Cập nhật lúc
05/08/2011, 08:25 (GMT+7)
(GD&TĐ)
- Từ trận lụt lịch sử ở các tỉnh miền Trung năm 2010 có đến hàng trăm
ngàn giếng nước của người dân bị nước lũ làm nhiểm bẩn. Vậy mà có giếng
nước ở ngay vùng rốn lũ đó vẩn giử được nước sạch dùng ngay khi nước lụt
vừa rút. Nhờ áp dụng một sáng kiến hết sức đơn giản bảo vệ giếng nước
mà ai cũng có thể thực hiện được.
Sơ đồ xử lý giếng nước ngập lụt (đồ họa) |
Thực ra giếng nước từ xưa đến nay người
dân vẩn dùng chính là hoạt động theo nguyên lý 2 bình thông nhau. Giếng
nước là “bình nhỏ” nằm trong cái “bình lớn” là không gian nước ngầm nơi
chứa giếng. Ta múc nước ở giếng lên chính là nước được thông qua từ đáy
giếng với nước ngầm bên ngoài giếng. Theo nguyên lý 2 bình thông nhau
cân bằng áp lực chất lỏng, bài học vật lý phổ thông. Gặp khi lũ lụt
nghĩa là vùng nước ngầm dâng cao hơn bình thường lúc này nước trong
giếng cũng sẻ dâng theo cân bằng với nước lụt, do “2 bình thông nhau” từ
đáy giếng. Nếu giếng nước được xây bằng xi măng thành giếng cao hơn măt
đất thì chỉ khi nước lụt vượt qua thành giếng mới đem nước bẩn vào
giếng. Vì mức nước ngầm vốn luôn chiếm chổ nên nước lụt bẩn không thể
chui xuống đất để vào giếng. Như vậy một lý do duy nhất là khi nước lụt
vượt qua thành giếng mới đem nước bẩn vào. Vấn đề sẻ được giải quyết nếu
dùng tấm vật liệu không thấm nước như ni lông bạt nhựa bịt miệng giếng
dùng dây buộc lại. Trước khi nước lụt tràn qua miệng giếng như vậy giếng
nước đã được “đóng gói thả giửa biển” nước lụt. Việc giử được sạch nước
giếng trong lũ lụt thực ra chỉ là đơn giản như vậy cho dù nước lụt dâng
cao lên đến mấy. Đến khi nước lụt rút xuống dưới miệng giếng hãy mở tấm
bịt ra bạn sẻ ngạc nhiên vì nước giếng vẩn trong như vốn có, ta có nước
dùng ngay. Vấn đề là vì sao tấm bịt mong manh như vậy mà nước bẩn không
vào được? Lý do là việc cân bằng áp lực nước trong và ngoài giếng đã
luôn được bảo hòa do “2 bình thông nhau”. Tấm bịt miệng giếng chỉ làm
một việc là ngăn cách thuần túy nước trong và ngoài giếng không trộn lẩn
với nhau.
Bịt miệng giếng khi ngập lụt |
Cách thực hiện chuẩn bị trước một tấm ni
lông hoặc bạt nhựa lớn hơn miệng giếng một sợi dây đủ buộc quanh miệng
giếng, dây cao su càng tốt. Khi nước lụt sắp vượt qua miệng giếng thì
dùng tấm bịt đã chuẩn bị bịt miệng giếng dùng dây buộc lại là xong. Nếu
nguy cơ nước lụt vào trong đêm tối thì có thể bịt giếng sớm. Tuy nhiên
sau đó nước dâng lên lượng không khí trong giếng bị nước chiếm chổ phồng
tấm bịt lên nhưng cũng sẻ thoát được ra ngoài. Vì tấm bịt miệng giếng
không ngăn được không khí. Lưu ý nếu thành giếng bị nứt vở thì cần sửa
sang dùng xi măng chèn kín trước khi lũ lụt.
Nước rút, mở tấm bịt ra |
Mọi gia đình ở vùng lũ sẻ có nước giếng
sạch nếu biết áp dụng giải pháp hết sức đơn giản này. Trận lụt lịch sử ở
Quảng bình năm ngoái lần đầu tiên đã ghi nhận lại hình ảnh thực tế về
cách làm và kết quả đạt được. Mong rằng sáng kiến ý tưởng xuất phát từ
bài học vật lý của kiến thức phổ thông sẻ giúp cho người dân vùng lũ có
thêm kỹ năng sống chung với lũ lụt.
Có nước sạch dùng ngay |
Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét