Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Dòng tâm thư nhắn gửi Hội nghị COP 19

Thứ Hai, ngày 18/11/2013
ThienNhien.Net – Tôi đã rất xúc động khi đọc bài phát biểu của Trưởng đoàn đàm phán Philippines – ông Yeb Sano tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu lần thứ 19 của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Ba lan (COP 19). Bài viết có đoạn: “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?”… Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây…”.
Vâng, điên rồ! Tôi hoàn toàn nhất trí! Chỉ có mỗi sự điên rồ ấy mà Hội nghị Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu cứ lần lữa hứa hẹn mãi.
Nhân đây, tôi xin tiết lộ: từ Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP 15 tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 2009, tôi – một người dân bình thường – từ trải nghiệm cuộc sống và bằng tâm huyết của mình đã viết một bản kiến nghị gửi đến Hội nghị COP 15 thông qua sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Tiếc rằng bản kiến nghị đã bị từ chối gửi đi, sứ quán Đan Mạch cho rằng nội dung bản kiến nghị chưa đủ sức thuyết phục. Tuy nhiên, điều tôi muốn nhắn gửi ở đây là một người dân bình thường cũng có thể nhận ra sự hệ trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu, vậy thì các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách tất yếu phải hiểu được mặt trái của hiện tượng tiêu cực ấy để có thể đưa ra những quyết sách kịp thời nhằm giúp trái đất bớt nóng hơn. Thêm nữa, mặc dù trách nhiệm về chống biến đổi khí hậu của các nhà khoa học, các lãnh đạo quốc gia là rất lớn, song về phía người dân, họ cũng không hề đứng ngoài cuộc bởi họ đã trải nghiệm từ chính cuộc sống thực tế với những thiên tai và ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, vậy thì Hội nghị thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc phải ghi nhận cả những ý nguyện của họ chứ không đơn thuần dựa vào ý kiến các nhà quản lý, khoa học.
Vấn đề chống biến đổi khí hậu đã được thế giới đưa ra nhiều chục năm nay nhưng rút cục nó vẫn bị trôi tuột qua trước hàng chục cuộc hội nghị Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, để rồi hàng ngày chúng ta tiếp tục chứng kiến những tảng băng ở hai đầu cực dần tan chảy, chứng kiến mực nước biển ngày càng dâng cao nhấn chìm biết bao vùng đất màu mỡ, chứng kiến những trận cuồng phong gia tăng theo chiều hướng phức tạp và khó kiểm soát (như cơn bão Haiyan vừa xảy ra với sức gió giật chưa từng thấy trong lịch sử 380km/giờ, gây bao thiệt hại cho người dân Phillipines và các quốc gia lân cận). Tất cả đều do bàn tay con người gây nên, do chúng ta quá ưu tiên phát triển kinh tế mà quên mất nghĩa vụ duy trì, bảo tồn thiên nhiên. Sự điên rồ của con người chính là ở chỗ ấy!
Nền kinh tế thế giới càng giàu có ra bao nhiêu thì nguồn tài nguyên thiên nhiên càng bị tàn lụi, bòn rút bấy nhiêu. Nào là công nghiệp hóa, cơ khí hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hiện đại hóa, bê tông hóa, kiên cố hóa, đô thị hóa…, con người đang vẽ ra đủ thứ “hóa” để minh chứng rằng mình đã có công cải tạo lại thiên nhiên như thế nào, để rồi trái đất ngày một nóng và thiên nhiên ngày càng thêm nổi giận.
Có thể nói, sự thông minh cùng với tham vọng không giới hạn của loài người là nguyên nhân chính dẫn tới thảm cảnh biến đổi khí hậu. Chúng ta chỉ nên lấy ở thiên nhiên những gì vừa đủ để sinh tồn. Nếu tiếp tục tàn phá thiên nhiên, con người sẽ còn phải gánh chịu những hậu quả khôn lường!
Lê Văn Thưa



Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Tâm sự vui buồn chuyện cây Rười trên cát trắng



  Tôi là người đầu tiên đưa cây Rười một loài cây bản địa sống ngoài tự nhiên có tác dụng chống cát bay trên đồi cát Quảng bình lên truyền thông, lên intenet. Bài viết được đăng tải trên trang web Thiên nhiên nét từ năm 2006. 
Cây rười trên đồi cát Quảng bình
   Vùng đồi cát đối với tôi vẩn thường xuyên “lội” bộ hàng chục km đó là cái thú đi khám phá. Dạo đó tôi muốn có mấy bức ảnh về cây Rười để minh họa cho bài viết về loài cây tôi cho là quí hiếm này. Tôi phải thuê nguyên một thợ ảnh cùng tôi đi xe máy theo con đường vòng khoảng 20 km đến vùng cây Rười nguyên sinh chụp ảnh. Sau khi xong việc quay về thì khốn thay chiếc xe máy dở chứng lại xịt lốp giửa đồng Rười mênh mông. Tôi và người thợ ảnh phải đẩy xe xẹp lốp suốt 3km trên con đường lổn nhổn khó đi mới đến chổ sửa xe, xăm và lốp bị toe tua phải thay mới cả. Thật quá là gian lao cho một bài viết giới thiệu về cây rười vậy mà bài đăng trên Thiên nhiên nét là việc làm tự nguyện chứ không có nhuận bút. Nhưng trời cũng có mắt những vất vả của tôi đã không uổng công. Không ngờ cây Rười đăng trên Thiên nhiên nét đã tỏ ra thật "có duyên, có hồn" với bạn dọc.  Cây Rười đã thành thơ từ một bạn đọc có tên  là Đào Phan Toàn từ thị trấn Triệu sơn, Thanh hóa. Bạn Toàn chưa từng trực tiếp thấy loài cây này vậy mà lại có một bài thơ thật có hồn với cây rười trên cát trắng Quảng bình.

CÂY RƯỜI - MIỀN TRUNG
18/4/2011

Những cây Rười của dải đất miền Trung
Đã phủ xanh trên những triền cát trắng
Bất khuất trước bão giông mưa nắng
Chặn gió cát bay, giử ấm tình người!

Con về quê trong nắng nung người
Gió lào thổi phưng phừng ngọn lửa
Rười liêu xiêu như mẹ cha khắc khổ
Vẩn nở hoa tươi như đón, như chào!

Đất quê mình quằn quại thương đau
Bom đạn xới cày, lắm mưa nhiều nắng
Thắt đáy lưng ong, oằn vai gồng gánh
Lời yêu thương muốn mặn gừng cay!

Những con người như một loài cây
Đốt cháy mình sáng lên niềm kiêu hãnh
Con đi giửa trời miền Trung ngập nắng
Bóng cây Rười che mát suốt đời con!
Đào Phan Toàn
 
  Hình ảnh P/v Thu Hà và tôi đàm luận về cây rười trên đồi cát

  Tiếp theo cũng xuất phát từ bài viết giới thiệu về cây rười đó cuối năm 2010 một phóng viên nữ trẻ đẹp tên là Thu Hà đài truyền hình kỹ thuật số VTC từ Hà nội lặn lội về Quảng bình tìm gặp tôi để làm một phóng sự truyền hình “Tri thức người xưa” về cây Rười trên cát. Chưa hết năm 2011 lại một phóng viên nửa của đài truyền hình VTC tên là Đình Khôi lại đến gặp tôi để làm phim tài liệu về cây Rười. Trong 2 năm 2011, 2012 phóng sự và phim tài liệu cây Rười trên cát trắng Quảng bình đã phát sóng rất nhiều lần trên kênh 14 VTC. Vâng tôi cảm thấy thật vui khi mình đã giới thiệu một loài cây bản địa có tác dụng bảo vệ cát bay trên vùng đồi cát Quảng bình được truyền thông và nhiều người quan tâm.
   Tôi muốn bật mí thêm rằng từ khi tự trang bị cho mình một chiếc máy ảnh nhỏ với sẳn có sự đam mê với cây Rười đến nay tôi có thể là người duy nhất đã sở hữu đến hàng ngàn bức ảnh về cây rười trên cát. Bởi tôi nhận ra rằng ngày nay cây rười không còn chổ để mà mênh mông dầy dặn những cánh đồng rười như trước đây. Nó đang bị teo tóp vợi dần và có thể biến mất trên vùng đồi cát!
   
 Cây rười mọc thành bãi và mọc bụi lẻ trên cát

   Tương lai về cây Rười trên đồi cát thật ảm đạm nhiều năm gần đây cây rười bị con người triệt phá không thương tiếc qua các dự án phát triển kinh tế trên vùng đồi cát. Như khai thác cát, nuôi tôm, khu du lịch, giao đất giao rừng, trồng cây ngoại lai vv… Mới đây chính phủ lại cho khởi công làm con đường quốc lộ 1 ngay trên đồi cát Quảng bình với chiều dài 33km! Đây chính là một sự thách thức chưa từng thấy cho nguồn nước ngầm trên đồi cát mà người dân đã và đang sử dụng xưa nay. Và hệ rừng phòng hộ trên cát trong đó có cây rười cùng nhiều loài chim về mùa làm tổ sẻ bị xâm hại. Vùng đồi cát sẻ không còn là vùng đồi cát như vốn có của nó nửa, rồi cây Rười một loài cây hiếm thấy có sức chịu nắng gió trên cát trắng có còn không gian để tồn tại?!
 Rừng phòng hộ cây rười và phi lao bị đốt cháy và 
cày xới đề lại trồng cây tràm ngoại lai
Đang khởi công đường quốc lộ 1 mới trên đồi cát Quảng bình
    Thiên nhiên đã sinh ra muôn loài trên trái đất này đó được gọi là hệ sinh thái, sinh quyển điều này thì thật dể hiểu. Vậy mà con người chúng ta lại không có ý định dành hay nhường nhịn không gian sống cho muôn loài. Vậy chỉ có sự phát triển không giới hạn riêng cho con người thì đó có còn gọi là hệ sinh thái hay sinh quyển nửa không, hay đã thiên lệch mất cân bằng trầm trọng? Đây là điều thật quá khó hiểu!

 Lê Văn Thưa

Bài viết có liên quan

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Đôi lời xin gửi đến Hội nghị thế giới về biến đổi khí hậu lần thứ 19


 Bài có liên quan
 
Thảm cảnh bão Haiyan Philippines
 Tôi thực sự xúc động rơi nước mắt khi được chia sẻ bài phát biểu của trưởng đoàn đàm phán Philippines ông Yeb Sano tại hội nghị chống biến đổi khí hậu của LHQ tại Warsaw Ba lan (COP 19).  “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?”...Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây...”(Yeb Sano).
Nước mắt Philippines và bài phát biểu khiến thế giới chết lặng

