Cánh đồng Rười tốt tươi trên đồi cát thuộc huyện Quảng ninh
Trải qua cuộc đấu tranh sinh tồn lâu dài trên mảnh đất miền
Trung khắc nghiệt, cây rười đã tự tạo ra cho mình khả năng quí hiếm là
sống được trên cả vùng đất khô cằn nóng cháy ngập úng dài ngày. Đây là
loài cây cần bảo vệ và nghiên cứu kỹ, đồng thời có thể đem nhân trồng ở
những địa phương khác có môi trường phù hợp.Nhắc đến dải đất ven biển miền Trung, nhiều người sẽ dễ dàng liên tưởng đến những rừng phi lao và đồi cát trắng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, thiên nhiên khi tạo ra dải cát ven biển này đã sản sinh ra một giống cây đặc hữu mà sứ mạng của nó là bảo vệ bền vững vùng đất cát trắng từ trước khi có con người xuất hiện ở đây.
Đó chính là cây rười. Có thể trước đây, cây rười đã từng có mặt trên khắp miền Trung. Theo thời gian, do tác động của môi trường sống và có thể do chính con người khai thác nhiều mà giống cây này bị mai một dần. Điều may mắn là giống cây rười qua bao thăng trầm, hiện tại vẫn còn gần như nguyên vẹn ở vùng cát ven biển thuộc huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Cây rười là một loài cỏ hiếm, chỉ sống ở vùng cát trắng, cách xa vùng đông dân cư nên ít ai biết đến ngoài người dân ở các vùng ven. Để thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, cây rười có hình dáng bên ngoài rất đặc trưng và khác biệt với các loài khác.
Nhìn bề ngoài, cây rười giống như cây tre thu nhỏ nhưng không có gai, không có lá, mà có bông trên ngọn từ khi trưởng thành cho đến lúc già. Rười có thân ngầm, rễ chùm, đặc biệt, từ thân ngầm dưới mặt cát chồi lên là cành cây, cũng chính là lá rười khá cứng màu xanh. Cành lá rười có hình ống đốt, cao trung bình trên dưới 1 m, đường kính khoảng 3mm đổ lại. Cấu trúc hình thái của cây rười đã nói lên quá trình đấu tranh sinh tồn để thích nghi với điều kiện sống trên môi trường cát khắc nghiệt.
Sức sống của cây rười thật đáng nể. Rười có thể sống bình thường trong điều kiện khô hạn suốt những tháng hè nóng bỏng với nhiệt độ mặt cát là hơn 500C. Ngược lại, về mùa mưa, chúng có thể sống ngập trong các bàu nước tới 2, 3 tháng. Tuy rất dễ cháy, nhưng cây rười cũng nhanh chóng được nhân lại từ hệ thống thân ngầm dưới cát. Miền Trung là vùng thường có gió bão, khi gặp bão, cát trở thành một màn đạn do bão thổi đi, các loài cây bình thường khác rất dễ bị thương tổn hoặc khó tồn tại. Riêng cây rười, do cấu trúc lá chính là cành hình ống nhỏ khá cứng và ngẳn nên giảm được lực cản của gió bão và sự va đập của cát bay. Mặt khác, cành rười có độ đàn hồi, có thể ngả theo chiều gió nên tránh được gãy gập. |
Một khóm Rười được nhổ lên có hoa, thân, gốc, rễ
Ngoài tác dụng bảo vệ ổn định địa hình vùng cát, loài rười còn khoác lên nơi đây tấm áo màu xanh dịu mát. Trong suốt quá trình hình thành phát triển của vùng đất cát này, loài rười đã góp phần lớn bảo vệ môi trường sinh thái bền vững nơi đây. Trong khoảng vài ba trăm năm trở lại đây, con người mới tham gia trồng cây phi lao chắn cát, ngược lại, cây rười cũng bị chính con người có lúc tàn phá bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn những đồng rười nguyên sinh khá rộng lớn trên vùng cát huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ. Chúng ta cần tôn trọng thiên nhiên đã sản sinh ra loài cây đặc hữu này và dành môi trường sống tự nhiên cho cây rười. Mặt khác, có thể thử nhân rộng giống cây này trên những vùng cát khô cằn của ven biển miền Trung nhằm mục đích bảo vệ môi trường. |
Bên cạnh đó, cây rười còn là nguồn nguyên liệu làm chất
đốt cho người dân vùng ven hàng đời nay. Ngoài ra, rười còn dùng để che
nhà hoặc che chắn vườn tược, làm thức ăn cho trâu bò… Trước đây, do
khan hiếm chất đốt, cây rười đã có thời kì bị khai thác đến cạn kiệt,
thậm chí người ta còn nhổ cả thân ngầm cùng rễ đem về đun. Những năm gần
đây, do có nhiều nguồn chất đốt khác nên cây rười đã phát triển trở
lại.
Tuy nhiên, có một nguy cơ khác nảy sinh: vùng đất rừng phòng hộ bao gồm
rừng cây phi lao trồng cùng cây rười mọc tự nhiên trước đây do lâm ngiệp
cùng chính quyền địa phương sở tại quản lý; hiện nay, chủ trương của
nhà nước là giao khoán đất rừng cho người dân, người được khoán đất có
thể phá hại cây rười để trồng các loài cây cho thu hoạch kinh tế lớn
hơn.Thiết nghĩ, chúng ta cần phải bảo vệ và tạo môi trường phát triển tự nhiên cho cây rười, đồng thời có những nghiên cứu rõ hơn về giống cây khá đặc biệt đã được tự nhiên chọn lọc phù hợp với môi trường sống trên đất cát cằn cổi và khắc nghiệt này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét