Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Một đám tang vĩ đại của lòng dân


Kỹ niệm 5 năm ngày mất của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phải nói rằng cả một đời người hiếm ai gặp một đám tang ở tầm như vầy. Nếu ai đã gặp thì không bao giờ gặp lần thứ 2 trong đời nửa. Ngày đưa tang Đại tướng từ sân bay Đồng hới cho đến Vũng chùa không biết lâ 50. 60 hay70 km mà người đi đưa tiễn đứng 2 bên đường không còn chổ để chen chân. Chỉ có thể gọi là choáng, với lượng người không ai có thể tưởng tượng nổi. Từ nam phụ lão ấu đủ hết mọi thành phần đỗ ra mặt đường. Đây là điều kỳ diệu có một không 2 trong lịch sử Việt nam. Chúng ta phải tự hiểu lấy vì sao như vậy?
Tôi  phải đi xa khoảng 20km có đoạn phải đi cắt đường rừng để tránh đường quốc lộ 1 bị ùn tắc hàng cây số. Để may mắn được chứng kiến cuộc đưa tang quá kỳ diệu. Bằng một chiếc máy ânh nhỏ đơn giản lúc đó tôi đã ghi lại những hình ảnh để minh chứng qua video clip nầy.


Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Rút cạn đại dương?


   Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ khá mới “rút cạn đại dương” bao giờ chưa? Nếu chưa biết thì nên tham khảo bởi thuật ngữ này đánh dấu bước tiến của thời hiện đại liên quan đến biển và đại dương.
 “Rút cạn đại dương” nghe có vẻ vô lý khó tin nhưng ám chỉ gần như là vậy. Thực ra khái niệm này đã xuất hiện khoảng hơn 10 năm về trước đối với một số nước tiên tiến. Khi liên quan đến việc nghiên cứu khám phá ở biển sâu. Cốt lỏi của vấn đề nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ mà con người đã sáng chế ra loại ra đa quan sát đáy biển với hiệu quả cao. Bằng cách nào? khi sử dụng loại ra đa này quét trên đại dương thì nó cho ta tấm bản đồ đáy rỏ ràng như thể “rút cạn đại dương”. Nên mới có thuật ngữ khá mới lạ này.
 
 
 
 
 
Hình ảnh được ra đa quét đáy biển đem lại
  Khi xuất hiện loại ra đa hiện đại này thì những bí ẩn từ đại dương đã bước đầu hé lộ. Nó bao hàm nhiều lĩnh vực từ: Địa chất, Khảo cỗ, lịch sử hàng hải, Chiến tranh trên biển. Cho đến tìm của cải, tìm khoáng sản, vẻ bản đồ đại dương vân vân và vv.
Những thành quả đạt được đã minh chứng cho tầm giá trị của “rút cạn đại dương”. Trong khảo cỗ học ngươi ta đã từng nói đến loài khủng long bỗng nhiên bị diệt chũng. Ngày nay đã được minh chứng nhờ công nghệ “rút cạn đại dương”. 66 triệu năm trước một thiên thạch rộng 11km đâm xuống Ấn độ dương tất cả các loài sinh vật trên trái đất hầu như bị diệt trong đó nổi lên là loài khủng long. Trong lich sử hàng hải và tìm lại của cải, vào thế kỷ 16 một tầu biển lớn của Tây ban nha chở của cải bạc vàng từ châu Mỹ về nước bị chìm do gặp bão. Nhiều thế kỷ sau ngươi ta cố tìm nhưng không thể. Cho đến gần đây nhờ công nghẹ mới này người ta đã tìm ra với trị giá vào khoảng 1 tỷ đô la.
   Trong chiến tranh thế giới thứ 2 cũng nhiều điều bí ẩn dưới đáy biển nay mới khám phá. Nổi bật là việc sau 70 năm lịch sử hải quân của Mỹ phải sửa lại (Tôi đã có bài viết riêng về câu chuyên này) Đó là vị thuyền trưởng tàu hộ tống của Mỹ là người đầu tiên của quân đội Mỹ đánh chìm tầu ngầm Đức quốc xã. Trớ trêu thay ông không được tuyên dương mà ngược lại bị cáo buộc không hoàn thành nhiệm vụ bị tước ngay chức vị thuyền trưởng. Mặc dù trong báo cáo ông đã trình bầy tôi có thể đã đánh chìm hoặc bị thương nặng tàu ngầm Đức. 70 năm sau trước sự ngỡ ngàng khi phát hiện ra xác chiếc tàu ngầm Đức đúng như báo cáo của vị thuyền trưởng!
   Năm 1942 Liên xô có mua một số trang bị vũ khí của Anh. Nước Anh cử một tàu khu trục lớn nhất lúc đó đến Liên xô để nhận kinh phí trả bằng vàng thỏi. Số vàng này được cất dưới hầm vũ khí sâu dưới khoang tàu khu trục. Tàu này rời cảng hơn 300 hải lý thì bị ngư lôi của tàu ngầm Đức đánh trúng bị hỏng nặng nhưng chưa chìm hẳn. Thuyền trưởng của tàu khu trục của Anh cho thủy thủ còn sống rời tầu và cho nổ bom để tàu chìm ngay không để rơi vào tay Đức quốc xã. Cho đến gần đây khi có công nghệ ra đa dò tìm trên biển nước Anh mới thuê một công ty tìm kiếm đồng thời liên hệ với nước Nga để tìm chiếc tàu lấy lại số tài sản này. Công ty tìm kiếm đã tìm ra số vàng thỏi này trong thân tàu khu trục bị chìm. Số tài sản vàng nầy trị giá 240 triệu đô la đã được thỏa thuận trước là chia 3 cho: Anh, Nga và công ty tìm kiếm.
  Công nghệ “rút cạn đại dương” đã đang và sẻ có nhiều phát hiện tìm kiếm mới lạ trên biển và đại dương phục vụ nhiều mục đích cho con người. Tiếc rằng chúng ta chưa có nhiều thông tin về sự việc đem lại nhiều giá trị này.

