Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

TUỔI THƠ KHỐN KHỔ


  Ai cũng có tuổi thơ của riêng mình thường thì đó là những kỹ niệm về tuổi thơ êm đẹp vô tư. Tôi cũng có như vậy nhưng trên hết phải kể đến đó là ký ức khốn khổ của tuổi thơ. Về những con bệnh cứ nối đuôi nhau, những hoạn nạn khôn lường ập đến. Đều là thập tử nhất sinh đi suốt tuổi thơ tôi.

   Vâng có thể tôi đã sinh nhầm thế kỷ tuổi thơ lớn lên bằng cơm mem, ốm đau không thuốc thang bệnh viện… Lại còn rước hết các cuộc chiến tranh gần 20 đánh giặc qua suốt thời trai trẻ. Với thể chất yếu kém lại sống phải thời cảnh đói nghèo nên mắc không biết bao nhiêu là tật bệnh. Cái chết đã bao phen thách thức lại không thể khuất phục trước một cơ thể bệnh tật ốm yếu. Khi ra đường tôi vẩn còn nhớ nhiều người lớn vào thời đó từng ái ngại nhận xét: Thằng nầy người nó nhìn cứ như một bộ khung xương. Vâng tự đấu tranh với bệnh tật để sinh tồn chứ không hề có thuốc thang chửa trị vào thời đó.  Đây như thể là hiện thân của chọn lọc tự nhiên tự đấu tranh để mà sống hay là chết cứ bám riết lấy tôi suốt những năm đầu đời, cả về sau nửa. Sau đây là một số mẩu chuyện mà tôi còn nhớ từ tuổi thơ.

1)   1) Hù dọa chơi cũng thành trọng bệnh

    -Khoảng 4,5 tuổi đứa trẻ nào không muốn bám theo cha mẹ tôi cũng vậy. Biết được cha tôi cuốc ở một thửa ruộng ven làng nên tôi tự tìm đến với cha. Khi tôi đi gần đến nơi thì bỗng gặp phải một ông già rất đáng sợ, bọn trẻ trong làng đứa nào cũng phải sợ nhưng tôi là đứa khiếp sợ nhất. Tôi quay người bỏ chạy, thấy ông có sẳn dây thừng trên tay còn làm bộ bắt trói thế là tôi quéo chân ngả gục xuống luôn! May sao cha tôi phát hiện được mới bế tôi về, lần khiếp sợ đó tôi bị một trận ốm nhừ tử nằm liệt suốt cả tháng trời!

  -Trong một lần ăn mít tôi nuốt nhầm một hạt mít vào bụng rồi lo lắng kêu lên: -Ối hạt mít vào bụng mất rồi? Mấy người lớn ở đó liền dọa luôn: -Hạt mít mà vào trong bụng ha là nó lên cơn (cây) ở trỏng luôn đó. Tưởng đúng là thế thật lúc đó tôi lo hết hồn, cứ thế ngày này qua ngày khác lặng lẻ lo âu không biết hạt mít lúc nào mọc cây trong bụng. Thấy cây mít trong vườn nó to cao đến vầy bụng mình chịu chi nổi?! Đang bổi hổi lo lắng thì tôi lại ngẩu nhiên bị bệnh sốt rét. Nằm sốt lạnh run cầm cập mạ tôi vào chăm sóc, bà sờ tay lên trán tôi miệng lẩm bẩm: -Lên cơn sốt rồi. Sau đó bà ra ngoài tôi nghe rỏ mạ tôi nói với cha tôi ngoài đó: Thằng con đang lên cơn. Chỉ cần nghe có thế tôi như muốn sụp đỗ vậy là nuốt nhầm hạt mít nay nó mọc lên cây trong bụng tôi rồi! Tiếng phổ thông gọi cây thì tiếng miền Trung gọi là cơn đó là sự nhầm lẩn tai hại giửa cơn và cây để trùng với lên cơn sốt! Tôi khóc tức tưởi vì tin cây mít đang mọc trong bụng bệnh sốt rét của tôi càng thêm trầm trọng vì lo.

   Đúng là chuyện cười đùa của người lớn lại thành nổi khốn đốn cho trẻ thơ. Tiếc rằng người lớn không ai tâm lý để hiểu ra sự khờ dại trẻ con mà tôi phải sống trong hoang mang ngớ ngẩn đó.

2)    2) Đầu lộn ngược xuống đất

Tôi đang lúc bị ốm nặng thì gặp lụt lớn. Nhà tôi thời đó chỉ là một túp lều tranh nhỏ cha mạ tôi phải lo di chuyển mọi người trong gia đình sang ngôi nhà nhóm nhà hội họp của thôn ở cạnh nhà. Rồi cả nhà leo lên sàn cũng may có mấy tấm ván mà ngồi.

Tôi đau yếu đầu óc mụ mẩm lại phải hay đi tiểu không hiểu sao tôi vẩn có thể tự đi mà không ai dìu. Lần bước trên mấy tấm ván gác cheo leo trên sàn cao hàng mét để lần ra chổ đứng tiểu xuống nền nhà dưới đó nước lụt đã ngập. Mổi lần  như thế tôi thấy sao đầu mình đang lộn xuống đất còn chân thì quay lên trời. Đó là cái cảm giác kỳ ảo đầy kinh hải không gian trời đất hoàn toàn đảo lộn mà sao tôi không bị ngã nhào xuống đất? Cái cảm giác và sự may mắn kỳ lạ đó cho đến nay tôi vẩn không thể giải thích.

 

3)    3) Mạ ơi tắm rửa cho con, đi!

  Hết trận ốm này đến trận khác nhưng đây là trận ốm lâu nhất và nặng nhất. Tôi bị bệnh nằm liệt gường mạ tôi tìm hết cách chửa trị ấy là các bài thuốc dân gian cây cỏ quanh nhà. Mà không hề thuyên giảm tôi chỉ còn là một bộ xương nằm thoi thóp, mạ tôi buồn khổ bất lực nhìn tôi không biết có cách gì để cứu con.

   Bỗng một hôm mạ tôi nghe tiếng yếu ớt của tôi cất lên sau bao lâu tưởng như đã câm lặng:

- Mạ ơi hôm nay phải tắm rửa cho con, để con đi! -Mạ tôi sau này kể lại

    Mạ tôi nghe mà chết lặng người, đây là lời trăng trối của đứa con. Mạ tôi hốt hoảng nói lại với cha tôi rồi cả 2 cha mạ đi hỏi các bà con và những người cao niên trong xóm về bệnh tình tôi. Cùng tham khảo ý kiến mọi người có cách gì: Còn nước còn tát không? Cuối cùng đi đến thống nhất chỉ bằng cách là phải cầu khấn cha tôi là người vốn không ưa việc này nhưng cũng nghe theo.

   Mọi người nói rằng ở nhà nhóm của thôn có bàn thờ Thổ công xuân thu nhị kỳ hay ngày rằm thôn đều cúng tế. Mấy sáp nhỏ trong đó có tôi thường ra đó chơi phá tấm che bằng cót chui vào trong bàn thờ chơi trốn tìm hay lấy đồ thờ cúng ra chơi nên bị ngài quở bắt. Cha tôi nghe theo mua ít hương hoa đến bàn thờ nhà nhóm thôn thành tâm cầu khấn xin Thổ công chư vị tha cho đứa con còn non dại lổi lầm.

   Không biết có phải đã linh ứng sau lần cầu khấn đó của cha tôi mà bệnh tình của tôi tự nhiên có dấu hiệu chuyển biến. Dần dần khá hơn rồi tiến đến khỏi bệnh mà không có thuốc thang gì. Phải chăng thần linh ở thôn làng này đã cứu sống tôi, tiếc rằng nhà nhóm thôn sau đó do chiến tranh đã phá đi. Nhà thôn sau này làm mới không có nơi thờ thần làng nửa chỉ thờ ảnh Bác Hồ!

4)    4) Bệnh mày đay

     Cho đến ngày nay tôi vẩn nghe có loại bệnh mày đay nhưng chưa bao giờ gặp người mang bệnh tương tự này. Suốt quảng đời tuổi thơ tôi bệnh mày đay luôn là nổi ám ảnh suốt trong mùa đông xuân. Khắp cơ thể nổi mẩn lớn thì như đồng xu nhỏ thì như hạt đậu ngứa ngáy khó chịu. Hoặc gây ho hay đau bụng khi bị lặm vào trong. Rất kỵ gió và nước hay độ ẩm cao. Suốt vào mùa đông xuân hầu như tôi ở quanh xó bếp chỉ có hơi ấm của lửa mới giảm bớt con bệnh mày đay này. Tôi như thể bị cầm tù ngay ở tuổi thơ bay nhảy. Nhìn các bạn cùng trang lứa ngoài kia đang líu lo chạy nhảy mà héo hắt lòng. Sao mình khốn khổ thế này biết bao giờ làm sao mình khoát khỏi sẻ sung sướng biết bao. Với bệnh dị ứng thời tiết này đến thời hiên đại nay cũng khó tìm thuốc chửa. May sao khi đến tuổi trưởng thành con bệnh này tự nhiên biến mất không bao giờ còn xuất hiện nửa đây cũng là chuyện lạ.

5)    5) Bị hóc xương gà nhờ thầy lang cứu chữa (có bài riêng)

6)   6) Bệnh nói lắp (Cà lăm)

Trẻ con nói lắp chỉ là việc nhỏ nhưng với tôi nói lắp lại có bài ví như câu nói sau: - Con con con on on on... Đoi đoi ói ói ói… bụng ụ ụng ụng ụng… Cứ như súng liên thanh gặp phải nổ đạn xịt. Chẵng ai hiểu nối muốn nói gì tôi biết mà cố hết sức nhưng cái đầu và cổ họng lại đánh lộn nhau. Cái đầu đưa ra từ muốn nói còn cái cỗ cứ ậm ờ chẵng thể nói ra. Phải hơn 10 tuổi tôi mới có cơ nói thửa.

  7) Chăn trâu

   Tôi lớn lên đúng thời kỳ đầu vào HTX nông nghiệp cái thời với khẩu hiệu: HTX là nhà xã viên là chủ sướng ghê! Nghề đi chăn trâu là dành cho sáp trẻ tôi đóng góp trong số này. Chỉ trong khoảng 3 năm đi chăn trâu mà tôi đã gặp những tai họa hiếm ai như vậy.

a)    Gãy tay

Khi còn nhỏ theo chân anh cả đi chăn trâu tôi thích được cỡi trâu lắm. Một lần cơ hội thấy con trâu đứng dưới một bờ cao tôi muốn nhảy lên lưng để cưởi. Liền leo lên bờ nhảy một phát không ngờ vượt khỏi rơi xuống sang bên kia con trâu! May là không bị vở đầu nhưng, khi cố đứng lên một cánh tay sao ngắn hẳn. Anh tôi chạy đến tôi cố giơ tay ơ ơ sao thế này một cánh tay trông như cái giằng xay nó gãy vuông góc giửa cánh tay? Anh tôi liền cầm lấy đầu bàn tay đó kéo một phát nó thẵng ra tôi khóc như xé, may sao cánh tay đó không bị đứt lìa ra, dại dột!

    Cha tôi liền đưa đến một ông thầy lang có tên là ông Trẹo làng Trung ông ấy nắn bóp sửa sang cân chỉnh cho 2 cánh tay dài bằng nhau. Rồi bôi lên cánh tay bị gãy một lớp hồ trắng nhầy nhầy rồi cuộn một lớp giấy bổi, sau đó treo lên cỗ một sợi dây thế là xong. Chẵng có thuốc thang gì.

Tôi về nhà vẩn cứ chạy nhảy bình thường thế rồi lại bị ngã, cánh tay lại bị gãy một lần nửa! Lại phải quay trở lại ông thầy lang ông phải làm lại như lần trước. Rồi sau đó cánh tay tôi lành lặn trở lại bình thường còn khỏe hơn cánh tay không bị gãy mới lạ. Tôi cảm nhận rằng khoa học thời hiện đại ngày nay khi mà đã có đầy đủ mọi phương tiện, lại xử lý gẩy xương không thể bằng ông thầy lang miệt vườn thời xưa. Vừa đơn giản nhẹ nhàng tốn ít thời gian chẵng phải thuốc thang phương tiện cầu kỳ mà rất hiệu quả. Đây là điều thật khó giải thích.

        b)     Bị ngã trâu mất tiếng

   Tuổi thơ đi chăn trâu ở làng quê tôi có khác đó là suốt ngày cởi hay nằm trên lưng trâu bởi không có bãi chăn thả. Nên mùi vị của trâu và người luôn là một đặc biệt trong mùa nắng nóng. “Ai bảo chăn trâu là khổ…” vâng.

 Có lần cho trâu đi gặm cỏ trên bờ ruộng một mình, gặp phải một đoạn lở khá rộng. Con trâu đực to khỏe bỗng lồng lên nhảy qua đoạn đó tôi bất ngờ bay khỏi lưng trâu rơi bịt xuống đất, bất tỉnh.... Khi lơ mơ tỉnh lại tôi cố bò dậy nhưng có cái gì đó khác lạ trong ngực. Tôi cố ú ớ kêu lên nhưng hoàn toàn bất lực dù đã cố hết mình, mất tiếng!? Tôi hoang mang nhìn quanh cánh đồng không một bóng người. Con trâu bỏ tôi đi gặm cỏ một khoảng xa tôi cố gượng ngồi, mà sao lại mất tiếng làm sao có tiếng trở lại đây. Tình trạng mất tiếng này có ai đã từng gặp trong đời chưa? Không biết thời gian bao lâu cuối cùng rồi cũng giằng hắng được. Tôi lảo đảo đứng lên bước đến với con trâu rồi cố trèo lên lưng nó.

 Rồi đâu lại vào đó tôi lại tiếp tục cho trâu đi gặm cỏ như không hề có chuyện gì xẩy ra thật lạ. Và rồi tôi cũng chưa bao giờ kể cho ai câu chuyện ngã trâu mất tiếng xuýt chết đó.

      c)     Thoát chết đuối

   Đi chăn trâu cả lũ bạn chăn trâu xuống sông tắm tôi chưa biết bơi cũng theo sát. Đang say mê vùng vẩy bỗng tôi bị sa vào một chổ sâu. Tôi chới với ngụp lặn hoảng loạn trong nước chẵng ai biết để cứu.

  Tôi đã uống đầy bụng nước người đã chuyển sang trạng thái như nằm mơ tuy nhiên vẩn còn ở thế đứng lừng chừng trong nước. Trong lúc mấy đứa bạn đang vô tư kia vẩy vùng nô đùa bơi lặn tứ túng. Bỗng nhiên một đứa vô tình hay cố tình trêu chọc lao đúng vào người tôi làm tôi dịch chuyển đi một bước – Cứu mạng. Chỉ cần có thế chân tôi bỗng đạp xuống vùng đáy cạn hơn đầu nhô khỏi mặt nước, thoát chết! Tất cả số bạn tắm đó không đứa nào biết rằng tôi đã gặp nạn và thoát nạn. Lúc lên bờ tôi như người mất hồn loáng choáng như kẻ say rượu đó là hậu quả của sặc nước và bị ngạt thở khá lâu. Nhường như lúc này tôi không phải là người mà là con rối chăn trâu đầu trống rỗng. Vẩn cứ theo trâu theo bạn chăn trâu đến điểm cho trâu đằm. Rồi ngồi vô hồn cạnh một nhà máy bơm nước ngoài đồng. (Vị trí nhà máy bơm nước này khoảng 60 năm qua nay vẩn còn nguyên)

  Ở đây đã xẩy ra một chuyện lạ đến nay tôi mới thổ lộ mà ký ức trẻ thơ đã chứng kiến không thể quên. Bỗng thấy một con quạ đen từ đâu bay đến đỗ ngay trên nhà bơm nước rất gần với tôi, bình thường không con chim nào dám đậu gần như vậy. Con quạ lông lá xơ xác lại bị ướt sũng những giọt nước từ trên lông nhỏ giọt xuống. Có cái gì đó tương đồng như hình ảnh chính tôi mới thoát chết đuối lên. Rồi con quạ cũng bay đi đâu mất. Điều kỳ lạ là ngay lúc đó tôi trở lại tỉnh táo không còn u mê như mơ ngủ nửa?

   Suýt bị chết đuối mà chẵng ai biết để cứu, đến khi thoát chết cũng chẵng ai hay để đưa đi cấp cứu. Tôi lặng lẻ như thế mình tôi, cả gia đình tôi và mọi người không hề ai biết. Những thách thức kể cả tính mạng khi trẻ nhỏ buộc phải đi chăn trâu để kiếm sống.

d)    Bắt rận: Thời chăn trâu có thời điểm trên người tôi có hàng trăm đến hàng ngàn con rận hút máu tôi mà không biết. Đã có một bài riêng về chuyện này.

    8) Đoạn kết

Thế đó với Tuổi thơ khốn khổ đó là ký ức may mắn còn ưu giử lại của tôi. Hết đối mặt với mọi bệnh tật không thuốc thang bệnh viện. Lại tiếp đến những tai họa không lường đi suốt tuổi thơ tôi. Chỉ nhờ vào số mạng và sự may mắn nào đó cuộc sống của con người vào thời đó thật đơn giản, thật tự nhiên. Tự nhiên như vốn có trên trái đất này con người cùng muôn loài được sinh ra tự đấu tranh để sinh tồn. Nếu như được lựa chọn cách sống trở lại với tuổi thơ thì tôi vẩn cứ chọn tuổi thơ đầy thách thức khổ ải bệnh tật mà tôi từng trải. Đó mới chính là sự công bằng vượt qua mọi thách thức tồn tại hay không tồn tại trong quy luật tự nhiên đấu tranh và sinh tồn.

Lê Văn Thưa

Bí ẩn thầy lang miệt vườn xưa chữa hóc xương

 


Người xưa rất lo ngại nếu bị mắc xương gà bởi xương gà là thứ cứng sắc nhọn rất có hại dường như là vô phương cứu chữa vì chưa có bệnh viện! Tuổi thơ tôi đã vướng phải điều đáng lo này bị hóc xương gà đã sau mấy ngày không thể ăn được.

Trong dân gian thì có rất nhiều cách chửa mắc xương nhưng không phải những mẹo đơn thuần này. Khi cha mẹ tôi đang cuống lên thì cũng có được tin rằng ở thôn Trúc ly ngay trong xã nhà có một thầy lang vườn nghe nói ông chữa được nhiều người bị hóc xương. Đây là dịp tôi xin chuyển tải đến với mọi người câu chuyên này, đây là một cách chửa bệnh lạ thời cổ xưa mà lịch sử nhân loại chưa ghi nhận hay chưa biết đến. Cha tôi đi mời thầy và ông thầy lang đã nhận lời đến ngay. Thầy đến nhà bảo tôi ngồi ngay giửa nhà rồi thầy ngỏ ý có 2 cách chửa, khi nhìn tôi thầy đánh giá chỉ bằng cách đơn giản ở tại nhà, cách khác là thầy phải leo lên mái nhà. Sau khi thầy thắp mấy que nhang khấn vái gì đó thầy bảo đội cho tôi cái nón. Rồi nhắc tôi khi nào nghe thầy kêu tên thì dạ. Thầy cầm một bát nước lã đứng bên tôi rồi thầy gọi tên, tôi: -Dạ; thầy hô tiếp: -Xuống, rồi đỗ ngay bát nước lã lên nón trên đầu tôi. Kỳ lạ thay một cảm giác nuốt xuất hiện trong cỗ họng tôi như nuốt xuống một miếng ăn bình thường cảm giác rất rỏ ràng từ từ trôi xuống bụng. Ngay sau đó tôi thấy cỗ thông không còn vướng mắc nửa và rồi tôi ăn uống bình thường.

  Tuy nhiên vài ngày sau mặc dù ăn uống không việc gì nhưng cứ có cảm giác cái gì đó vướng vướng ở cỗ. Cứ nghỉ chắc xương chưa xuống hết nên cha tôi đi mời thầy một lần nửa, thầy không nề hà đến ngay. Lần này thầy chuyển sang cách chửa trị khác. Tôi vẩn ngồi giửa nhà (giửa mái nhà không phải ở nóc) rồi thầy trèo lên mái nhà ngay trên đầu tôi thầy gở tranh lợp ra thũng xuống một khoảng nhỏ. Thầy làm phép giống y như lần trước chỉ khác thầy đỗ bát nước lã từ trên mái nhà xuống tôi dưới nền nhà. Tôi lại có cảm giác nuốt cũng như lần trước không khác gì.

Điều đáng nói thầy không hề nhận tiền công thầy nói đây là việc làm phúc, khi hành nghề thầy lại phải cuốc bộ đến tận nhà bệnh nhân dù xa hàng cây số! Khốn nổi thời đó không có món gì đễ làm quà cho thầy mà hẳn là nếu có thầy cũng sẻ không bao giờ nhận.

   Cho đến mãi sau này khi tôi lớn lên đủ nhận thức mới hiểu ra rằng tôi đã làm khó cho thầy chửa hóc xương cho tôi, phải quay lại lần hai. Bởi chỉ cần chửa lần đầu là đã hiệu quả, chỉ vì cái xương hóc khá lớn khi mắc và khi trôi xuống nó đã gây xây xát chút đĩnh trong cỗ họng. Nên gây ra sưng thậm chí là viêm sau một thời gian nhất định mới lành là đương nhiên.

Như trên tôi đã nói: lịch sử nhân loại chưa ghi nhận đến cách chửa bệnh cỗ xưa này. Đơn giản, hiệu quả không cần đến thuốc men dụng cụ đây là điều kỳ lạ như thần thông biến hóa chuyện cỗ tích. Lại là sự thật mà tôi được may mắn là nhân chứng.

   Từ đó đến nay đã hơn 60 năm con người đã đi đến các đĩnh cao trí tuệ của nhân loại. Vì sao không thể kế thừa sáng tạo hơn cái cách chửa bệnh không cần tiếp xúc, chỉ tốn 1 bát nước lã? Vâng bát nước lã cũng là tốn kém nếu ở nơi khan hiếm quê tôi lại dư thừa. Có thể người ta sẻ qui cho ông thầy lang này đã dùng đến thuật pháp mê tinh dị đoan nào đó chửa bệnh. Vậy thì đã sao khi mà kết quả cuối cùng bệnh nhân lành bệnh một cách nhẹ nhàng nhanh chóng không hề tốn kém gì. Chửa bệnh chỉ bằng 1 bát nước lã nghe cứ như là sự giểu cợt đây mới là điều đáng bàn cải và suy ngẩm đến. Phải chăng lý thuyết về “Hiệu ứng cánh bướm” mà khoa học ngày nay đã đặt ra và đang nghiên cứu đến. Tên gọi là lý thuyết hổn loạn “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. Thì người Việt xưa tận nơi thôn quê nghèo khó lạc hậu đã biết tác động vào kênh điều khiển nào đó ở con người dùng nó để chửa bệnh? Nếu không dựa vào lý thuyết “Hiệu ứng cánh bướm”  hay đại loại như vậy để nhìn nhận về cách chửa bệnh xưa. Thì không có cách nào lý giải được vì sao một ông thầy lang miệt vườn làm được cái mà khoa  học ngày nay không thể hay chứng minh được cách làm của người xưa?

Trớ trêu thay ông thầy lang đó tôi lại chẵng biết tên bởi từ khi tôi mới năm bảy tuổi và rồi cũng chẵng ai nhớ hay nhắc đến ông thời gian đã xóa nhòa đi tất cả. Chắc ông thầy lang cũng muốn như vậy sinh ra từ cát bụi chết đi cũng thành cát bụi đó là cái triết lý của vạn vật tự nhiên. Thiên tài là một danh từ, nhưng thiên tai không thể chỉ dành riêng cho các nhà chính trị, quân sự, khoa học. Định nghĩa rằng: Thiên tài thường gắn liền với những thành tựu chưa từng thấy bao giờ. Vâng theo tôi ông thầy lang không biết tên này đã: “gắn liền với thành tựu chưa từng thấy bao giờ”. Bởi cách chửa bệnh kỳ diệu của ông cho đến ngày nay không ai có thể làm được thì đó chỉ là Thiên tài. Thế vẩn chưa là đủ ông từng có thể đã chửa bệnh cứu sống cho hàng trăm hàng ngàn con bệnh ở miền quê khi chưa có bệnh viện. Cả hàng trăm hàng ngàn người bệnh đó không phải tốn 1 đồng xu nào cho chi phí. Bởi phương châm của người thầy lang này đi chửa bệnh là làm phúc đức, cứ mặc nhiên cho bản thân và gia đình sống trong thiếu thốn nghèo khổ với cuộc đời. Đây là sự Vĩ đại một thầy lang miệt vườn hội đủ Thiên tài và Vĩ đại như thế đấy. Kính cẩn với linh hồn của một người thầy lang xưa đã sinh ra từ cát bụi chết đi cũng thành cát bụi này.

 

 Lê Văn Thưa


Thi bắt rận cùng “AQ”

 

 

   Lớn lên tôi đã từng đọc “AQ chính truyện” của văn hào Lỗ Tấn. Mới biết loài rận cũng có khắp nơi điều quan trọng tôi lại có nét tương đồng với AQ. Nhưng xem ra nhân vật AQ và lão Vương Râu thi nhau bắt rận lại tỏ ra còn quá khiêm nhường. Phải lần mò mãi mới bắt được đâu dăm bảy con rận đã muốn khoe. Chẵng dấu gì đó không đáng một phần trăm hay là phần ngàn mà chính tôi đã từng sở hữu về rận. Một bên là truyện của nhà văn một bên là rận của chính mình từng thoát ra bằng da thịt!

   Tôi không rỏ vào thời điểm này là bao nhiêu tuổi, chắc vào khoảng 7, 8, 9 tuổi gì đó (vào thập niên 60 thế kỷ trước). Đây là giai đoạn tôi đi chăn trâu vì nhà quá nghèo mới học lớp 3 đã phải bỏ học. Suốt ngày trên lưng trâu, vào mùa cày 4 giờ sáng đã phải mở trâu cho đi gặm cỏ để sáng ra đi cày. Trâu này không phải của gia đình tôi mà là trâu của hợp tác xã đang thời kỳ tiến lên xã hội chủ nghĩa và CSCN đấy. Sáng trâu, trưa trâu, tối trâu vào lúc này mùi trâu lại nặng hơn mùi người của tôi và đen đúa cũng như trâu vậy!

 Trong một ngày đi chăn trâu tôi bị lấm ướt nên vào giếng khe nước động để tắm giặt (một nơi cả làng lấy nước ăn uống và tắm giặt vào thời đó). Cởi áo quần ra vì quần lấm bùn nên tôi lấy quần đùi để giặt. Cái gọi là quần đùi thực ra đây là một mớ ghẻ hỗ lốn đã củ kỹ được mạ tôi tận dụng khâu thành quần đùi trẻ con. Nó lại được vá đi vá lại nhiều lần gọi là vá chằng vá đụp mà tôi chỉ có một cái nầy duy nhất. Quần dài thì trẻ con tuổi như tôi chưa có tôi nhớ mãi sau này khi lớn lên thanh niên lần đầu tiên mạ tôi mới gắng mua một tấm vải ngang để đi may quần dài cho tôi. Khỏi bàn về khâu quần áo cái thời khốn nạn hay khốn cùng này.

  Lại nói tiếp chiếc quần khi tôi nhấn chiếc quần đùi xuống nước để giặt thì thấy nổi lên một lớp như kiến to kiến nhỏ ngọ ngậy trên mặt nước. Nhìn kỷ thì ra là rận tôi phát hoảng ở đâu ra nhiều rận đến thế? tôi lôi chiếc quần lên lật bên trong quần thì ôi thôi dày đặc rận và trứng rận nó còn nằm đầy trong các lớp vá đụp. Không giặt nửa cầm nguyên cái quần ướt đầy rận phải chạy về để mách mạ. Đúng rồi ở vào tuổi này cái gì thấy quan trọng là cần phải mách mẹ rận nhiều đến thế. Vậy là tôi phải ở truồng phi một mạch về nhà cách khoảng 300m. -Mạ ơi nhiều nhiều trấn (rận) lắm. Mạ tôi hớt hải cầm lấy chiếc quần định để bắt rận nhưng khi nhìn vào đã hoa cả mắt không thể bắt nổi. Bà liền sáng kiến đặt cái quần trên tấm gỗ rồi lấy một cái bát sứ chà lên. Chà đến đâu nghe tiếng kêu rắc rắc rắc... giống như lão Vương Râu xồm và AQ cắn rận trong Chính truyện. Có điều chà như này được nhanh, nhiều lại nghe tiếng kêu liên thanh ấn tượng hiện đại lên nhiều. Chứ không phải chốc chốc mới nghe phát một, tiếng cốp lạc lỏng, rời rạc như Vương Râu Xồm và AQ cắn rận kia. Nhưng rồi mạ tôi nhận ra nó chẵng là gì bằng cách chà này với cái quần của con nhung nhúc đầy rận. Cuối cùng mạ tôi cũng tìm ra cách lấy ra cái nồi đất dùng để thổi cơm ấy bỏ chiếc quần vào đỗ nước rồi đem đun sôi. Một sáng kiến hay cùng nổi buồn của lòng mẹ. Chỉ bằng cách này cả trăm, ngàn con rận cùng trứng bám đầy quần phút chốc bị tiêu diệt gọn. Có mà AQ và Vương Râu bắt rận suốt cả năm cũng chẵng bằng một góc số rận khũng ở tôi một đứa trẻ. Sau lần tận diệt rận đó tối tôi nằm ngủ bỗng yên giấc chớ không phải luôn tay cào cấu suốt đêm như trước đó.

   Mạ tôi suốt ngày với bao công việc đồng áng, cơm áo gạo tiền trong gia đình nghèo khó 6 miệng ăn. Còn tôi thì suốt trên lưng trâu làm gì có thời gian để gọi là mẹ con quan tâm. Sự chăm sóc ư? đó là cả một thứ xa xĩ không thể có vào cái thời bấy giờ. Ngày nay thật khó mà tưởng tượng khi một đứa trẻ thời tôi lại chỉ có mổi chiếc quần đùi vá chằng vá đụp. Thật khó để hình dung vậy làm sao mà giặt, chỉ có là ở truồng đó là lý do lắm rận. Không riêng gì một chiếc quần đùi, tối ngủ cả 3,4 cha con trên giường đêm rét căm căm mà chỉ có mổi chiếc chiếu để đắp lên. Một thứ đem đắp lấy lệ đã trơ đầu lại hở chân. Lạnh quá mới đi kiếm thêm cái đắp ở nơi túp lều gọi là nhà. Tìm chỉ thấy mổi chiếc loại bao tải bằng đay xưa củ đã rách lổ chổ cả mấy anh em cố chen chân vào bao. Ôi có ấm hơn nhưng sặc mùi phân gián và mốc ẩm xót xáy. Thế đấy đây là một thực tế cuộc sống chắc không riêng gì gia đình tôi mà thế hệ tôi trở về trước đã trải qua.

   Như thế có phải là đáng xấu hỗ không hỡi đời?! Cung bậc của cuộc đời đã từng khốn cùng đến thế, Có những khía cạnh còn trên cả AQ và Chí phèo nhân vật của thời đại. Vậy mà sao tôi không hề biết khổ hoặc kêu rằng khổ? Cũng không ai biết để mà viết hay biết mà cố lờ đi, phản ánh lên cái hiện thực những khổ đau tủi nhục toát lên từ cuộc sống này?

Lê Văn Thưa

Thời cơm mem

Ngày nay nhìn con cháu thi nhau nuôi con nhỏ mà phát ớn. Cứ phải ép cho con ăn dù nó không hề muốn, khi đã đủ nhu cầu. Trong nhà đang lúc đầy mâm cỗ thịt cá ê hề nhưng nhất quyết phải đi mua sữa cho con uống dù con lớn đã biết ăn cơm!? Cuộc đời tôi thời bé cùng với thế hệ trước thì hoàn toàn ngược lại, của đáng tội lúc nào cũng thèm cái ăn vì thiếu đói.

Cơm không có ăn áo không đủ mặc là bài ca muôn thủa thời đó, vậy muốn đặt ra là làm sao mà tồn tại? Ấy vậy mà họ vẩn tồn tại phát triển như con người cùng vạn vật muôn loài vẩn trường tồn ngàn vạn năm nay đó thôi.  Khi lớn lên thế hệ thiếu đói này xem ra lại rất thành người, còn phương phi mạnh khỏe nửa. Cha mẹ suốt ngày lo đi làm kiếm sống anh chị em nhỏ nheo nhóc ở nhà tự lo lấy đứa lớn bế đứa bé còn phải làm bao nhiêu thứ việc. Đến bửa ăn thì đứa lớn được ăn cơm trộn khoai, sắn khô hay húp cháo. Thức ăn với rau luộc, muối rang (món đặc sản muối rang ngày nay không hề thấy). Lâu lâu cũng có cá, cua đồng, ốc tự mò bắt được ở ruộng. Đến dịp tết mới có chút thịt lợn. Chỉ em bé chưa biết nhai sẻ được ưu tiên mẹ cho ăn. Đó là một lưng chén tuyền cơm được nhặt ra từ trong nồi cơm độn. Mẹ cho cơm vào miệng từng miếng rồi nhai nhuyễn chốc chốc lại chấm vào một tý muối. Rồi mớm thẳng vào miệng cho em bé, đây gọi là mem cơm. Ngày nay mà nghe nói thế chắc là buồn nôn thật là sự gớm giếc kinh tởm mất vệ sinh hết chịu nổi. Nhưng thử hỏi thế hệ trước người Việt nam ai mà không qua ăn cơm mem từ miệng của mẹ và bà?

    Giờ nhắc lại nghe ra thật chướng tai, nhưng đó lại là một thực tế mà cuộc sống ngày xưa ông cha đã từng trải qua. Đó không phải chỉ dăm ba chục năm của thời hiện đại này mà trải qua suốt hàng ngàn năm hình thành nên bề dày của lịch sử nhân loại. Cũng cần ôn lại để mà thêm hiểu biết, để mà nể phục những khó khăn cực khổ của thời cha ông tổ tiên mình. Nhưng trên hết phải biết cách sinh tồn hợp lý không thể nuôi dạy con theo kiểu nhồi nhét áp đặt theo kiểu sách vở của thời hiện đại.

Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Số của chiếc xe máy?


 Lần đầu tiên sắm xe máy vào thời đó xe máy là thứ xa xĩ đắt đỏ ai cũng quan tâm. Nên khi tôi mua xe về nhiều người bàn luận người thì bảo loại này ăn xăng người kia thì nói lợi xăng. Tôi thì bảo vậy thì thử xem đong vào 1 lít xăng chạy được bao km là biết ngay. Tôi thực hiện liền lại đúng vào dịp công an mới cấp biển số xe theo thứ tự ngẩu nhiên xe tôi mang số 0279. Nghe người ta nói đó là số đẹp. Rồi một hôm tôi đang chạy xe bỗng xe tắt máy tôi mới sực nhớ ra mình đang thử chạy 1 lít xăng. Tôi liền xuống để đọc công tơ mét, nhìn vào số công tơ sao lại thấy nó ngờ ngợ quen quen thế này? Ơ mà quen gì ở con số báo của công tơ mét là 0279 km bỗng tôi sực nhớ ra đây lại chính là biển số xe của tôi 0279 mới gắn ở xe. Không thể tin nổi sự ngẩu nhiên kỳ lạ đến vậy. Nếu tính đến xác suất thì trường hợp này chỉ xẩy ra 1/ vô cùng, nghĩa là chỉ có mổi trường hợp duy nhất này.


Lê Văn Thưa


Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Họa trên biển lạc đến quần đảo Nam du

Một nơi đão xa, xa không những chỉ là không gian mà xa cả với thời gian. Đó là một vùng đất xa xôi ở vùng biển Tây nam đất nước nơi mà một thời: Năm tháng theo chiến tranh đi suốt thời trai trẻ. Vâng đó là những năm tháng tôi làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Căm pu chia. Đây không thể ở đâu khác chính là Phú quốc kiên giang ở đơn vị tôi là vùng 5 Hải quân. Trước hết tôi xin dưới thiệu sơ bộ về vùng biển mà nó liên quan đến câu chuyện tôi kể này
      Năm 1984 tôi được giao nhiệm vụ đi công tác ở Sài gòn lúc đó tôi ở bộ phận tác chiến vùng 5 hải quân làm nhiệm vụ ở hải cảng Kông pông som Căm pu chia. Từ đây tôi theo con đường bộ số 4 Kông pông som - Phnom pênh rồi về Sài gòn. Xong việc tôi quay về Kiên giang để từ đây theo tuyến tàu đi đảo Phú quốc rồi từ Phú quốc lại sang Kông pông som Căm pu chia.
     Tôi về cảng biển Rạch giá đúng vào đợt gió chướng không có con tàu nào ra khơi vào thời điểm nầy. Tôi phải đợi chờ nhiều ngày trong lúc tiền ăn đã hết! Suốt ruột quá nhưng rồi cũng có 1 chiếc tàu gỗ chở lương thực của đoàn 133 hải quân đi Phú quốc. Tôi liên hệ xin đi, một người đồng đội ở trạm khách Rạch giá đã khuyên tôi không nên vì thời tiết đang rất xấu. Tôi không nghe vì đợi quá lâu rồi. Tàu xuất phát từ cảng Rạch giá ngoài thủy thủ còn có vài người là quân đội xin đi nhờ. Khoảng vài ba tiếng đầu tưởng như êm xuôi sóng gió không đến nổi nào. Tuy nhiên khi tầu vượt qua hòn Nghệ thì sự thách thức với biển cả mới bắt đầu. Con tàu gỗ khá nhỏ củ kỷ chở 20 tấn hàng lọt thỏm giửa muôn con sóng bạc đầu dằn dữ. Cuộc vật lộn bắt đầu con tàu quá nhỏ nhoi giửa mênh mông biển cả, vừa ngoi lên đợt sóng này lại bị dìm xuống lớp sóng khác. Nếu ai đã từng đi tàu biển gặp phải lúc sóng gió lớn mới có thể hình dung. Nhưng đó chưa phải là tất cả khi phải ở trên 1 con tàu gỗ đã củ kỷ lại chở nặng hàng. Con tàu dường như không thể tiến lên dù máy móc đã hoạt động cật lực. Các thủy thủ còn phải lo mọi thứ để điều khiển tàu đó có thể phần nào khuây nguôi. Còn khách đi tàu như tôi mới là đáng sợ lúc này không thể đứng tất nhiên rồi dù có muốn ngồi cũng không xong. Bởi con người bị quăng quật trên sàn tàu không thể bám víu vào đâu trước các con sóng. Chỉ có một cách duy nhất đó là gang người nghĩa là: Nằm xuống sàn 2 chân đạp vào thành tàu còn 2 tay vươn lên chống vào thành tầu bên kia. Phải gồng mình hết lực nếu không muốn lăn lông lốc hay bị rơi ra khỏi tầu. Nhưng âm thanh lúc nầy mới là nổi kinh hoàng ngoài sóng gió ào ạt là tiếng của chính con tầu. Đây không phải là tiếng máy vì nó trở nên quá nhỏ nhoi lọt thỏm. Mà là tiếng rên xiết từ mọi loại đinh ốc thứ liên kết con tàu gỗ trước áp lực vặn xoắn, giằng xé, bứt dật, của sóng dữ. Cái điệp khúc ghê rợn: Rào ào… ắc rắc rắc ắc ắc… kinh dị không ngưng nghỉ. Tưởng chừng đến giây phút con tầu gỗ hết chịu nổi đinh ốc bung ra vỡ vụn. Đó sẻ thành dấu tích cuối cùng sót lại những mảnh gỗ thân tàu trôi nổi trên biển!
 Nổi kinh hoàng mà tôi đã trải qua trên con tầu giửa mênh mông thét gào của biển cả. Vào lúc đó bỗng người thuyền trưởng tiết lộ con tàu rệu rảo đã quá sức không còn tiến lên được nửa!? Phải chăng đây lại là con tàu thứ 2 chịu lâm nạn cũng chính ở quảng khu vực này? (1 con tàu hải quân Vùng 5 hiệu: CLM6 đã bị chìm ở đây cũng do sóng gió) Thực ra ngay vào thời điểm cốt tử này con người ai cũng không kịp để mà hoang mang trước thảm họa có thể ập đến vì phải lo dồn dập chống đỡ. Bỗng viên thuyền trưởng đã đưa ra một quyết định cực chẵng đã khi con tàu không thể tiến lên. Buộc phải chuyển một hướng duy nhất xuôi theo hướng gió, nghĩa là theo hướng vô định! Con tàu dường như quay hướng 90 độ và sự chuyển hướng đã thấy ngay có tác dụng. Sự rung lắc tiếng răng rắc cũng thấy giảm đi và đây đúng là một quyết định sống còn… Nhưng lại gặp phải thách thức khác là con tàu đang đi đâu về đâu giửa mênh mông biển cả không bến bờ này!?... Nhưng rồi sự thách thức không thể cứ dằng dai mãi suốt cả 1 ngày khi trời đã ngã về chiều tối. Sau khoảng 3 tiếng tàu ỳ ạch chạy theo chiều gió thì bỗng xuất hiện mù mờ trước mắt một hòn đảo. Niềm hy vọng đây rồi! dần dần thấy rỏ hơn thật bất ngờ lại nhằm đúng vào quần đảo Nam du. Tất cả mọi người trên tàu gần như vở òa dù không thành lời.
  Thuyền cập bến cũng là vừa lúc trời xẩm tối. Quần đảo Nam du cũng là khu vực do vùng 5 hải quân đảm nhiệm nhưng không có lực lượng đóng quân ở đây. Lần đầu tiên tôi lên đảo Nam du một hòn đảo ở mãi tận cực nam của đất nước. Ở đây vẩn có người dân sinh sống khá đông nghề đánh bắt hải sản cũng là điểm cho các tàu thuyền đánh cá hoạt động ở vùng này ra vào trú đậu. Tất cả mọi người dân ở đây hầu hết nhà nào cũng bán hàng quán. Tất nhiên rồi để phục vụ cho tàu bè cập bến dù không phải lúc nào cũng nhộn nhịp. Thậm chí là thường vắng tanh vì ở nơi đảo xa. Con tàu tôi phải dừng 4, 5 ngày ở đây ban đầu tưởng đơn vị đoàn 133 phải điều tàu ra kéo về. Nhưng sau đó tàu tự sử chửa được để trở về đảo Phú quốc.
  Ở Rạch giá trước khi lên tầu ra đảo Phú quốc qua máy thông tin của đơn vị tôi đã điện báo trước ngày trở về đơn vị. Nhưng mãi gần 1 tuần sau chẵng thấy đâu! Không ai bảo ai nhưng chắc là gặp phải sự cố chẵng lành. Rồi vào 1 ngày tôi bất ngờ xuất hiện ở bộ phận hậu phương Phú quốc. Anh em ai nấy đều tròn mắt ngạc nhiên mừng rỡ: -Ủa tưởng ông vượt biên sang In đô, Mã lai hay “vỗ béo cho cá biển” rồi…
  Một kỹ niệm không thể quên về đời lính chiến. Trong nhiều lần thách thức trước sự sống và cái chết tuy nhiên tất cả thường chỉ xẩy ra trong vài phút giây, vài giờ đồng hồ. Lần này thì lãnh trọn bằng sóng gió vùi dập suốt cả một ngày trời lênh đênh trên biển vắng. May thoát nạn mà trở về không thì đã thành liệt sĩ không thây gửi nắm xương tàn dưới đáy biển xa rồi.
Dường như cuộc đời sinh ra tôi để mà gặp nhiều thách thức. Điều kỳ diệu là số phận vẩn cứ run rủi vượt qua để mà ngắc ngoãi sống.

Lê Văn Thưa


Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Bỗng mình có tên trong lưu trữ KHCN quốc gia

Ấy là vào năm 2010 trong một lần tìm kiến trên intenet bỗng phát hiện ra tên của chính mình trong kho thông tin dữ liệu Khoa học công nghệ quốc gia. Cái gì mà dữ dội thế này mà bản thân không hề biết?
    Tôi mới lưu lại thông tin này để về thử xem xét vì mình chưa từng liên hệ gì với quốc gia đại sự về khoa học. Lục tìm mãi trong trí nhớ thì mới lờ mờ phát hiện ra là cách đó cũng hơn 10 năm 1999. Vào thời đó tôi đang say mê với điện tử, của đáng tội chẵng dấu gì đã ít chữ lại lao vào thứ rối rắm. Tất cả đều tự mày mò học hỏi rồi sửa chửa đồ điện tử. Như ra đi ô, cát séc, ti vi, tự lắp cả âm ly... lại còn bày đặt sáng chế ra một số mạch điện tử đơn giản. Cái mạch điện tử nằm trong dữ liệu quốc gia chính là một sự ngẩu nhiên. Tôi sáng kiến ra mạch hẹn giờ này là để dùng trong gia đình tôi thấy nó rất tiện dụng. Nên mới gửi mạch điện sáng kiến này đến Tạp chí Điện tử (giai đoạn này cả nước có một tạp chí Điện tử). Gửi đi rồi từ đó mất tiêu luôn chẵng thấy ai nhắn gửi gì về cái sáng kiến đó!… Cho đến hơn 10 năm sau khi mà tôi bất ngờ phát hiện mình có tên trong dữ liệu KHCN quốc gia. Thì chính là cái sáng kiến đó tôi đã gửi đến và được đăng ngay trong tạp chí Điện tử. Lẻ ra tòa soạn này phải gửi tạp chí có đăng bài đồng thời gửi tiền nhuận bút cho tác giả. Đằng này bỏ qua, bỏ quên luôn tác giả đã đỗ bao mồ hôi công sức trí tuệ để sáng tạo ra! Chẵng lẻ tôi phải kiện vì sao tôi có sáng kiến nằm trong dữ liệu KHCN quốc gia mà tôi không hề được biết? Ha ha nghe ra mới thấy sự nực cười khó hiểu. Cũng may cái sáng kiến này của tôi đăng trên tạp chí Điện tử đã được cơ quan chức năng quan tâm tổng hợp lưu giử lại. Đó là dự an ủi cho tôi, tôi cảm thấy tự tin về những đóng góp sáng kiến của mình về lĩnh vực điện tử.

   Nhân đây tôi cũng xin bật mí thêm cái mạch hẹn giờ sáng kiến của tôi dùng trong gia đình đã qua hơn 20 năm nay vẩn còn hoạt động tốt. Nói chung những thứ điện tử tôi tự làm ra chẵng thấy hư hỏng gì như cái âm ly tự lắp gần 30 năm nay còn dùng tốt. Súng dùng hàn thiếc cũng vậy.
---------------------------------------------------------

Chỉ số đề mục:
47.41 - Mạch vô tuyến điện tử
45.31 - Khí cụ điện
Dạng tài liệu:  Bài trích tạp chí
Tác giả:  Lê Văn Thưa
Nhan đề:  Mạch hẹn giờ đa dụng
Nguồn trích:  Tạp chí Điện tử
Năm xuất bản:  1999
Số:  3
Trang:  38
ISSN:  0868-2747
Từ khoá:  Bộ hẹn giờ;  Mạch điện;  Nguyên lý vận hành;  Thiết bị điện 
 gia dụng; Hẹn giờ

Tóm tắt

Kí hiệu kho:  TTTTKHCNQG, CVv 138
Phiên bản ZoSTD .Ver01, được thực hiện bởi VISTA Software Group.
24 Lý Thường Kiệt, Hà nội, Tel.:84-04-8246325, 
E-mail: nguyenbn@vista.gov.vn






Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Sớm tìm lời giải về Covid 19 để cứu người


  
Trận dịch cúm thế kỷ mang tên virus Vũ hán hơn 2 tháng nay đang ở đĩnh cao. Không ai hình dung nổi còn thiệt hại đến đâu bao lâu mới kết thúc. 
  Cả thế giới đang bị chao đảo lún sâu bị cách ly cô lập bởi sự lây nhiễm sự khốc liệt của dịch bệnh. Trớ trêu thay khi nền khoa học công nghệ đang phát triển ở đĩnh cao mà không một ai có thể hình dung có thể ngờ tới dịch bệnh nghiêm trọng này. Trước một loài vô hình chưa hẳn là virus chỉ là chuổi protein mà nó có thể tấn công vào con người có trí khôn vượt trội phải điêu đứng. Đây chính là bài học đắt giá đánh thẵng vào sự kiêu hãnh của loài người.
  Phải vật lộn với con bệnh đang hoành hành chưa ai kịp hiểu ra điều gì để có sự nhìn nhận thấu đáo… Nhưng sơ sơ cũng đã thấy ở những nước Âu Mỹ có nền kinh tế vững chắc có khoa học công nghệ hiện đại lại bị thiệt hại hết sức nặng nề. Về mức độ người nhiễm bệnh cùng số lượng tử vong cao ngất! Ngược lại những nước như ở vùng đông nam Á nghèo nàn lạc hậu nền khoa học chậm phát triển. Thì dường như lại yên lành mức độ lây nhiễm bệnh hết sức hạn chế. Dù có nguồn lây nhiễm bệnh rất rỏ ràng nhưng sự phát tán chỉ nhỏ giọt không đáng kể. Phải kể đến các nước như: Việt nam, Myanma, Căm pu chia, Lào… Điều gì đã dẩn đến hiện tượng khác thường này. Người dân các nước quanh vùng này dường như đã có dấu hiệu miễn nhiễm với Covid 19?
    Còn quá sớm để khẵng định một điều gì nhưng các nhà khoa học cần tranh thủ nhìn nhận để sớm tìm ra phương cách điều trị cho nhiều vùng dân cư bị dịch bệnh viêm phổi hoành hành gây thiệt hại nặng nề trên khắp thế giới.

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Suy ngẫm về COVID-19 ở Việt nam



  Con tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt từng ghé thăm Đà nẵng vào đầu tháng 3/2020. Qua thông tin được biết trong số các thủy thủ lên bờ giao lưu với Việt nam. Có 3 thủy thủ bị nhiễm COVID-19 hiện nay trên con tàu này (theo tin LIVE Thời sự Thế Giới) có đến 300 thủy thủ bị lây nhiễm bệnh, thật đáng buồn! Con tàu này không còn theo lộ trình đi trên biển Đông mà phải đến neo đậu ở đảo Guam. Không ai khẳng định do lây nhiễm ở đâu nhưng vào Đà nẵng là nơi tiếp cận đáng kể đến nhất.
 Cũng cần đặt ra để suy ngẩm nếu bị nhiễm bệnh ở Đà nẵng nơi có cuộc giao lưu với thủy thủ tàu. Thì lây nhiễm với ai? trong lúc vào thời điểm đó cả nước VN chưa đến 20 ca nhiễm bệnh đều ở cách xa Đà nẵng cả ngàn km. Mặt khác những người VN từng giao lưu với thủy thủ con tàu này về sau cũng không thấy có ai mắc bệnh… Tuy nhiên cũng còn một giả thiết có vẻ là mơ hồ. Phải chăng người Việt ta có thể có một lượng người đáng kể nào đó có thể miễn dịch với COVID-19? Đã qua mấy tháng dịch bệnh ở VN đã từng xẩy ra những nguy cơ tiềm năng. Đáng lẻ sẻ bùng phát dịch bệnh lớn nhưng chỉ thấy sự lây nhiễm ở cấp độ nhỏ. Đây chính là cơ sở để suy nghỉ đến lý do vì sao?

Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Vẩn còn hy vọng



Điều bất ngờ là nguồn lây nhiễm dich cúm Vũ hán lại phát tác nguy cơ lớn từ chính bệnh viện. Mà lại nhằm vào bệnh viện Bạch mai một viện tuyến trung ương đứng đầu cả nước! Cũng còn một hy vọng đó là người Việt có thể sẻ có sự miễn dịch nào đó đối với loại dịch cúm này. Để làm giảm thiểu được sự lây lan trong cộng đồng.

Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

Cảnh báo nguy cơ


    Đây là điều đáng ngại nhất của Việt nam hiện nay. Ở tầm cở thế giới và quốc gia về dịch bệnh này không ai đoán định được nó sẻ đi đến đâu. Có thể ở VN vừa qua dịch bệnh phát triển chậm một số thông tin coi đây là điểm đến an toàn hay là nơi xử lý tốt... Chính là cơ hội dể trở thành cái bẩy cho nhiều người trên thế giới tìm đến. Đây mới chính nguy cơ.trong thời điểm nầy trên khắp thế giới càng di chuyển xáo động thì dịch bệnh càng phát tán lây lan nhanh khó lường. Ai cũng đã biết điều này nhưng không hiểu sao lại ùn nhau kéo về quá nguy hiểm. Là người từng đưa ra lời cảnh báo sớm nhất có thể về trận dịch tầm thế giới này. Việt nam hiện đang rất có nguy cơ cao về bùng phát dịch.

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Tổng thống Mỹ gọi "virut Trung quốc"



Tổng thống Mỹ gọi "virut Trung quốc" là quá đúng còn gì chỉ có Trung quốc dẩy nẩy với WHO là vào hùa. Cứ nghỉ mình là nước lớn cái nghe có vẻ xấu là chối đẩy đi cái hay ho thì vơ vào. Đơn cử như Olimpic 2008 diễn ra ở Bắc kinh thì gọi là Olimpic Bắc kinh sao không từ chối đi? Một đất nước kỳ vĩ chùa tháp như Căm pu chia có cái thủ đô sao không đặt tên cho oai cho đẹp mà lại Phnum Pênh. Là gì vậy phnum là núi của bà Pênh. Từ ngàn xưa khi còn hoang vu bà Pênh từng ở đây nên người ta gọi vậy cho đến nay thành thủ đô Phnum pênh thường tình vậy thôi. Còn về dịch bệnh đã có bao nhiêu bệnh dich được mang tên rất dể nhớ như: Dịch bệnh châu Phi, dịch cúm Tây ban nha (1918 chết hơn 50 triệu người) rồi thì dịch Viêm não Nhật bản... Ơ hơ sao từ châu lục cho đến các quốc gia không ai đòi hỏi như vậy là phân biệt kỳ thị. Mà chỉ là Trung quốc tỏ ra thói hợm hĩnh nước lớn.

Lê văn Thưa

Trang mới lịch sử



Lê Văn Thưa

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Ai đọc được lời tiên đoán - như vụ virut Vũ hán?

  Đã có khá nhiều lời tiên tri đi đến sự thật mà lịch sử còn lưu lại. Vấn đề tôi muốn đặt ra đây là: Ai sẻ đọc được lời tiên tri hay dự báo sớm này để cứu rỗi thế giới hay cứu rỗi trước thảm họa? Có lẻ đây là sự hệ trọng lại chính là điều nan giải có dự báo sớm nhưng để thảm họa qua rồi mới nhận ra thì đã quá muộn. Vì sao tôi nói vậy có lẻ chính tôi cũng là một hiện tượng liên quan đến những cảnh báo trước mà chính mình cũng khó nhận ra.
   Chẵng hay gì khi tự mình nói ra nhưng nếu không chính mình bộc lộ thì làm sao biết đến. Cũng may còn có không gian mạng thời nay lưu giử chứng giám nếu không lại trở thành kẻ thêu dệt ngớ ngẩn. Nó xuất phát vào một dịp rất bận rộn chuẩn bị đón tết Canh Tý đó là vào ngày 18/1 tức 24 tết vừa qua tôi bỗng nhiên phân tâm với việc tết. Quay ra với máy tính viết bài không hề ngắn để đăng lên Facebook với cả Blogger có tưa đề: "Nghịch lý Phec mi - Lời cảnh báo cho trái đất" http://levanthua.blogspot.com/2020/01/ban-ve-nghich-ly-femi.html (Đề tựa trên Fb do dài tôi bỏ đi: Lời ảnh báo cho trái đất). Bàn về 1 nhà khoa học tôi không biết trước đó, còn tôi lại là 1 nhà vô học! Rất hiếm người đọc bài này của tôi chỉ có 3 like (Mà họ có ai đọc kỷ không?). Tưởng thế là qua đi, vào quên lãng. Không ngờ hơn 1 tuần sau tôi mới lần đầu nghe tin và rồi cho đến nay thế giới đang phải vật lộn với cơn đại họa virut Vũ hán. Tôi mới giật mình kiểm chứng lại vì sao tôi lại đăng bài không liên quan lại vượt trên hiểu biết của mình? Có những từ ngữ đúng y với diễn biến đã xẩy ra đó là: "Chiến tranh sinh học" và "Lời cảnh báo cho trái đất". Thật khó lý giải phải chăng đây là lời cảnh báo trước thảm họa của thế giới chính tôi cũng không ngờ?
    Tuy nhiên mới có vậy thì chưa nói lên gì nhiều có khi là ngẩu nhiên. Nhưng đã qua đúng tròn 10 năm nay tôi vẩn còn trăn trở vì sao…? Và làm sao ghi lại những gì mình từng đã trải qua, lại đúng khoảng 10 năm. Vào năm 2010 tôi từng đưa ra 4 dự báo sớm thảm họa ở chính đất nước mình.
1) Trong đại lễ 1000 Thăng long ở Hà nội tôi đưa ra dự báo trước không lo mưa bão làm ảnh hưởng lễ hội, lũ lụt chỉ xẩy ra ở vùng miền Trung.
2) Trước lũ lụt khoảng 1 tháng bỗng nhiên tôi có bài viết chuẩn bị cho lũ lụt cách bảo vệ giếng nước đơn giản gửi đến khá nhiều tòa soạn báo. Điều quan trọng không một tòa báo nào đăng. Và rồi những trận lụt lịch sử đã diễn ra sau đó ở miền Trung làm ngập sâu gây ô nhiễm nặng 250.000 giếng nước của người dân! (theo thống kê sau lụt).
3) Vào một dịp tôi bồn chồn hăm hở viết một bài báo phải gửi khẩn cấp mà gửi cho báo nào? Tôi trăn trở phải là một tờ báo có quyền lực tôi nghỉ ra chỉ có báo Công an nhân dân. Và lần đầu tiên tôi gửi đến tòa báo này, một người không ai biết bỗng nhiên viết bài bảo công an hãy chặn xe khi đường ngập lụt! Khoảng 15 ngày sau có câu trả lời chuyến xe khách Hà tĩnh 20 người chết chìm do đường bị ngập lụt!
4)Vào một dịp đầu năm dường như tôi cảm nhận ra sự ngột thở nào đó tôi liền viết bài cảnh báo gửi đến báo Tuổi trẻ. Dù báo Tuổi trẻ từng đăng bài viết của tôi nhưng họ lại không muốn đăng bài này. Khoảng 10 ngày sau 9 thanh niên bỗng chết ngạt trong một ngôi nhà đóng kín cửa ở Hải phòng. Đúng với nguy cơ tôi cảnh báo, lúc này báo Tuổi trẻ mới lục lại đăng bài đó của tôi.
  Một số thư điên tử tôi gửi đi, qua 10 năm còn lưu trên mạng đến nay
Phải khẵng định rằng tôi là một người dân hết sức bình thường. Đôi lúc gửi bài đến tòa báo nào đó cũng giống như trăm ngàn bài viết khác của bao người. Không ai có thể biết trước điều gì xẩy ra sau đó để mà được đăng hay không. Để muốn nói rằng không ai có lỗi gì chỉ có thể đáng tiếc sau đó sự việc khó ngờ lại diễn ra đúng vậy.
  Thật kỳ lạ tôi đã cảnh báo trước và rồi chính tôi phải chứng kiến thảm họa mà không sao cứu rổi được! Phải chăng tạo hóa sinh ra vậy để hằn hạ tôi mình mang lỗi vì đã bất lực. Một điều nổi lên đối với tôi những cảnh báo đều nằm trong phạm vi ngắn hạn trước 1 vài tuần đến cở tháng. Mặt khác các cảnh báo đều thông qua truyền thông báo chí hay mạng xã hội (mang dáng dấp của hiện đại). Rỏ ràng tôi không phải thường xuyên đưa ra cảnh báo mà chỉ thời đoạn rỏ nhất là năm 2010. Không ngờ lại đúng 10 năm sau tôi phải kinh ngạc bởi ở tầm mức thảm họa thế giới do virut corona, thể hiện ngay từ đầu đề bài viết. Tôi cho rằng không riêng tôi mà còn một số người khác cũng có khả năng này khoa học khó để lý giải. Đó là khả năng vốn có tiềm ẩn của con người. Tôi mạo muội rút ra một điều rằng dù đã có những dự báo sớm nhưng lại khuyết đi một nửa quan trọng. Đó là người có thể đọc được lời tiên tri hay dự báo trước để có thể cứu rổi trước thảm họa.
 Tôi đã chia sẻ những gì mà tôi đã trải qua mong rằng có những cao nhân giải được kỳ bí này. Những lời tiên đoán đưa ra mới là một nửa người đọc được lời tiên đoán này mới là hoàn thiện trước khi đã quá muộn.

