Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Rút cạn đại dương?


   Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ khá mới “rút cạn đại dương” bao giờ chưa? Nếu chưa biết thì nên tham khảo bởi thuật ngữ này đánh dấu bước tiến của thời hiện đại liên quan đến biển và đại dương.
 “Rút cạn đại dương” nghe có vẻ vô lý khó tin nhưng ám chỉ gần như là vậy. Thực ra khái niệm này đã xuất hiện khoảng hơn 10 năm về trước đối với một số nước tiên tiến. Khi liên quan đến việc nghiên cứu khám phá ở biển sâu. Cốt lỏi của vấn đề nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ mà con người đã sáng chế ra loại ra đa quan sát đáy biển với hiệu quả cao. Bằng cách nào? khi sử dụng loại ra đa này quét trên đại dương thì nó cho ta tấm bản đồ đáy rỏ ràng như thể “rút cạn đại dương”. Nên mới có thuật ngữ khá mới lạ này.
 
 
 
 
 
Hình ảnh được ra đa quét đáy biển đem lại
  Khi xuất hiện loại ra đa hiện đại này thì những bí ẩn từ đại dương đã bước đầu hé lộ. Nó bao hàm nhiều lĩnh vực từ: Địa chất, Khảo cỗ, lịch sử hàng hải, Chiến tranh trên biển. Cho đến tìm của cải, tìm khoáng sản, vẻ bản đồ đại dương vân vân và vv.
Những thành quả đạt được đã minh chứng cho tầm giá trị của “rút cạn đại dương”. Trong khảo cỗ học ngươi ta đã từng nói đến loài khủng long bỗng nhiên bị diệt chũng. Ngày nay đã được minh chứng nhờ công nghệ “rút cạn đại dương”. 66 triệu năm trước một thiên thạch rộng 11km đâm xuống Ấn độ dương tất cả các loài sinh vật trên trái đất hầu như bị diệt trong đó nổi lên là loài khủng long. Trong lich sử hàng hải và tìm lại của cải, vào thế kỷ 16 một tầu biển lớn của Tây ban nha chở của cải bạc vàng từ châu Mỹ về nước bị chìm do gặp bão. Nhiều thế kỷ sau ngươi ta cố tìm nhưng không thể. Cho đến gần đây nhờ công nghẹ mới này người ta đã tìm ra với trị giá vào khoảng 1 tỷ đô la.
   Trong chiến tranh thế giới thứ 2 cũng nhiều điều bí ẩn dưới đáy biển nay mới khám phá. Nổi bật là việc sau 70 năm lịch sử hải quân của Mỹ phải sửa lại (Tôi đã có bài viết riêng về câu chuyên này) Đó là vị thuyền trưởng tàu hộ tống của Mỹ là người đầu tiên của quân đội Mỹ đánh chìm tầu ngầm Đức quốc xã. Trớ trêu thay ông không được tuyên dương mà ngược lại bị cáo buộc không hoàn thành nhiệm vụ bị tước ngay chức vị thuyền trưởng. Mặc dù trong báo cáo ông đã trình bầy tôi có thể đã đánh chìm hoặc bị thương nặng tàu ngầm Đức. 70 năm sau trước sự ngỡ ngàng khi phát hiện ra xác chiếc tàu ngầm Đức đúng như báo cáo của vị thuyền trưởng!
   Năm 1942 Liên xô có mua một số trang bị vũ khí của Anh. Nước Anh cử một tàu khu trục lớn nhất lúc đó đến Liên xô để nhận kinh phí trả bằng vàng thỏi. Số vàng này được cất dưới hầm vũ khí sâu dưới khoang tàu khu trục. Tàu này rời cảng hơn 300 hải lý thì bị ngư lôi của tàu ngầm Đức đánh trúng bị hỏng nặng nhưng chưa chìm hẳn. Thuyền trưởng của tàu khu trục của Anh cho thủy thủ còn sống rời tầu và cho nổ bom để tàu chìm ngay không để rơi vào tay Đức quốc xã. Cho đến gần đây khi có công nghệ ra đa dò tìm trên biển nước Anh mới thuê một công ty tìm kiếm đồng thời liên hệ với nước Nga để tìm chiếc tàu lấy lại số tài sản này. Công ty tìm kiếm đã tìm ra số vàng thỏi này trong thân tàu khu trục bị chìm. Số tài sản vàng nầy trị giá 240 triệu đô la đã được thỏa thuận trước là chia 3 cho: Anh, Nga và công ty tìm kiếm.
  Công nghệ “rút cạn đại dương” đã đang và sẻ có nhiều phát hiện tìm kiếm mới lạ trên biển và đại dương phục vụ nhiều mục đích cho con người. Tiếc rằng chúng ta chưa có nhiều thông tin về sự việc đem lại nhiều giá trị này.

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Nguyên nhân nào gây cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng bình?

Ngày 4/9/2018 một trận cháy lớn chưa từng thấy tại rừng phòng hộ ven biển thuộc địa bàn ở huyện Quảng ninh tỉnh Quảng bình. Nguyên nhân nào dẩn đến trận cháy dữ dội khó cứu chửa này ở rừng phòng hộ.
 
 Rừng phòng hộ trồng cây keo lá tràm cháy trụi.

   Sơ lược về vùng đồi cát này có rừng phòng hộ vốn đã từ lâu. Trước hết phải kể đến là cây rười một loài cỏ bản địa mọc tự nhiên trên vùng đồi cát. Nó có tác dụng chống cát bay cát chảy nhờ cấu trúc bộ rễ kết hợp với cành lá rất đặc trưng chống chịu trên đồi cát. Một loài cây khác do con người đem trồng từ thời Pháp thuộc đó là cây phi lao. Loài cây này tỏ ra rất hiệu quả khi được trồng và phát triển trên đồi cát. Nhờ bộ rễ khỏe và thân cành dẻo dai đặc biệt ở trên các đồi cát cao. Nó kết hợp với cây rười mọc tự nhiên thành một tổ hợp bảo vệ nạn cát bay cát chảy rất hiệu quả. Cây phi lao thích hợp trên đồi cát còn cây Rười thích hợp ở bãi cát bằng.
   Tuy nhiên khoảng 20 năm gần đây trên miền đất vùng đồi cát này con người chúng ta đã làm thay đổi gần như căn bản về cây trồng trên rừng phòng hộ. Người ta phá bỏ rừng cây phi lao mặc dù trước đó đã tốn bao nhiêu là công của trồng mới thêm phi lao phủ xanh đồi cát! Đồng thời cũng phá bỏ luôn cây rười mọc tự nhiên bảo vệ cát. Để đồng loạt thay thế một loại cây đó là keo lá tràm của Úc. Loài cây này có một ưu điểm là có thể phát triển khá nhanh trên cát. Nhưng nhược điểm thì quá nhiều điều cần bàn. Trước hết đây không phải là loài cây để thay thế được cây phi lao và cây rười khi trồng trên cát. Nó quá giòn dể gảy khi gặp gió bão đây là vùng bão, khả năng trụ vững trên đồi cát không thể sánh với phi lao. Tuy nhiên nhược điểm cốt tử của nó phảỉ điểm đến đó là đã tạo ra lớp thực bì cực kỳ nguy hiểm.
 
 
 Thực bì dày trên cát như lớp bùi nhùi, cháy chỉ là thời gian
  Cây phi lao là loài lá kim khối lượng ít khi rụng lá, cành cây dẻo giai khó gảy. Ngược lại keo lá tràm lá cây nhiều và lớn hơn khi lá già rụng có khối lượng rất nhiều, mặt khác cành cây giòn dể gặp gió lớn là gảy. Một góp mặt nửa là mật độ cây trồng (loài keo này có thể phát triển to và cao đến hàng chục mét). Nhưng không hiểu sao lại được trồng với gián cách khoảng 1m thành ra chen chúc mọc! Vừa tốn cây, tốn công lại gây hại.
 
 
 Cây keo được trồng với mật độ dày
 Theo thời gian hổn hợp lá và cành rơi rụng cứ chồng chất bổ sung cho lớp thực bì dày lên. Nếu như ở vùng đất ẩm thì lớp thực bì này có thể bị phân hủy. Nhưng vì ở trên vùng đồi cát thường khô ráo kết hợp với lá loài cây này có chất dầu nên càng khó để vi sinh vật phân hủy. Nó trở thành như mớ bùi nhùi đã soạn sẳn trên bình diện rộng hàng trăm héc ta. Đặc biệt vào mùa nắng nóng gió lào, nó không phát cháy mới là lạ. Khi đã cháy thì lại cực kỳ khó chửa do lớp thực bì quá mênh mông. Vụ cháy rừng phòng hộ ngày 4/9 là một minh chứng điển hình sau cháy đã 3 ngày mà lửa khói nhiều nơi vẩn âm ỷ. Mặc dù trước đó đã huy động các lực lượng chửa cháy nhưng vì thực bì quá rộng lớn bị cháy ngầm nên khó kiểm soát hết.
 
Sau cháy 3 ngày lửa vẩn cháy âm ỷ dưới lớp thực bì
 Trong tự nhiên phải trải qua hàng trăm ngàn đến hàng triệu năm chọn lọc để phù hợp với môi trường sống. Con người có nhận thức có thể rút ngắn thời gian nhưng phải nghiên cứu, phân tích, so sánh, thử nghiệm để đạt như mong muốn. Cây keo lá tràm trồng trên cát đã nẩy sinh vấn đề. Đó là sự cảnh báo nó sẻ còn tiếp tục gây cháy khó lường khó kiểm soát, cần phải thay đổi loài cây không phù hợp này trên đồi cát Quảng bình.

Lê Văn Thưa