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Nguyên nhân nào gây cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng bình?

Ngày 4/9/2018 một trận cháy lớn chưa từng thấy tại rừng phòng hộ ven biển thuộc địa bàn ở huyện Quảng ninh tỉnh Quảng bình. Nguyên nhân nào dẩn đến trận cháy dữ dội khó cứu chửa này ở rừng phòng hộ.
 
 Rừng phòng hộ trồng cây keo lá tràm cháy trụi.

   Sơ lược về vùng đồi cát này có rừng phòng hộ vốn đã từ lâu. Trước hết phải kể đến là cây rười một loài cỏ bản địa mọc tự nhiên trên vùng đồi cát. Nó có tác dụng chống cát bay cát chảy nhờ cấu trúc bộ rễ kết hợp với cành lá rất đặc trưng chống chịu trên đồi cát. Một loài cây khác do con người đem trồng từ thời Pháp thuộc đó là cây phi lao. Loài cây này tỏ ra rất hiệu quả khi được trồng và phát triển trên đồi cát. Nhờ bộ rễ khỏe và thân cành dẻo dai đặc biệt ở trên các đồi cát cao. Nó kết hợp với cây rười mọc tự nhiên thành một tổ hợp bảo vệ nạn cát bay cát chảy rất hiệu quả. Cây phi lao thích hợp trên đồi cát còn cây Rười thích hợp ở bãi cát bằng.
   Tuy nhiên khoảng 20 năm gần đây trên miền đất vùng đồi cát này con người chúng ta đã làm thay đổi gần như căn bản về cây trồng trên rừng phòng hộ. Người ta phá bỏ rừng cây phi lao mặc dù trước đó đã tốn bao nhiêu là công của trồng mới thêm phi lao phủ xanh đồi cát! Đồng thời cũng phá bỏ luôn cây rười mọc tự nhiên bảo vệ cát. Để đồng loạt thay thế một loại cây đó là keo lá tràm của Úc. Loài cây này có một ưu điểm là có thể phát triển khá nhanh trên cát. Nhưng nhược điểm thì quá nhiều điều cần bàn. Trước hết đây không phải là loài cây để thay thế được cây phi lao và cây rười khi trồng trên cát. Nó quá giòn dể gảy khi gặp gió bão đây là vùng bão, khả năng trụ vững trên đồi cát không thể sánh với phi lao. Tuy nhiên nhược điểm cốt tử của nó phảỉ điểm đến đó là đã tạo ra lớp thực bì cực kỳ nguy hiểm.
 
