêu ra đây hơi dài nhưng mà đủ nghĩa) đã tạo ra nhiều thuận lợi cho người dân vùng quê. Tuy nhiên đã có một cái lỗi khi đặt tên cho cầu.
 Sự việc cũng có lý do của nó khi khởi đầu làm dự án, luận chứng tiền khả thi thì định làm cầu ngay ở bến đò Trung quán nên mang cái tên “cầu Trung quán”. Nhưng khi khảo sát thực tế làm luận chứng khả thi thì chọn địa điểm ở Hiển vinh, Quảng xá nơi làm cầu hiện tại mới là phù hợp. Vấn đề là cấp hoạch định đã không nhạy bén để sửa đổi ngay tên của dự án cho phù hợp với nguyên lý đặt tên cho một công trình. Nên mới dẫn tới dở khóc dở cười tên địa danh của từ làng nọ lại đi xọ vào làng kia!
 Người dân khác vùng thì sẻ nghỉ đặt tên cầu gì chẵng được nhưng người dân bản địa ở đây thì thấy khó chấp nhận. Bởi thực sự cái tên địa phương là Trung quán cách cái cầu này đến khoảng 2 km. Còn chiếc cầu đang tọa lạc trên địa bàn của thôn Hiển vinh và thôn Quảng xá lại được mang cái tên “Trung quán” liệu có ổn không?. Chẵng khác nào “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, hay là lộn sân, gây ra một sự lầm lẩn khó hiểu cho trước mắt kể cả về lâu dài cho sự xáo trộn địa danh.
      “Cầu Trung quán” ở ngay trên đất Hiển vinh và Quảng xá liệu người dân bản địa có ai chịu gọi tên cầu như thế không? Cái việc lớn xây dựng cả chiếc cầu thì làm được còn việc nhỏ chỉ sửa mấy cái chữ cho đúng với thực tế, với thuần phong mỹ tục thì không xong. Rồi hàng chục năm về sau ông bà cha mẹ ở vùng đất này sẻ mệt mà có biết để trả lời cho con cháu về tên cái cầu này?
Cầu mới bắc qua sông Kiến giang ở Hiển vinh- Quảng xá
Lê văn Thưa

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Thăm đền tưởng niệm liệt sĩ Trường sơn Long đại

Một cụm đền chùa đã và đang được xây dựng trên một ngọn đồi khá cao sát với phía bắc cầu Long đại. Đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng đền đài một nơi tâm linh đắc địa hòa với danh thắng cảnh quan sông núi trên bộ dưới thuyền. Cây cầu đường bộ đường sắt bắc ngang qua dòng sông Long đại nước trong xanh lững lờ trôi, thật sơn thủy hữu tình!
Dãy núi Thần đinh
 Đền tưởng niệm liệt sĩ nhìn từ xa
Nhìn tổng thể khối kiến trúc từ chân lên đĩnh đồi
Bia di tích Quốc gia
 
Bồn hoa giửa 2 lối lên đền
 
Nhà đặt chuông đồng lớn
 
  Bức phù điêu bằng đá giửa 2 lối đi
Tháp 9 tầng và bia thờ trong tầng trệt
Đền chính được tọa lạc trên đỉnh đồi
 Gian thờ chính ở giửa
(Không hiểu sao tượng Hồ Chí Minh lại đặt ở đền này?)
2 gian tả và hữu đặt trống và chuông
Tam cấp và phù điêu rồng ở đền chính
Cảnh sơn thủy hữu tình từ khuôn viên đền nhìn ra sông núi
Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Cỏ Lông chông ven biển Quảng bình

Cuộc đấu tranh sinh tồn đã tạo ra cho muôn loại nhiều khả năng thật lý thú. Động vật có khả năng biết chạy, nhảy, bay là chuyện thường tình. Nhưng còn thực vật thì sao? ai cũng sẻ nghỉ rằng đây là loài bất động. Nhưng không thực vật cũng biết cách vận động ít ra là theo cái cách để bảo đảm cho sự sinh tồn phát triển.
  Hãy xem cách vận động của nhiều loài thực vật như thế nào. Trước hết là đưa hạt giống đi thật xa đó là bằng cách bay mổi hạt chỉ cần gắn một chùm lông tơ là có thể theo gió bay hàng km. Tiếp đến là cách nhảy  từ vỏ quả khi chuyển thành khô nó trở thành ví như một chếc lò xo được nén lại. Đến thời điểm nào đó mảnh vỏ được giải phóng bung ra nẩy hạt đi thật xa. Như vậy thực vật biết bay hay nhảy thì mọi người ai cũng đã biết. Còn chạy thì sao? Quả là thật khó để vận dụng tuy nhiên vẩn có cách. Loài cỏ lông chông  khi phát triển trên môi trường cồn cát trắng ven biển nó đã tìm ra một giải pháp. Loài người vốn thông minh nhưng khi nhìn thấy cái cách tao ra bông quả biết chạy của cỏ lông chông cũng phải ngạc nhiên về sự giản đơn và tính hiệu quả, lại còn tỏ ra sự ngộ nghỉnh của nó nửa. Bằng cách nhờ gió hay độ dốc cồn cát đưa đi nhằm phát tán hạt giống đi thật xa.
Cỏ lông chông Biết chạy
Clip cỏ lông chông trên bãi biển

Lê Văn Thưa