Ngày 15 tháng 3 năm 2020
Người viết: Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Thách thức chưa từng thấy


Thế giới con người gần như đang tê liệt trước con virút Vũ hán một sinh linh kích cở nano lại đang thách thức với trí não siêu phàm của loài người mang khái niệm Toàn cầu hóa!

Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Xuýt làm mồi cá - lạc đến đảo Nam du


Tuyến đường biển từ Rạch giá đi Phú quốc và nơi con tàu gặp sự cố
  Theo các cuộc chiến tranh thì họa đến từ súng đạn đã đành nhưng lại còn bao hiểm họa không vì súng đạn. Là hải quân nhưng tôi không phải thường xuyên đi biển. Vậy mà lại có đến 3 lần gặp họa trên biển do thiên nhiên gây ra, đây là lần điển hình. Dường như cuộc đời sinh ra tôi để mà gặp nhiều thách thức. Điều kỳ diệu là số phận vẩn cứ vượt qua để mà ngắc ngoải sống đến ngày nay.
Năm 1984 tôi được giao nhiệm vụ đi công tác Sài gòn xong việc tôi đi về Kiên giang. Để từ đây theo tuyến tàu đi đảo Phú quốc rồi từ Phú quốc sang Kông pông som Căm pu chia đơn vị đóng quân ở đây. Tôi về cảng Rạch giá đúng vào đợt gió chướng không có tàu nào ra khơi vào thời điểm nầy. Tôi phải đợi chờ nhiều ngày trong lúc tiền ăn đã hết! Suốt ruột quá nhưng rồi cũng có 1 chiếc loại tàu gỗ chở lương thực của đoàn 133 hải quân đi Phú quốc. Tôi liên hệ xin đi, một người đồng đội ở trạm khách Rạch giá đã khuyên tôi không nên đi vì thời tiết vẩn rất xấu. Tôi không nghe vì đợi quá lâu rồi. Sáng sớm tàu xuất phát ngoài thủy thủ còn có vài người là quân đội đi nhờ. Khoảng vài ba tiếng đầu tưởng như êm xuôi sóng gió không đến nổi nào. Tuy nhiên khi tầu đến gần hòn Nghệ thì sự thách thức với biển cả mới bắt đầu. Con tàu gỗ khá nhỏ củ kỷ chở 20 tấn hàng lọt thỏm giửa muôn con sóng dằn dữ. Cuộc vật lộn bắt đầu con tàu vừa ngoi lên đợt sóng này lại bị dìm xuống lớp sóng khác. Nếu ai đã từng đi tàu biển gặp phải lúc sóng gió mới có thể hình dung. Nhưng đó chưa phải là tất cả khi phải ở trên 1 con tàu gỗ đã củ kỷ lại chở nặng hàng. Con tàu dường như không thể tiến lên dù máy móc đã hoạt động cật lực. Các thủy thủ còn phải lo mọi thứ để điều khiển tàu đó có thể phần nào khuây nguôi. Còn khách đi tàu như tôi mới là đáng sợ. Lúc này không thể đứng tất nhiên rồi dù có muốn ngồi cũng không thể. Bởi con người bị quăng quật trên sàn tàu không thể bám víu vào đâu trước các con sóng. Chỉ có một cách duy nhất đó là gang người nghĩa là: Nằm xuống sàn 2 chân đạp vào thành tàu còn 2 tay vươn lên chống vào thành tầu bên kia. Phải gồng mình hết lực nếu không muốn lăn lông lốc hay bị rơi khỏi tầu. Nhưng âm thanh lúc nầy mới là nổi kinh hoàng ngoài sóng gió ào ạt là tiếng của chính con tầu. Đây không phải là tiếng máy vì nó trở nên quá nhỏ nhoi lọt thỏm. Mà là tiếng rên xiết từ mọi loại đinh ốc thứ liên kết con tàu gỗ trước áp lực vặn xoắn giằng xé của sóng dữ. Cái điệp khúc ghê rợn: Ào ào, rắc rắc rắc… kinh dị không ngưng nghỉ. Tưởng chừng đến giây phút nào đó con tầu gỗ hết chịu nổi đinh ốc bung ra vỡ vụn. Đó sẻ thành dấu tích cuối cùng sót lại những mảnh gỗ thân tàu trôi nổi trên biển!
 Nổi kinh hoàng mà tôi đã trải qua trên con tầu giửa mênh mông thét gào của biển cả. Giửa lúc sóng gió này bỗng người thuyền trưởng tiết lộ con tàu rệu rảo đã quá sức  không còn tiến lên được nửa!? Phải chăng đây lại là con tàu thứ 2 chịu lâm nạn cũng chính ở quảng khu vực này?(cũng chỉ mới 1,2 năm 1 con tàu đã bị chìm) Thực ra ngay vào thời điểm cốt tử này con người ai cũng không kịp để mà hoang mang trước thảm họa có thể xẩy ra vì phải lo dồn dập chống đở. Nhưng viên thuyền trưởng đã đưa ra một quyết định cực chẵng đã là cho tàu đi xuôi theo hướng gió, nghĩa là theo hướng vô định! Con tàu dường như quay hướng 90 độ, sau khi chuyển hướng thì đã thấy ngay có tác dụng. Sự rung lắc tiếng răng rắc cũng thấy giảm đi và đây như là một quyết định sống còn… Sau khoảng 3 tiếng chạy theo chiều gió thì bỗng xuất hiện mù mờ trước mắt một hòn đảo. Niềm hy vọng đây rồi! dần dần thấy rỏ hơn thật bất ngờ lại nhằm đúng vào quần đảo Nam du. Tất cả mọi người trên tàu gần như vở òa dù không thành lời.
Thuyền cập bến cũng là vừa lúc trời xẩm tối. Quần đảo Nam du cũng là khu vực do vùng 5 hải quân đảm nhiệm nhưng không có lực lượng đóng quân ở đây. Lần đầu tiên cũng là sự bất ngờ tôi lên đảo Nam du một hòn đảo ở tây nam mãi tận cực nam của đất nước. Ở đây vẩn có người dân sinh sống khá đông nghề đánh bắt hải sản cũng là điểm cho các tàu thuyền đánh cá hoạt động ở vùng này ra vào. Tất cả mọi người dân ở đây hầu hết nhà nào cũng bán hàng quán. Tất nhiên rồi để phục vụ cho tàu bè cập bến dù không phải lúc nào cũng nhộn nhịp. Thậm chí là thường vắng tanh vì ở nơi đảo xa.
Con tàu tôi đi phải dừng 4, 5 ngày ở đây ban đầu tưởng đơn vị 133 phải điều tàu ra kéo về. Nhưng sau đó tàu tự sử chửa được để trở về đảo Phú quốc.
  Ở Rạch giá trước khi lên tầu ra đảo Phú quốc qua máy thông tin của đơn vị tôi đã điện báo trước ngày trở về đơn vị. Nhưng mãi gần 1 tuần sau chẵng thấy đâu! Không ai bảo ai nhưng chắc là gặp phải sự cố chẵng lành. Rồi vào 1 ngày tôi bất ngờ xuất hiện ở bộ phận hậu phương ở Phú quốc. Anh em ai nấy đều tròn mắt ngạc nhiên mừng rỡ: -Ủa tưởng ông vượt biên sang In đô, Mã lai hay “vỗ béo cho cá biển” rồi…
  Một kỹ niệm không thể quên về đời lính chiến. Trong nhiều lần thách thức trước sự sống và cái chết tuy nhiên tất cả thường chỉ xẩy ra trong vài phút giây, vài giờ đồng hồ. Lần này thì lãnh trọn bằng sóng gió vùi dập suốt cả một ngày trời lênh đênh trên biển vắng. May thoát được nạn mà trở về không thì đã thành liệt sĩ không thây gửi nắm xương tàn dưới đáy biển xa rồi.


Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Nghịch lý Femi - Lời cảnh báo cho Trái đất

  Một khái niệm của các nhà khoa học được đưa ra từ năm 1950. Do nhà khoa học nguyên tử Enrico Fermi nêu ra nay đã tròn 70 năm. Chuyện của các nhà nghiên cứu khoa học lại làm kẻ vô học quan tâm. Nghịch lý Femi hiểu một cách dân giả là: Vũ trụ vô tận có hàng tỷ tỷ hành tinh vì sao chỉ có mổi trái đất có sự sống? Mãi từ năm 1950 Femi đã nhìn nhận vậy, điều bất ngờ là 70 năm sau khi mà nền khoa học công nghệ của thế giới ngày càng phát triển vượt bậc. Mà "Nghịch lý" vẩn còn nguyên, ý muốn nói là đến nay vẩn chưa hề phát hiện ra sự sống ngoài trái đất. Cái nghịch lý chính mà Femi muốn đề cập là sự sống có trên các hành tinh đã tự hủy diệt do nhiều nguyên nhân. Đơn cử như khi sự sống ở một hành tinh nào đó phát triển đến độ cực thịnh họ cũng có thể tiêu diệt lẩn nhau. Bằng các loại vũ khí nguy hại dẩn đến tự diệt vong. Hoặc do các nguyên nhân khác... Bởi thế trên vũ trụ mới không thể tìm ra sự sống khác ngoài trái đất.
Tâm đắc với ý tưởng này của Femi hình dung sự sống trên trái đất này. Thực ra thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt của con người trên trái đất cũng đã có như vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh hoc... Nhưng đó là nguy cơ có thể họ chưa sử dụng đến. Cái mà mọi sự sống trên trái đất đối mặt rỏ ràng hơn chính là bùng nổ dân số nay đã trên 7 tỷ người. Sự bùng nổ dân số lại đồng thời với khai thác sử dụng mọi tài nguyên thiên nhiên không hề có giới hạn. Biến đổi khí hậu trái đất nóng lên các nhà khoa học đã róng riết cảnh báo nhiều năm nay. Tuy nhiên thử hỏi có ai thấm nhuần từ nhà lãnh đạo cho đến người dân?
  Nghịch lý Femi đây chính là lời cảnh báo. Điều đáng buồn chẵng mấy ai quan tâm khi chưa chưa thấy cận kề, đến khi đã cận kề thì đã là quá muộn. Bởi vậy trong vũ trụ này dường như đơn côi chỉ mổi trái đất có sự sống. Và rồi trái đất vẩn sẻ cứ thế diễn tiến đúng như vết xe đỗ mà không sao cưỡng lại nổi "Nghịch lý Femi"!

Lê Văn Thưa

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Kỷ niệm vẻ ảnh Bác Hồ với hải quân


   Bức vẻ Bác Hồ trên nóc hội trường vùng 5 ở Kông pông som
Cuối năm 1980 tôi được điều chuyển về ban tác chiến vùng 5 hải quân không phải là ngẩu nhiên. Các chỉ huy đơn vị lúc đó lần đầu tiên biết đến tên tôi qua một bức vẽ đó là ảnh chân dung Bác Tôn Đức Thắng. Trong buổi lễ trang trọng truy điệu Bác Tôn chủ tịch nước qua đời năm 1980 của đơn vị vùng 5 hải quân đóng quân tại Kông Pông som.
      Cuộc đời nhiều khi thật khó mà lường tới ngay chính bản thân mình. Trước đấy 2 năm việc vẽ vời là thứ cao xa tôi chưa bao giờ nghỉ tới. Với đôi bàn tay chai sần chỉ quen với cuốc cày rồi cầm súng, học hành chẳng vào đâu vì nghèo đói. Không hiểu  sao đang ở trong quân đội nơi góc rừng cuối biển bỗng dưng tôi nghỉ đến vẽ. Động lực nào dục giả tôi phải học vẽ lúc đó tôi không thể lý giải được. Chỉ biết rằng từ 9 giờ đêm khi anh em đồng đội buông màn tôi chong cây đèn dầu hỏa leo lét lên bắt đầu tự học vẽ. Từ chiếc bút chì đen với ít tờ giấy trắng, trước hình mẫu lấy từ sách báo. Thức cho đến khoảng 3 giờ sáng mới đi ngủ chút đĩnh đến 5 giờ sáng đơn vị báo thức là dậy tập thể dục và làm việc. Cứ như vậy qua suốt một năm đêm nào cũng giống đêm nào dành 2 giờ ngủ còn là học vẽ, ngày chủ nhật nghỉ được học vẽ cả ngày. Từ một người không biết vẽ là gì sau 1 năm đã nâng tay lên vẽ ra được hình người. Từ đây tôi bắt đầu vẽ chân dung đen trắng bằng bút chì và bột vẽ chuyên dụng.
     Tôi làm việc ở ban tác chiến thuộc phòng tham mưu V5 hải quân một hôm có trưởng ban tuyên huấn phòng chính trị V5 đến liên hệ với tôi. Muốn tôi vẽ cho vùng một bức ảnh Bác Hồ với hải quân cở lớn để trang trí trên nóc hội trường của BTL vùng 5 hải quân ở Kông Pông som. Tôi thảng thốt sao có thể làm được khi chỉ có mới tập vẽ ảnh trên chất liệu giấy với chì hay bằng bột. Thuốc nước hay sơn chưa hề đụng tới làm sao vẽ chân dung Bác Hồ trang trí ngoài trời? Mặt khác là lính bên tham mưu sao lại đi làm việc cho bên chính trị được? Việc này tưởng bỏ qua nhưng trưởng ban tuyên huấn và ý kiến các thủ trưởng khuyên nên cố gắng. Sau nhiều ngày đắn đo suy nghỉ tôi đánh liều nhận lời. Khi mà chưa bao giờ vẽ chân dung quá lớn cũng chưa bao giờ vẽ ngoài chất liệu giấy và bột vẽ. Một thách thức vượt quá xa sức mình tôi phải làm sao đây chẳng biết nửa? Một công việc như vậy nhưng chỉ được phép làm hoàn toàn ngoài giờ làm việc cũng giống như khi tôi tự học vẽ.
    Tôi trao đổi với trưởng ban tuyên huấn về chuẩn bị một bộ khung gỗ chắc cao 2m rộng hơn 1m rồi căng lên tấm vải bạt. Nó được đưa đến phòng nghỉ và làm việc ban tác chiến của tôi. Về chất liệu vẻ tôi chọn sơn 2 màu trắng và xanh nước biển, cùng các cọ để vẽ. Tôi bắt tay vẽ từ chiếc ảnh mẫu Bác Hồ về thăm Hải quân rất ý nghĩa với quân chủng hải quân. Lần đầu tiên trong đời cầm trong tay chiếc cọ để quét sơn không phải chỉ quét sơn thông thường mà để vẽ lên chân dung của lãnh tụ.
    Tôi bắt đầu những ngày tháng quên ăn mất ngủ tập trung vào bức vẽ thật cao độ. Đó là ngoài giờ hành chính vào buổi trưa cùng buổi tối và ngày nghỉ chủ nhật tôi lại miệt mài trên tấm khung vẽ lớn cùng chiếc cọ. Ngoài áp lực làm sao thể hiện bức vẽ bằng sơn lần đầu tiên thực hiện. Tôi còn đối mặt với anh em trong bộ phận với những lời dị nghị: ông Thưa mà cũng vẽ vời nửa à vẽ ra hình ai đấy... Rồi thì: việc của bên chính trị nó ngồi chơi xơi nước bắt ông phải làm thay nó suốt đêm hôm… Với tôi lúc đó chỉ có một điều là toàn tâm toàn ý với tác phẩm của mình. Ngày này qua ngày khác rồi tuần này đến tuần khác thách thức với chính mình… Điều bất ngờ là tôi cũng đã làm được sau hơn 1 tháng phải miệt mài lao động ngoài giờ hành chính. Bức tranh Bác Hồ với Hải quân được vẽ bằng sơn trên nền vải cũng đã hoàn thành. Vào một ngày đẹp trời phòng chính trị đã nhận tranh và bức tranh được dựng cố định ngay trên nóc hội trường lớn của BTL vùng 5 hải quân tại Kông Pông som.
    Từ đây tại khuôn viên này bức tranh Bác Hồ với hải quân nhìn xuống khu sân rộng. Nơi mọi cán bộ chiến sĩ trong BTL vùng 5 hải quân thường qua lại làm việc và hội họp tại đây. Bức tranh này tồn tại qua nhiều năm cho đến khi quân tình nguyện Việt nam rút khỏi Căm Pu chia năm 1989. Nhìn bức tranh của chính mình làm ra tôi cảm thấy thật tự hào vì mình đã đóng góp một việc vượt quá sức mình. Bởi xuất thân từ người dân nghèo quen làm ruộng, ít học, đi đánh giặc. Rồi bỗng nhiên cầm bút vẽ thay cho các họa sĩ ở nơi chiến trường xa này. Cho đến nay đã qua hàng chục năm tôi cũng không sao tự lý giải nổi nghị lực đâu sao thời đó tôi có thể tràn đầy sức sống làm những điều ngoài sức tưởng tượng đến thế? Tôi tin đó chính là một đĩnh cao của cuộc đời mà tôi đã từng thể hiện mình. Thật may mắn ban tuyên huấn lúc đó đã chụp cho tôi một tấm ảnh làm kỷ niệm và đây là chứng cứ.
    Có điều đôi khi tôi cũng có chút phân vân tôi cống hiến cho đơn vị 2 bức ảnh có nhiều ý nghĩa đó là ảnh Bác tôn và bức Bác Hồ với hải quân. Phải đỗ ra bao mồ hôi công sức phải làm việc ngoài giờ hành chính hàng tháng trời. Đồng thời hoàn toàn đây không phải là nhiêm vụ của tôi. Nhưng không hề có ai hỏi hay thanh toán cho công sức của tôi một đồng nào. Có chăng khi vẽ ảnh Bác Hồ ban tuyên huấn vùng có đưa cho tôi vài hộp sửa bò gọi là bồi dưỡng. Tôi chưa bao giờ có ý kiến hay đòi hỏi đến việc này cứ thế lặng lẻ nó trôi qua. Nhưng có cái gì đó không ổn chút nào ở vào một đơn vị lớn từ lực lượng đến cở sở vật chất lớn hơn cả một quân khu vào thời đó. Tôi cảm giác mình đã bị xúc phạm khi đỗ ra bao nhiêu công sức tinh túy nhất lại bị xem thường. Hoặc nửa mang danh thời đại XHCN, con người XHCN thời đó là làm việc không công?
    Đây quả là kỷ niệm hiếm có trong đời đã làm được việc vượt ra ngoài khả năng của mình. Đó là sự thể hiện đĩnh cao của cuộc đời về những gì tiềm ẩn không ngờ đến. Sau này cũng có nhiều người ngạc nhiên vì sao bỗng nhiên tôi có thể vẻ được như vậy đó như là chuyên lạ. 

Lê Văn Thưa