Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Tâm sự của người tuổi Nhâm thìn

   Đời người không ai sống đến 120 tuổi để có 2 lần trùng với can tuổi của mình. Bởi vậy hầu hết đời người chỉ có một lần duy nhất lúc 61 tuổi (Thực ra là 60 tuổi) là trùng với can và tuổi của mình lúc sinh ra đây chính một sự kiện trọng đại đối với người có phong tục tập quán tính theo thời gian âm lịch.
    Theo sách cỗ truyền lại, những nhà kinh dịch, những nhà chiêm tinh và đông đảo người dân rất quan tâm đến tuổi Nhâm thìn, trong thực tế tuổi nhâm thìn đã thể hiện nhiều người thành đạt. Theo quan niệm tuổi Thìn được xem là tuổi cao sang mà can Nhâm lại nằm trong quan niệm truyền đời trai "Đinh Nhâm Quí Giáp" thì tài. Điều may mắn tôi cũng chính là người sinh ra năm Nhâm thìn 1952. Thật bất ngờ trong một lần bắt gặp ngẩu nhiên mở xem cuốn Lịch vạn sự năm 2012- Đọc đoạn Năm nhâm thìn CON NHÀ HẮC ĐẾ chỉ trên một trang giấy nhỏ.
Lịch vạn sự năm 2012, trang 3
    Tôi bỗng giật mình không biết người chấp bút viết đoạn này là ai vào thời đại nào hay từ cổ xưa đề lại. Mà lại viết giống y như về chính bản thân tôi đặc biệt những gì tôi mới trải qua trong những năm gần đây nội dung như sau:
“CON NHÀ HẮC ĐẾ
Người có tính khô khan, nguội lạnh, giử gìn gắn bó, tích trữ của cải, nghiêm trang tề chỉnh, nhận nại mọi việc, đạm bạc đơn giản. Con nhà Hắc đế do gian nan, cực khổ nên bền gan vững chí, sẳn sàng chịu đựng mọi sự cay đắng trong công việc, họ là những nhà thông thái nhà triết học, các tu sĩ… Rất ưa những sách xưa, đồ cỗ có thể nói con nhà Hắc đế là những người bảo thủ. Những lương y đại tài, những nhà tu luyện khổ hạnh nổi tiếng… đều có liên quan ảnh hưởng đến Hắc đế.
   Con nhà Hắc đế có nước da đen giòn, chân tay thô cật, ít nói, ăn uống đạm bạc, không hay trưng diện, dáng cao răng dài. Tóc cứng người gọn mau mắn, kém thẩm mỹ nhưng được cái chăm chỉ tần tiện, trung hậu bền chí, giàu lòng hy sinh cho gia đình dạy con cái tử tế, người hắc đế bị thất bại thường hay đi tu. Trong đời con nhà Hắc đế thường ít may mắn, do quá thành thật nên thường bị lợi dụng lừa gạt.
    Là đàn ông con nhà Hắc đế thường thân lập thân, không có ý nghỉ dựa dẩm ỷ lại. nếu lấy được người vợ biết chăm lo không gây phiền toái thì họ có nhiều cơ hội thành người nổi tiếng. Trong xã hội con nhà Hắc đế không gen tỵ, ít chức tước, nếu được người tinh tường sử dụng thì cái lợi mà họ đem lại không kể xiết, còn họ bị oan sai thì họ “coi trời bằng vung”. Khi ở hoàn cảnh tầm thường thì phần đông hay say rươu chè, làm việc nặng nhọc, xã giao kém, cục cằn, có khi thô bỉ, không xía vào chuyện của người khác, ít nói đến lạnh lùng, khi bị bức bách dể trở nên hung ác.
    Mọi tính xấu điều tốt của con nhà Hắc đế tuy có ảnh hưởng của số phận nhưng tuyệt nhiên đó không phải là tiền định mà do tu dưỡng giáo dục rèn luyện của bản thân và gia đình.”
   - Vâng đó là những gì người ta nói đến tuổi Nhâm thìn mà tôi thấy mình trong đó. Có một điều đơn giản mà ai cũng biết là không nên tự nói ra về mình tuy nhiên có lúc nào đó nếu mình không tự nói ra thì chẵng có ai biết đã có những sự việc từng đã xẩy ra như thế. Đúng vậy tôi là một kẻ thường dân không chức tước nhưng không hiểu sao lại hay quan tâm đến ở tầm vĩ mô, những vấn đề phức tạp của xã hội. Nhận thức những việc mà xã hội lại đang bế tắc lẩn quẩn mãi không thoát ra khỏi. Như vấn đề tai nạn và ùn tắc giao thông, nhiều vấn đề về môi trường, hệ sinh thái sinh quyển, về biến đổi khí hậu toàn cầu… Đây là những bài toán tưởng như hết sức nan giải cho xã hội nhưng tôi lại nghỉ rằng nó cũng không phải khó khăn phức tạp đến như thế. Chỉ có điều con người không muốn hành động một cách kiên quyết. Không muốn hy sinh quyền lợi nào đó của chính mình từ người dân cho đến tầm cở của mọi quốc gia. Thậm chí có khi chẵng mất gì đáng kể nhưng không ai muốn làm cứ mặc nhiên cho nó thiệt hại. Đơn cử từ việc nhỏ như giếng nước bị ngập lụt có một cách xử lý tại chổ hết sức đơn giản dùng tấm ni lông và dây bịt miệng giếng lại là xong. Vậy mà vào mùa lũ lụt bao nhiêu năm nay ở nước ta hàng trăm ngàn giếng nước vẩn phải chịu cảnh ô nhiểm. Nhà nước cứ phải cứu trợ bằng hàng ngàn tấn hóa chất từ xa chở đến cho người dân để xử lý nước giếng! Cho đến việc lớn, như Trái đất đang nóng lên làm biến đổi khí hậu toàn cầu do con người gây ra. Thế giới đang hết sức quan tâm và lớn tiếng kêu gọi bằng hàng loạt cuộc hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu. Nhưng rồi hội nghị trước lở hẹn việc ký kết dành đến hội nghị sau, hội nghị sau lại nhường cho hội nghị sau nửa... Đây chính là một sự vòng vo lẩn quẩn không lối thoát. Trong thực chất nhà nước nào cũng cần sự phát triển (sự phát triển như một thứ ma lực đối với loài người) nó phải dựa vào nền kinh tế tất nhiên rồi đó là mục tiêu hàng đầu. Vậy thì làm sao có thể cắt giảm khí thải đồng nghĩa với cắt giảm đi sự phát triển! vì khí thải thực ra lại là "thước đo" của sự phát triển của mọi quốc gia. Để tìm lối thoát trong sự bế tắc về biến đổi khí hậu con người đưa ra khái niệm là: "Thích ứng với biến đổi khí hậu" nghe có vẻ như nguôi ngoai đi được. Nhưng đây thực ra là một câu mang tính xuê xoa và vổ bổ bởi loài người có thể thích ứng với mọi hiểm họa của thiên nhiên gây ra. Chứ không ai lại thích ứng với hậu họa do chính mình gây ra.
    Vào năm 2010 để lại cho tôi một bất ngờ về khả năng tiên đoán của chính mình tôi đã đưa ra 4 lần tiên đoán ngắn hạn chính xác. Cụ thể là lần 1: Trước 2 trận lũ lịch sử ở Quảng bình và Hà tỉnh 1 tháng tôi đã gửi bài về giải pháp bảo vệ giếng nước bị ngập lụt cho nhiều báo tiếc rằng đã không có báo nào đăng. Lần 2: Trước dịp đại lễ 1000 năm Thăng long nhà nước lo nếu xẩy ra mưa bão ở Hà nội sẻ làm ảnh hưởng lớn cuộc đại lễ long trọng này. Tôi đã tiên đoán không có mưa bão vào dịp đó ở Hà nội mà mưa bão dồn vào miền Trung, gửi báo Việt nam net nhưng không đăng bài này. Thực tế đã rỏ vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng long thì Quảng bình gặp trận lũ lịch sử. Lần 3: Cảnh báo nguy cơ ô tô chạy trên đường quốc lộ đang bị ngập lụt gửi báo Công an nhân dân và báo Tuổi trẻ (chỉ báo Tuổi trẻ đăng) trước khi vụ xe chở khách lao xuống sông làm chết 20 người ở Hà tỉnh. Lần thứ 4: Cảnh báo trước tình trạng trong xây dựng nhà ở các ô gió bị bịt kín dẩn đến nguy cơ chết ngạt, trước khi vụ chết ngạt 9 thanh niên ở Hải phòng. Tiếc rằng được gửi trước đó cho báo Tuổi trẻ nhưng đến sau khi vụ việc xẩy ra mới được đăng. Tất cả những dữ liệu trên được lưu lại theo thời gian trên thư điện tử khi gửi đi đó chính là bằng cớ duy nhất để minh chứng về những lời tiên đoán.
    Tuy nhiên sang năm 2011 phải chăng vì những tiên đoán đó mà tôi phải gánh chịu hậu quả nặng nề cho bản thân. Từ trong gia đình cho đến xã hội tôi gặp toàn những chuyện bức bách đến tột cùng, cái ranh giới dể trở thành người hung ác lúc này thấy rất gần. Từ việc ngoài xã hội tham gia dự thi phim ngắn trên truyền hình: “Một phút có trong sự thật” bị bôi xấu trên mạng, lại là người đoạt giải thưởng nhưng bị ban tổ chức bỏ quên kiện cáo mãi mới nhận được. Lại thêm một chùm loa nén 6 chiếc chĩa thẵng vào nhà đinh tai nhức óc không sao chịu nổi khiếu kiện mãi suốt trong năm không ai chịu giải quyết. Đến việc trong nhà con cái cho ăn học giáo dục đến nơi đến chốn lại dững dưng đến vô cảm với cha mẹ… cuối cùng là trận đột quỵ may kịp thời cứu chửa.
    Không biết những gì còn chờ đợi tôi vào năm 2012 này. Quả là sinh năm Nhâm thìn “Con nhà Hắc đế” Có quá nhiều sự việc để làm để suy tư, trăn trở không nguôi trước xã hội và gia đình.
  Kết cục năm 2012 là một thách thức đến sức khỏe đau ốm liên miên thập tử nhất sinh từ đầu cho đến cuối năm . Thấm chí khi gặp một người cùng nằm viện ông ta đã thốt lên: - Mày vẩn còn sống à tao nghe nói tưởng mày đã chết rồi!