 
 Thực bì dày trên cát như lớp bùi nhùi, cháy chỉ là thời gian
  Cây phi lao là loài lá kim khối lượng ít khi rụng lá, cành cây dẻo giai khó gảy. Ngược lại keo lá tràm lá cây nhiều và lớn hơn khi lá già rụng có khối lượng rất nhiều, mặt khác cành cây giòn dể gặp gió lớn là gảy. Một góp mặt nửa là mật độ cây trồng (loài keo này có thể phát triển to và cao đến hàng chục mét). Nhưng không hiểu sao lại được trồng với gián cách khoảng 1m thành ra chen chúc mọc! Vừa tốn cây, tốn công lại gây hại.
 
 
 Cây keo được trồng với mật độ dày
 Theo thời gian hổn hợp lá và cành rơi rụng cứ chồng chất bổ sung cho lớp thực bì dày lên. Nếu như ở vùng đất ẩm thì lớp thực bì này có thể bị phân hủy. Nhưng vì ở trên vùng đồi cát thường khô ráo kết hợp với lá loài cây này có chất dầu nên càng khó để vi sinh vật phân hủy. Nó trở thành như mớ bùi nhùi đã soạn sẳn trên bình diện rộng hàng trăm héc ta. Đặc biệt vào mùa nắng nóng gió lào, nó không phát cháy mới là lạ. Khi đã cháy thì lại cực kỳ khó chửa do lớp thực bì quá mênh mông. Vụ cháy rừng phòng hộ ngày 4/9 là một minh chứng điển hình sau cháy đã 3 ngày mà lửa khói nhiều nơi vẩn âm ỷ. Mặc dù trước đó đã huy động các lực lượng chửa cháy nhưng vì thực bì quá rộng lớn bị cháy ngầm nên khó kiểm soát hết.
 
Sau cháy 3 ngày lửa vẩn cháy âm ỷ dưới lớp thực bì
 Trong tự nhiên phải trải qua hàng trăm ngàn đến hàng triệu năm chọn lọc để phù hợp với môi trường sống. Con người có nhận thức có thể rút ngắn thời gian nhưng phải nghiên cứu, phân tích, so sánh, thử nghiệm để đạt như mong muốn. Cây keo lá tràm trồng trên cát đã nẩy sinh vấn đề. Đó là sự cảnh báo nó sẻ còn tiếp tục gây cháy khó lường khó kiểm soát, cần phải thay đổi loài cây không phù hợp này trên đồi cát Quảng bình.

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Kỷ năng thoát hiểm khó tưởng

Trong một nhóm người tay không bỗng nhiên lọt vào giửa một đàn thú dữ săn mồi! Loài người vốn thông minh vượt trội nhóm bạn có nghỉ ra ngay cách gì để thoát hiểm không? Hay chịu khó để cho lũ cầy măng gút dạy cho bạn 1 bài học.
    Cầy măng gút là một miếng mồi ngon dù nhỏ nhắn nó không thể chạy nhanh hay có vũ khí gì lợi hại nào để thoát thân. Nó chỉ còn chịu chết khi gặp phải bầy chó hoang khét tiếng châu phi có kỷ năng săn mồi đạt đến trên 70% thành công, kể cả những loài móng guốc lớn. Nhưng không nó có một cách đơn giản và duy nhất mà không ai có thể tưởng tương ra. Đó là biến cả đàn cầy măng gút thành một cụm tất cả đầu chìa ra. Hàm răng dù bé nhỏ nhưng sắc nhọn sẳn sàng cắn xé nếu con chó hoang nào lao vào. Trở thành như một con vật nhiều hàm răng luôn phối hợp biến hóa di chuyển nhịp nhàng giử vững đội hình tưởng như một cơ thể thống nhất. Bầy chó hoang hung dữ một cú ngoạm cũng có thể giết chết cả 2 chú măng gút. Dù thay nhau liên tục tấn công nhưng cũng phải nản lòng trước sự chống trả quyết liệt của bầy măng gút. Cuối cùng bầy chó hoang cũng phải chịu thua mà bỏ đi để lại bầy măng gút an toàn không bị hề hấn gì.
   Đây chính là sự kỳ diệu của thế giới tự nhiên mà đã trải qua hàng chục ngàn năm nó đã có được kỷ năng sinh tồn đơn giản mà hữu hiệu như thế. Thế mới vượt qua được mọi sự khắc nghiệt thách thức trong đấu tranh để sinh tồn.
  

Lê Văn Thưa


Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Mối tình đầu của cha tôi


  Cha tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn nghèo làm ruộng. Trên một vùng đất nổi tiếng là lầy thụt thời đó. Câu ca xưa còn lưu: “Nhất lũy Thầy nhì đồng lầy Võ xá”. Con người ở đây phải luôn đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn từ bàn tay lao động chai sạn với cuốc cày. Cha tôi lớn lên trong cái môi trường đó.
  Sinh ra đầu thế kỷ 20, năm 1908 tuổi thanh niên của cha tôi vào khoảng thập niên 1930 là một người nông dân chất phác mộc mạc, nhà nghèo. Cũng giống như nhiều người khác ở làng quê này vào thời đó không có chuyện học hành suốt đời là mù chữ.
   Tuổi trẻ của ông, được thừa hưởng từ ông nội nên ông là người có vóc dáng cao khỏe mạnh. Cho đến đời con là tôi và cháu nội (con trai tôi) đều cao xấp xĩ 1,8m. Chắc tuổi trẻ của ông người vốn lao động chân tay sẻ là người cao khỏe cân đối. Tôi may mắn không nhớ vào thời gian nào cha tôi đã kể về mối tình đầu của ông. Vào thời xa xưa đó tình yêu đôi lứa rất hạn hữu được bày tỏ tình cảm của mình thường là cha mẹ gả cưới đặt đâu con ngồi đó. Cha tôi lại không như vậy ông từng có một mối tình sâu nặng với một cô gái đẹp nhất nhì ngay ở trong làng. Sau một ngày lao động vất vả tối tối ông lại tìm đến nhà người bạn gái. “Năng mưa thì giếng năng đầy, anh năng lên xuống mẹ thầy em thương” một câu thơ còn lưu lại nó hàm chứa đầy ý nghĩa về tình lứa đôi về thời xa xưa ấy. Tình yêu thời đó mà người con trai tìm đến nhà bạn gái động thái đó là cao nhất rồi. Chứ không có chuyện được phép hẹn hò dẩn bạn gái ra khỏi nhà đi đâu tùy thích như thời sau này đâu. Ông thường lui tới nhà bạn gái điều quan trọng cha mẹ trong nhà cũng đã tỏ chiều ưng thuận. Cha tôi cũng từng đi làm rễ cha mẹ bạn gái đã sai bảo việc làm. Đây là một tục xưa người con trai muốn hỏi vợ cưới vợ phảỉ có một thời gian đi làm cho nhà bạn gái gọi là: đi làm rễ…
 Tuy nhiên sự đời lại không đơn giản người bạn gái xin đẹp nết na kia không phải chỉ riêng cha tôi quan tâm tới mà đã xuất hiện nhân vật thứ ba. Đó lại là một thanh niên tài sắc con nhà giàu ở xã kế bên. Anh ta cứ dềnh dàng trong bộ cánh vải lụa trắng tinh, điệu đà bước đến nhà bạn gái mổi đêm. Đối nghịch lại với cha tôi con nhà nghèo rớt mồng tơi với bộ áo vải thô xám đen trên người, dáng điệu con nhà nông thô mộc. Cha tôi rỏ ràng là yếu thế hơn với cái vẻ bên ngoài so với anh chàng cao ngạo kia trước người bạn gái. Nhưng tình yêu, không gì có thể ngăn trở đó chính là người bạn gái của riêng mình. Dường như anh chàng khác xã kia vì ở xa nên không biết người con gái nầy đã có bạn trai lui tới. Bằng cách nào để cảnh báo cho anh ta biết? chặn đường gây gổ, hay rủ mấy bạn cùng làng ra dần cho anh ta một trận để biết rằng “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”. Nhưng bằng cách ấy là bạo lực không phải là tính cách nhân hậu và ưa hài hước của cha tôi. cuối cùng ông nghỉ ra một cách khả dĩ mà ở tuổi thiếu thời ông vẩn cùng bè bạn thường chơi.
 
  Con lối nhỏ có ao làng, cầu đá năm xưa nay đã vật đổi sao giời, thay bằng con đường bê tông. chỉ có khóm cây môn (khoai nước) đánh dấu cái ao còn sót lại. Ghi dâu nơi cha tôi
  Vào một đêm trăng non anh chàng khác xã kia lại xuất hiện. Con đường vào nhà người bạn gái vốn ven đường quốc lộ rẻ vào qua một cái cầu bằng tấm đá phiến bắc qua ao nước. Như mọi khi anh chàng xênh xang trong bộ áo lụa trắng, thời đó vùng quê nghèo này chẵng thể ai có. Vừa bước đi anh ta lâng lâng nhìn ánh trăng non mờ ảo một đêm thật ý vị để đến tỏ tình với người con gái. Khi mới bước qua khỏi cầu đá thì bỗng đâu nghe tiếng phụt, nước từ đâu không phải mưa trên trời mà xiên từ gầm cầu lên nhằm đúng vào chiếc áo lụa trắng. Anh chàng giật thột không kịp trở tay đã ướt như chuột luột, ướt thì đã dành nhưng lại còn có mùi không dể chịu! Cửa nhà bạn gái chỉ còn ít bước nửa nhưng mà may không ai hay biết nếu có ai đó trong nhà nhìn thấy cảnh này thì có mà độn thổ. Anh chàng hiểu ra ngay vấn đề liền quay ngược lại một mạch phi thẵng về nhà từ đó không bao giờ còn lai vảng lại nửa.
    Người gây ra vụ dùng ống thụt nước này không ai khác chính là bố tôi. Một thứ đồ chơi thời trẻ nhỏ nhưng lại thật hiệu quả thay cho lời cảnh báo: “Vườn hồng đây đã có người vào”. Bạn gái của cha tôi không hề biết việc này sau đó ít lâu 2 gia đình đã có lễ dạm hỏi chỉ còn đợi đến ngày cưới. Nhưng cuộc đời không ai học hết chữ ngờ đang ở tuổi thanh xuân phơi phới bạn gái cha tôi bỗng dưng đỗ bệnh nặng và rồi không qua khỏi! Đó là nổi đau không gì có thể nguôi ngoai nổi cho mối tình đầu của bố tôi. Lúc đó ông quyết định sống tha phương đi sang Lào làm công nhân làm đường đề có thể vơi đi nổi buồn lòng. Sau 2 năm làm đường ở nước Lào cha tôi quyết định trở lại quê hương bằng cách một mình đi bộ xuyên rừng. Đi qua hầm Thanh lạng, Tuyên hóa nổi tiếng thời đó nơi đầy rẩy thú dữ hùm beo và quân cướp trộm trên đường. Về sau này ông hay kể đến, một mình trên con đường xa hẻo lánh đầy kinh hải này. Nó không dành cho những ai yếu vía cuối cùng ông đã vượt qua về quê trót lọt.
 
Hầm Thanh lạng- Tuyên hóa
  Lần đi Lào trở về này cha tôi gặp mẹ tôi lúc này vừa đủ lớn (mẹ tôi thua cha tôi tới 12 tuổi). Bà từ nhỏ đã đi ở (Osin) xa quê do nhà nghèo ông bà mất sớm. Cha mẹ tôi xây dựng gia đình từ đây.
  Khi tôi lớn lên khoảng 5,6 tuổi mổi khi sắp tết đến là cha tôi lại dẩn tôi đến một ngôi nhà vào diện khang trang thời đó, là nhà ông Từ Triệu, trong thôn. Một ông già quắc thước râu tóc bạc với đôi mắt tinh anh. Dù còn bé nhỏ nhưng hình ảnh đó tôi không  quên ông như một ông tiên. Ông là họa sĩ tài hoa nổi tiếng trong vùng. Cha tôi thưa rằng tui muốn có bức tranh tết nhờ anh vẻ (Thời đó không có tranh tết bán chỉ đến nhà họa sĩ vẻ thôi). Ông mời 2 cha con ngồi đợi rồi lấy giấy bút ra, ông cầm chiếc bút lông tay thoăn thoắt chấm vẻ. Chẵng mấy chốc những con chim và bông hoa sống động hiện lên từ bàn tay tài hoa của ông. Vẻ xong ông trao 2 bức tranh tết cho cha tôi, cha tôi thưa rằng hết bao tiền để ông trả. Ông già liền tươi cười bảo: -Chú như là người thân tình trong nhà tui kỉnh (biếu) chú. Ngôi nhà này chính là nơi mà người bạn gái sắp cưới của ba tôi đã qua đời. Phía trước đường là chiếc cầu đá năm nào cha tôi đã phục để thụt nước kẻ tình địch.
   Thực tình tôi không biết bạn gái của cha tôi là em của ông hay bà trong nhà này hay quan hệ thế nào. Tôi chỉ mang máng nhớ hình như là em ruột của bà, vì không còn ai ở lớp tuổi đó nửa để hỏi, tôi đã quá muộn đã để vuột qua!

Lê Văn Thưa