Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Giữ sạch nước giếng vùng lũ lụt

Khoa-Giáo > Khoa học
08:31 | 12/08/2007


TPO - Một bạn đọc cho biết: Từ sáng kiến của bản thân tôi có một cách rất đơn giản sẻ bảo vệ được giếng nước sạch trước khi nước lụt tràn vào tôi xin trình bày sau đây.



                                                                                                        Tác giả và giếng nước của mình

 1. Thực trạng về giếng nước
Giếng nước gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người từ thuở xa xưa cho đến nay. Tuy nhiên, khi bị ngập lụt do chưa có giải pháp hữu hiệu bảo vệ giếng nên nước giếng thường bị ô nhiễm nặng. Sau khi nước lũ rút không có nước sạch dùng, đây là thời điểm khó khăn về nước dùng sinh hoạt cho người dân nguy cơ gây ra dịch bệnh rất cao.
Thông thường khi giếng đã bị nhiễm bẩn do nước lũ tràn vào thì bà con ta thường phải thau, vét giếng trong lúc mức nước giếng đang cao. Vừa mất thời gian vừa dẩn tới nguy cơ vỡ thành giếng hoặc bị bùn cát dưới đáy giếng đùn lên làm hỏng giếng, nguyên nhân do chênh lệch quá lớn áp lực nước bên ngoài với bên trong thành giếng.
Hoặc dùng hoá chất sử dụng phèn chua, CloraminB... để làm trong và tẩy trùng. Cách này vừa tốn kém vừa dẫn đến nước có mùi và kèm theo sự độc hại nào đó cho người dùng. Mặt khác nếu quy mô trận lụt cả một vùng dân cư rộng lớn thì khả năng sử dụng hoá chất là khó đáp ứng nổi gây nhiều tốn kém và còn không thân thiện với môi trường. Xưa nay ta chỉ mới tìm cách khắc phục khi nước đã nhiểm bẩn chứ chưa giải quyết triệt để tận gốc vấn đề ô nhiểm nước giếng khi lũ lụt.
2. Cơ cấu của giếng và giải pháp giữ sạch nước giếng
Thực ra ta đứng bất kỳ ở địa điểm nào trên trái đất này là đang đứng trên một bình nước lớn. Nếu ta đào một cái hố dù nông hoặc sâu dưới có nước thì gọi là giếng nước. Ta cũng có thể gọi đây là: Bình nước nhỏ. Bình nước nhỏ nằm lọt trong bình nước lớn. Ta lấy nước từ giếng (tức Bình nước nhỏ) chính là nước từ bình lớn chảy qua do 2 bình thông nhau nước được lọc sạch qua lớp đất cát sỏi ở đáy giếng. Theo nguyên tắc vật lý 2 bình thông nhau cân bằng áp lực chất lỏng. Như vậy giếng nước xưa nay cung cấp nước cho con người sử dụng theo nguyên lý đó. Đây chính là mấu chốt của vấn đề để đi đến một giải pháp.
Giếng nước nếu được xây bằng xi măng có thành giếng cao hơn mặt đất khi gặp lũ lụt chỉ khi nước lụt vượt qua khỏi thành giếng thì nước giếng mới bị nhiễm bẩn. Bởi lẽ nước ngầm ở đáy giếng vẩn luôn hiện hữu chiếm chỗ, mặt khác đáy giếng đã có lớp cát sỏi lọc sạch nên nước lụt bẩn không thể lọt qua đường này.
Khi bị lũ lụt nghĩa là Bình nước lớn nước dâng cao hơn bình thường. Như vậy giếng nước (bình nước nhỏ) cũng dâng theo do 2 bình thông nhau cân bằng áp lực. Chỉ đến khi nước lụt tràn qua miệng giếng mới đem nước bẩn vào giếng.

Giải pháp: Sử dụng một tấm vải chất liệu không thấm nước (nilong, polietylen, bạt nhựa...) bịt miệng
giếng dùng dây buộc chặt lại, trước khi nước lụt kịp vượt qua thành giếng. Một tấm vải mưa mong manh bịt miệng giếng mà giải quyết một vấn đề cốt lõi là bảo vệ được nước giếng sạch nằm trong biển nước lụt.
Lý do: Tấm vải mưa thực ra không can dự gì về vấn đề áp lực nước bởi lẻ nước trong giếng và ngoài giếng (bình nhỏ lúc này ngập hẳn trong bình nước lớn) đã bão hòa vì nguyên lý bình thông nhau. Sự thông nhau này khi nước lụt dâng lên thì nước trong giếng cũng dâng theo cân bằng, tấm vải mưa bịt miệng giếng chỉ nhằm ngăn giửa nước lụt bẩn và nước giếng sạch. Như thế ta đã làm một việc “đóng gói nước giếng”thả giữa biển nước lụt. Đây chính là vấn đề đặt ra đã được giải quyết Giử sạch nước giếng sạch vùng lũ lụt. .                                                                            Cách bảo quản giếng sạch đơn giản
3. Cách thực hiện                                   
- Chuẩn bị trước vật liệu: Một tấm vải không thấm nước như vải đi mưa, bạt nhựa, tấm nhựa polietylen độ rộng lớn hơn miệng giếng. Chuẩn bị một sợi dây để buộc 1 đến nhiều vòng (Nếu dây cao su càng tốt).
- Cách làm: Dùng tấm không thấm nước phủ lên        miệng giếng, sử dụng dây buộc chặt quanh miệng giếng đồng thời kéo căng là xong.
- Thời điểm bịt miệng giếng: Nhất thiết và tốt nhất là khi nước lụt sắp tràn qua miệng giếng, hoặc trước đó.
- Lưu ý: Khi thực hiện giải pháp này, giếng phải có thành cao hơn mặt đất, thành giếng nếu bị nứt vỡ phải chèn xi măng kín trước khi lụt.
- Có thể bịt miệng giếng sớm phòng khi nước lụt ngập giếng trong đêm tối. Lượng không khí trong giếng khi đã bịt bị nước dần chiếm chổ sẻ thoát ra ngoài bình thường bởi lẻ do miệng giếng rộng tấm bịt không thể cản trở không khí lọt qua từ từ.
Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét