Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Xem lại hiện trường lễ khởi công bất thành của Tập đoàn FLC ở Hải ninh

 Cách khu dân cư phía nam xã Hải ninh thuộc huyên Quảng ninh, tỉnh Quảng bình khoảng 1km là địa điểm làm lễ khởi công vào ngày 24/4 của tập đoàn FLC đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp. Tuy nhiên buổi lễ khởi công trọng đại và hoành tráng được mời đến dự nhiều quan khách đã bất thành do người dân đến tụ tập cản trở phản đối dự án này.
 
 Những gì còn lại nơi làm lễ khởi công ở Hải ninh
 Giờ đây trên khoảng đất cát rộng chừng vài hec ta  được đỗ đá dăm ủi phẵng làm vị trí lễ khai trương nay trở nên hiu quạnh vắng tanh. Chẵng còn thứ gì ngoài những dây dợ bao túi ni lông rơi vãi có mấy người dân đi nhặt nhặn những gì đó có thể dùng được. Ngoài ra có khoảng dăm bẩy người dân đến xem lại khu vực khởi công này. Qua câu chuyện bàn tán họ còn tỏ ra không đồng tình với dự án đầu tư này. Một điều khác thường là chính ở khu làm lể khởi công này chẵng thấy bóng dáng nhân viên nào của chủ đầu tư.
   Được biết tập đoàn FPC đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp ngay trên vùng đồi cát Quảng bình này với diện tích tới gần 2 ngàn hec ta. Phạm vi khu đầu tư xây dựng này nằm liền kề ngay với khu dân cư xã Hải ninh. Hiện nay khu vực đầu tư xây dựng rộng lớn này nơi nào cũng thấy vết ủi, đào, xới nham nhở. Rừng cây phi lao đặc biệt những bãi cây rười phát triển tự nhiên bao đời nay vốn bảo vệ cát bay  đang bị dần triệt hạ để nhường chổ cho dự án này.
 Một vùng rộng lớn đang được đào thành hồ trên đồi cát
Đào xới san ủi làm đường trên vùng 
dự án đầu tư ở Hải ninh
Không biết những cơ quan chức năng, những nhà hoach định chính sách, những nhà đầu tư xây dựng trên khu vực vùng đồi cát Quảng bình này có hiểu ra điều cốt lỏi vùng cát ở đây? Vùng đồi cát này là nơi hấp thụ tiếp nhận nguồn nước mưa tự nhiên được lưu giử trong lòng cát đây chính là nơi nước đầu nguồn. Cung cấp quanh năm dòng nước chảy trong lành cho hàng chục ngàn người dân và hệ sinh thái ở ven đồi cát từ bao đời nay.

Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Giếng xưa ở thôn Tiền được phục hồi tôn tạo

 Nhà văn hóa thôn Tiền
  Ở thôn Tiền xã Võ ninh có một chiếc giếng xưa sau thời gian không sử dụng không được ai quan tâm gìn giử thành hư hỏng hoang phế. Rồi bị san lấp đã gần 30 năm nay ngay dưới nền móng của sân nhà văn hóa của thôn Tiền. Thế hệ hậu sinh sau nay trong thôn không ai biết đến có sự tồn tại của một cái giếng làng được ông cha xây dựng đã từng phục vụ cho đời sống dân sinh của cộng đồng.
   Sau nhiều năm trăn trở từ ý kiến của một số người dân đặc biệt là hội những con em trong địa phương là cán bộ công nhân viên đã đề nghị cần phục hồi tôn tạo lại di tích cái giếng xưa của thôn. Nay đã đi đến thống nhất được lãnh đạo thôn chủ trương kêu gọi mọi người dân trong thôn và con em ở xa quyên góp kinh phí để tôn tạo lại giếng xưa. Bước đầu đã đạt được thành công trên tinh thần mọi người cùng nhất trí hưởng ứng đặc biệt là sự đóng góp ủng hộ tài chính đạt kết quả cao. Hiện nay thôn đã tiến hành làm lễ khởi công thăm dò và phục hồi lại nguyên trạng khuôn hình cái giếng xưa sau bao năm bị lấp vùi trong lòng đất.
 
 
 
 Quá trình nạo vét phục hồi giếng
 Hoàn thiện giếng thôn
Trong mổi làng quê nào chẵng có để lại những di tích những phong tục tập quán nào đó, đó mới chính là nét văn hóa chính thống bản sắc riêng được xuyên suốt từ ngày xưa cho đến nay của mổi miền quê. Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình vì sao hay được nhắc đến trong văn thơ, trong những người con đi xa. Hay ngay chính những con người đang sống tại quê hương họ vẩn thường ôn lại kỷ niệm của thời ấu thơ từ chính hình ảnh: Cây đa, giếng nước, sân đình đó. Bởi chính hình ảnh bao kỷ niệm của mổi con người đặc biệt đối với con người từng sống ở vùng quê. Thì hình ảnh sân đình, giếng nước, cây đa... là không thể nguôi ngoai là chất keo gắn kết với tâm tư tình cảm với mọi con người.
 Hơn thế nửa giếng nước, đình làng là nơi tâm linh trong phong tục tập quán của người dân Việt nam nói chung mổi vùng quê nói riêng. Nơi mạch nguồn từ thế đất mạch nước mà ông cha người khai khẩn đất đai đã tạo dựng. Đó còn được coi như là nơi long mạch linh ứng phù hộ độ trì cho thế hệ muôn đời ở làng quê này dù đi đâu về đâu luôn được an lành, hưng thịnh, phát đạt.
 Vậy thì chúng ta sao không trân trọng gìn giử tôn tạo những gì mà ông cha ta đã để lại. Phục hồi tôn tạo lại giếng xưa ở thôn Tiền là việc làm cần thiết bước đầu ngoài ra cần lưu tâm một số di tích khác nửa phục vụ cho đời sống văn hóa của người dân thôn Tiền.

Lê Văn Thưa

Dở khóc dở cười bỗng dưng điện thoại tự gọi nhau trong đêm khuya?

 
 2 điện thoại tự gọi nhau?
Sống ở kỷ nguyên kỷ thuật số này ai mà chẵng sở hữu chiếc điện thoại di động chí ít là loại điện thoại dăm ba trăm ngàn gì đấy. 2 ông bà gia đình này cũng không ngoại lệ mổi người có 1 điện thoại, mình gọi đi thì ít chứ con cháu bạn bè gọi đến thì nhiều. He he gọi gì cho nhiều mà tốn tiền.
   Mấy tháng nay đến kỳ nhà mạng khuyến mãi toàn là không chú ý để nó vuột qua thành ra cứ phải ăn đong một lần chỉ nạp vài chục ngàn để chờ khuyến mãi. Sau nhiều đợt hôm 31/3 vừa qua mới chính thức nhận được thông tin khuyến mãi. Thế là lần này phải nạp cho khá nhiều tiền luôn để khỏi phải ăn đong cho nhiều tháng sau. Điện thoại mới nạp ngày trước 2 chục ngàn mua luôn khuyến mãi 150 ngàn đồng vậy là có thêm 75 ngàn đồng KM vị chi tổng cộng có đến gần 250 ngàn đồng đận này tha hồ mà gọi.
  Đùng một cái sau khoảng một tuần điện thoại có trục trắc khi gọi được khi không thành ra mới lôi nó ra xem. Táy máy thế nào mới gỏ vào xem tiền tài khoản: Ơ hơ cái gì thế này còn có 15 ngàn đồng, gỏ đi lại mòn cả ngón tay cũng chỉ hiện lên con số trời đánh thánh vật đó, nó "bốc hơi" đi đâu thế này? Trong cả tuần chỉ có dăm ba cuộc gọi mổi cuộc không quá 2 phút, thế này thì chỉ có mà gọi lên vũ trụ!
Nhật ký cuộc gọi đi
  Định thần lại tìm kiếm nguyên nhân thì phát hiện ra trong mấy cuộc gọi đi đó có một cuộc gọi lạ lùng dài đến 1 giờ 49 phút 57 giây, gọn lại là 1 giờ 50 phút. Đến ngất cho cái thời gian cuộc gọi này. Vậy là chỉ sau một ngày nạp cạc với gần 250 ngàn đồng đã không cánh mà bay.  Vì sao đến thế này, rất có thể là máy bỏ trong túi khi sinh hoạt đụng chạm ngẩu nhiên mà nó bật máy gọi. Nhưng khốn nổi lại chẵng thể như thế được bởi cuộc gọi nhằm vào lúc 21 giờ 47 lúc đó đã ngon giấc ngủ bởi thói quen là đến 21 giờ là ngủ. Điện thoại thì không bao giờ để trong phòng ngủ lở có ai gọi gây ồn. Giờ quay sang hướng khác vậy cuộc gọi đó đã gọi cho ai? Nhưng trời đất, cuộc điện thoại đó lại gọi cho chính bà xã khi mà cả 2 ông bà đi ngủ cùng nhau?! Kiểm chứng trong nhật ký điện thoại của bà cũng y sao đúng 1 giờ 50 phút nhận cuộc gọi. Thế mới đau, vậy là thế nào đây? Ai đã bấm cuộc gọi, lại còn ai phải bấm vào điện thoại nhận mới kết nối 2 điện thoại với nhau. Lại còn 1 trong 2 điện thoại ai đã bấm kết thúc vào lúc 21h 47p + 1 giờ 47 phút (thời gian gọi) = 23h 37p, bởi lẻ tài khoản trong điện thoại gọi đi vẩn còn 15 ngàn đồng, bó tay.
  Vậy thì xin thưa các nhà mạng, những nhà giỏi về điện thoại di động ai có thể giải thích nguyên nhân hiện tượng kỳ lạ trên. Có thể nào 2 điện thoại tự động gọi, tự kết nối rồi tự kết thúc khi mà chủ sở hữu của nó là chỉ có 2 vợ chồng đã ngủ trong đêm khuya?

Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Chị Nguyễn thị Kim Quy nữ du kích thời đánh Mỹ

Bức ảnh thời đánh Mỹ chị Nguyễn Thị Kim Qui
 Người chuyển ảnh cho chị đã viết mặt sau ảnh
Nhác trông tưởng như bức ảnh: “O du kích nhỏ dương cao súng thằng Mỹ lênh khênh…” nhưng không phải vậy. Tuy nhiên đây cũng lại là bức ảnh o du kích nhỏ mang súng trong thời chiến tranh chống Mỹ. Có điều bức ảnh “O du kích nhỏ…”  rất nổi tiếng từ ý nghĩa về một bức ảnh. Còn tấm hình o du kích mang súng ở đây lại là một nhân vật nổi tiếng trong thời đánh Mỹ ở Quảng trị. Đó là chị Nguyễn Thị Kim Quy. Chị từng được vinh dự đi dự đại hội thanh niên sinh viên thế giới. Bức ảnh trên đã được đài truyền hình DCS Nhật bản chụp từ thời đánh Mỹ gửi tặng chị. Vật kỷ niệm hiếm hoi đó mà chị đã trao tặng tôi.
Ảnh chụp cùng chị Kim Quy và các bạn 1978
  Tôi quen thân chị từ năm 1978 khi tôi ở vùng 5 hải quân được điều đi tập huấn cán bộ pháo binh tại huyện Hốc môn chuẩn bị cho chiến dich biên giới Tây nam đánh quân Khơ me đỏ. Còn chị Kim Quy thì đang học ở trường Lao động tiền lương cũng ở Hốc môn. Có lẻ học viên trong trường lao động tiền lương dạo đó chị Kim Qui là người lớn tuổi nhất, lúc đó có thể chị đã gần 40 tuổi. Tôi và chị rất quí mến nhau ngày nghỉ chủ nhật nào tôi cũng tìm đến chị. Qua chị chị giới thiệu cho tôi làm quen nhiều bạn gái đẹp rất phong lưu đài các học trong trường. Như Dương Thị Lệ Ngành (Q.bình), Thanh Châm (Đà lạt), Lan Phương, Hồng Lan (Sài sòn). Đặc biệt là Tạ Thị Tố Hương (Gò công) và Trịnh Thị Khánh Vân (Bạc liêu) 2 bạn gái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với tôi về vẻ những bức ảnh  và viết nên các bài thơ. Thời trẻ tôi là người rụt rè chẵng biết tán tỉnh gì chỉ có miệt mài với vẻ ảnh và làm thơ để nói lên tình cảm của mình.
 Chị Nguyễn Thị Kim Quy thật sự mong muốn ghép đôi cho tôi với một bạn gái ở đó như Tố Hương hay Khánh Vân nhưng tiếc rằng mọi sự đã không thành. Sau lần tập huấn đó tôi trở lại đơn vị ở Phú quốc theo cuộc chiến tranh biên giới Tây nam, đánh sang Campuchia rồi ở đó nhiều năm… Chị Kim Quy và các bạn gái ở trường Lao động tiền lương sau đó cũng ra trường mổi người đi một nẻo mất thông tin liên lạc (hồi đó không có điện thoại như ngày nay). Sau này trong một lần đi công tác ở tỉnh Minh hải tôi bất ngờ gặp lại một người bạn đó là Trịnh thị Khánh Vân lúc đó nàng đã có chồng và tôi cũng đã có vợ. Chị Nguyễn thị Kim Quy cũng mất luôn tin tức từ đó. Cách đây gần 10 năm trong một chương trình truyền hình thăm lại chiến trường xưa trên VTV1 tôi bất ngờ gặp lại hình ảnh chị Nguyễn Thị Kim Quy xuất hiện trên tivi tại quê hương Quảng trị của chị. 

 Tôi may mắn kịp chụp lại hình chị trên TV
  Có một điều hồi tôi quen thân chị chị vẩn chưa có chồng con. Có lẻ thời thanh xuân của chị mãi miết theo cuộc chiến tranh ác liệt mà tuổi xuân đã vuột qua. Nay chắc chị đã sắp đến tuổi bát tuần, không làm sao để có thể tìm gặp lại chị đó là một thiếu sót lớn đối với tôi.

Lê Văn Thưa