 
Phát biểu của trưởng đoàn đàm phán Philippines ông Yeb Sano 
    Vâng điên rồ, tôi hoàn toàn nhất trí chỉ có sự điên rồ mà Hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu cứ lần lữa hứa hẹn mãi. Nhân đây tôi xin bật mí rằng từ Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP 15 tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 2009. Chính tôi một người thường dân từ trải nghiệm cuộc sống bằng tâm huyết của mình đã viết một bản kiến nghị gửi đến hội nghị thế giới về chống biến đổi khí hậu COP 15. Thông qua nhờ sứ quán Đan mạch ở Việt nam chuyển đến thế nhưng đã bị từ chối. Rất tiếc sứ quán Đan mạch đã không cảm nhận ra ý nghĩa của kiến nghị đó. Mà chỉ quan tâm đến tính học thuật trong kiến nghị của một người dân có vẻ chưa đủ sức thuyết phục. Thưa vâng, làm sao một thường dân như tôi khi chỉ được học đến mức chỉ biết đọc biết viết tiếng Việt do nghèo đói và chiến tranh. Lại có thể thể hiện bài viết một cách thuyết phục trước các bậc chuyên gia những bộ óc kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư, bác học các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo LHQ. Vấn đề là ở chổ một người dân gần như vô học cũng đã nhận thức ra sự hệ trọng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu do chính con người gây ra. Vậy thì người dân hiểu biết 1 thì các nhà chuyên môn nhà khoa học các nhà hoạch định chính sách phải hiểu trăm ngàn lần. Để đưa ra những quyết sách kịp thời đúng đắn trước nguy cơ trái đất đã nóng lên.
   Trách nhiệm về chống biến đổi khí hậu của các nhà khoa học, các lãnh đạo quốc gia, LHQ là vô cùng lớn lao. Còn đối với người dân họ đã tỏ ra không ngoài cuộc từ trải nghiệm với thực tế cuộc sống mà đã nhận thức được vấn đề. Hội nghị thượng đĩnh chống biến đổi khí hậu của LHQ cũng cần biết điều đó từ những phản ánh và ý nguyện của người dân đã quan tâm chứ không chỉ dựa vào các nhà khoa học các nhà chuyên môn.
Vấn đề chống biến đổi khí hậu đã được thế giới đưa ra hàng chục năm nay nhưng vẩn cứ để cho nó vuột qua trước hàng chục cuộc hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu không đem lại kết quả nào. Để rồi cứ nhìn băng 2 đầu cực đang tan chảy, để rồi cho nước biển dâng nhấn chìm dần nhiều vùng đất, để rồi khí hậu trở nên cực đoan để những trận cuồng phong hủy diệt như bão Haiyan với sức gió dật chưa từng thấy trong lịch sử 380km/giờ… Tất cả là từ trái đất nóng lên do con người gây ra từ hậu quả của việc nổ lực phát triển kinh tế xã hội bằng mọi giá, sự điên rồ của con người là chính ở đây.
Người ta cứ việc thôi thúc đua nhau mà làm giàu cái tiêu chí dân giàu sung túc, nước mạnh hùng cường sao mà nó hấp dẩn đến thế để mà bất chấp cả nguy cơ môi trường sống bị đe dọa? Có ai hiểu cho rằng thế giới con người giàu có ra bao nhiêu thì tài nguyên thiên nhiên bị bòn rút lụi tàn đến tận tiệt cạn cùng; Để vào tay con người cùng nhau mà chia chác sử dụng một cách hoành tráng xa xĩ bấy nhiêu. Nào thì công nghiệp hóa, cơ khí hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hiện đại hóa, bê tông hóa, kiên cố hóa, đô thị hóa, thiên đường hóa con người đã vẻ ra đủ thứ "hóa" để tự khuyến khích để chứng tỏ mình rằng thông minh vượt trội... Ơ hay loài người cứ luôn đòi hỏi cải tạo lại thiên nhiên, ấy là cải tạo chính Người Mẹ đã sinh ra mình?!
 Thảm bê tông được mọc lên như nấm hóa cứng mặt đất
 Trái đất đang bị nhuốm đen bồ hóng như trên dải 
cát trắng ven biển miền Trung VN
 Để rồi tất cả từ đó hóa khói bụi từ nhiên liệu hóa thạch gây hiệu ứng nhà kín, hóa cứng đất đai bằng rải thảm bê tông. Làm trái đất đang nóng lên, con người có phải cũng hóa rồ lên không? Trước mắt chúng ta đã, đang và sẻ đạt được giấc mộng làm giàu nhưng hiện tại và tương lai chúng ta cùng muôn loài sống trên trái đất này đang phải đối mặt đương đầu với sự tồn vong trước môi trường sống. Sao không ai hiểu ra lời tiên tri cảnh báo của văn hào Ban zắc từ “Miếng da lừa”? Rằng con người càng sống phóng túng hưởng thụ bao nhiêu thì cuộc đời sẻ bị cắt ngắn (miếng da lừa teo) đi bấy nhiêu đó cũng như là Luật nhân quả ở phương đông.
 
      Hình minh họa trái đất đang nóng lên do con người
Sự thông minh cùng với tham vọng không biết đâu là giới hạn của loài người là nguyên nhân tất cả. Chỉ có một cách duy nhất đó là hãy nhìn vào quá trình phát triển tự nhiên nhìn vào muôn loài đã sinh tồn qua hàng triệu năm mà sinh sống. Tất cả mọi sự sống trên thế gian này chỉ lấy ở thiên nhiên những gì vừa đủ để sinh tồn. Chỉ có loài người lòng tham không biết bao nhiêu cho đủ mới nẩy sinh ra những hệ lụy khôn lường. Là một người dân cùng chung sống trên hành tinh xanh đã được dưỡng dục trải nghiệm từ chính trong cái thế giới tự nhiên này muốn được nói lên điều đó. Xin nhắc lại lời ông Yeb Sano “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?” Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây...”

Lê Văn Thưa
 

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Bão Haiyan – sức mạnh thiên nhiên thách thức con người.



 
 Bão Haiyan khi đổ bộ vào miền Trung Philipines với sức giật lên đến 380km/giờ đó như là một sự thách thức. Đặt con người trở nên quá mong manh và nhỏ bé để đối mặt trước sự dận dữ của thiên nhiên
    Sức mạnh hủy diệt của bão Haiyan đã dồn nước biển lên cao tạo nên như một trận sóng thần tràn qua các đảo của Philipines. Tất cả đều vừa bị biển nước nhấn chìm và bị cuốn bay trước sức gió khủng khiếp. Để lại đằng sau là một cảnh hoang tàn phố xá, cửa nhà, cây cối… trở thành bình địa. Mạng sống của con người lúc này chỉ còn trông chờ vào sự may rủi nào đó. Miền Trung Philipines đang trong thảm họa chưa từng thấy về hậu quả mà cơn bão đã gây ra.
  Đó chưa phải là tất cả vượt qua Philipines bão Haiyan (bão số 14) với sức gió không thuyên giảm là mấy để lại tiếp tục vượt qua biển Đông với tốc độ di chuyển nhanh. Bằng đường đi khó dự đoán nó đã đánh đố các cơ quan dự báo khí tượng. Để rồi đe dọa lần lượt tất cả các tỉnh ven biển Việt nam từ Bình định cho đến tỉnh cuối cùng là Quảng ninh. Tất cả phải gồng mình lên để lo phòng chống nhà cửa cùng mọi phương tiện đồng thời phải lần lượt di dời hàng chục ngàn dân ở những nơi xung yếu theo kiểu cuốn chiếu từ nam ra bắc. Theo đó cán bộ chủ chốt chỉ đạo chống bão và các cơ quan truyền thông cứ phải bám đuổi chạy theo. Để kịp với diễn tiến của cơn bão đang rình rập đi ven bờ biển cho đến tận cùng của đất nước. Cuối cùng đến Hải phòng, Quảng ninh bão mới chính thức độ bộ lên bờ. Nó còn tiếp tục vượt sang Trung quốc mới chịu suy giảm biến thành áp thấp. May sao bão số 14 đã không đi theo như dự đoán ban đầu là đổ bộ vào đất liền dọc theo các tỉnh miền Trung thì thiệt hại sẻ là khôn lường. Không riêng gì Việt nam cả vùng Đông nam Á phải nơm nớp dè chừng sẳn sàng phòng chống bão trước sức mạnh và đường đi phức tạp kéo dài của cơn siêu bão này.
    Con người đã trở nên thật nhỏ bé trước sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên. Tiếc rằng người ta không phải lúc nào cũng nhận thức được điều đó và nghỉ rằng mình là ai khi sống trong cái nôi chung của cả thế giới tự nhiên này? Biến đổi khí hậu toàn cầu chính con người đã nhận thức là do chính loài người phát triển không mang tính bền vững đã gây ra. Trận cuồng phong mang tên Haiyan là lời cảnh báo của thiên nhiên, hãy nhớ lấy nó đã đang và sẻ còn tiếp diễn. Con người phải trả giá cho những hành động nổ lực không ngừng phát triển cho lợi ích cục bộ của giống loài mình mà không tính đến hậu quả mà nó sẻ gây ra.

Ảnh chụp từ Vũ trụ bão Haiyan (intenet)
Ảnh mây vệ tinh bão Haiyan
 
Sức mạnh của bão Haiyan với cảnh đổ nát hoang tàn (intenet)
 Ngổn ngang xác chết bốc mùi (intenet)

Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Thời điểm bão số 14 đi qua Quảng bình

  Theo dự báo của khí tượng trung ương vào thời điểm này hơn 11 giờ 30 ngày 10/11 bão số 14 có thể đi ngang tỉnh Quảng bình. Tuy nhiên tâm bão vẩn di chuyển trên biển song song với bờ biển nên không ảnh hưởng gì đáng kể. Trên đất liền lúc này trời âm u đầy mây mưa nhẹ rải rác gió chỉ đạt cấp 5, 6.
Ảnh mây vệ tinh

Ảnh và video lúc 11giờ 30 mưa gió không đáng kể

Lê Văn Thưa

Kinh hoàng hình ảnh bão Haiyan ở philippines

Ảnh mây vệ tinh bão Haiyan
 


Hình ảnh kinh hoàng về siêu bão Haiyan ở philippines trên inenet

Lê Văn Thưa

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Nạn rải vàng mã từ mấy năm nay trên đường quốc lộ


  
Vụ “cậu Thủy” đang gây xôn xao dư luận, đây là một bài viết từ 2 năm trước nay đăng lên để góp phần hình dung việc cất bốc hài cốt liệt sĩ đã rộ lên cả nước từ mấy năm nay.
    Cầu Quán hàu (thuộc huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng bình) nằm trên con đường quốc lộ 1 Bắc Nam. Thời gian gần đây người qua lại gặp rất nhiều vàng mã rải trên đường đó là từ những xe có đeo biển đưa đón hài cốt liệt sĩ.
    Số lượng xe đưa đón hài cốt liệt sĩ vào Nam ra Bắc trong vài năm nay tăng lên đột biến. Đặc biệt khi qua cầu gặp những xe này rất dể bắt gặp từ cửa sổ tung ra những nắm giấy bay lã tã xuống đường. Đó là giấy vàng mã và có cả tiền thật Việt nam đồng thường là mệnh giá 500, 1000 đến  2000 đồng. Tiền trên xe tung ra thì phần nhiều theo gió cuốn bay xuống sông chỉ phần ít rơi trên cầu. Nhưng chiếc này đến chiếc khác, ngày này qua ngày khác rồi suốt tháng và suốt năm… Không ai có thể cân đong đo điếm được có bao nhiêu giấy vàng mã được ném trên suốt con đường Nam Bắc, tiền Việt nam đồng cũng kèm theo đó ném đi. Sự lãng phí đã đành nhưng bộ mặt xã hội trên tuyến giao thông huyết mạch này ngổn ngang giấy tiền đủ màu trên quốc lộ!
    Thiết nghỉ xã hội ngày một văn minh mà tục rải vàng mã lại còn nặng nề hơn cả ngày xưa. Trên con đường dài đến hàng ngàn cây số từ những chiếc ô tô hạng sang đi cất bốc hài cốt liệt sĩ lại theo nhau mà rải vàng mã. Tiền tệ của một quốc gia đang lưu hành cũng lại trở thành đồ tang tế đưa ra ném đường. Có nơi nào còn đeo mãi một hủ tục lạc hậu lại đang được thịnh hành như ở Việt nam này không? 

 Tiền địa phủ, tiền thật nằm rải rác trên cầu
Bên vệ đường quốc lộ 1 lổn nhổn đủ màu giấy vàng mã
Lê Văn Thưa