Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Một loài bướm si tình


   Hầu hết muôn loài đều có cùng một phản xạ tự nhiên là biết trốn tránh kẻ thù để bảo tồn sinh mạng. Riêng có một loài bướm lại quên cả mạng sống của chính mình ít ra là trong khi giao phối.
     Loài bướm nhỏ mang hình tam giác cân có hoa văn màu trắng xám này sống khá phổ biến ở nước ta. Bình thường nó vẩn nhút nhát luôn tìm cách trốn tránh chỉ chực bay đi khi thấy con người đến gần. Tuy nhiên đang lúc giao phối thì hoàn toàn khác nó trở nên bất động không có phản ứng đáng kể gì trước sự hiện diện đe dọa của loài khác. Nó chỉ biết đến thực tại con đực sếp chồng lên con cái (2 tam giác xếp lên nhau) đầu quay ra hai phía thành một dạng hình học đối xứng. Tạo nên một đa giác 6 góc với 2 góc lớn (đầu) và 4 góc nhỏ (cánh) thật lý thú. Điều kỳ lạ là dù có cố ý hù dọa quấy phá xem phản ứng ra sao thì chúng chẵng mảnh may hề hấn gì vẩn chỉ “chàng với nàng” trên cái “đa giác tình si” đó. Chỉ còn thiếu nước dùng lực của kẻ khổng lồ (con người so với đôi bướm nhỏ xíu này) mà tước rời may ra mới tách được, nhưng ai lại làm vậy. Dùng tay thử bắt thì nó bậu luôn lên tay, dùng que cời nó ra thì một con cố bám vào que còn con kia cứ việc treo lơ lững chỉ nối nhau bởi phần sinh dục. Mọi tư thế có thể thay đổi nhưng 2 cái đuôi thì vẩn cứ đính vào nhau như thể cùng một cơ thể vậy.
  Thiết nghỉ trên đời có mấy loài vật treo mình trong lúc giao phối mà không thể rời ra. Đó chỉ có thể bởi tiếng gọi thiêng liêng duy trì nòi giống mà loài bướm này đã làm tròn xuất sắc nghĩa vụ của mình. Đây là điều lạ và đáng tôn trọng trong thế giới tự nhiên.
Một loài bướm nhỏ hình tam giác
Chúng có đôi râu như cánh sóng ra đa 
Thoạt nhìn, tưởng đâu trò chơi xếp hình
Hóa ra mặt dưới của sự xếp hình đó
Thử xua: Đã chẵng bay đi lại còn bậu luôn cả đôi trên tay 
“Lên non em cũng lên theo
    Leo cây em cũng cứ đeo cùng chàng”
  Biểu tượng chiếc lá trái tim dành cho đôi bướm.
Lê Văn Thưa


Bất ngờ hương hoa từ loài dứa dại

    Một loài cây xưa nay ai cũng biết cái nét hoang sơ thô ráp lại tua tủa đầy gai sắc trên khắp mép lá. Vậy mà một ngày kia nó lại cho ra một thứ hoa cùng với hương vị ngọt ngào không thua kém với mọi loài hoa khác. Nếu ai đã một lần thưởng thức hương hoa của loài dứa dại này thì sẻ phải giật mình mà nghỉ lại.
     Loài dứa dại có thể sống trên mọi loại chất đất từ ẩm ướt cho đến nơi khô hạn đất đai cằn cổi. Loài cây này nếu đem trồng làm hàng rào thì không con người hay loài vật nào có cơ may vượt qua nổi tuy nhiên nó lại chiếm nhiều đất. Dứa dại lại rất thích hợp cho việc đem trồng để ngăn chặn cát chảy cát lấp đặc biệt ở ven ranh giới vùng đất với đồi cát. Loài dứa dại ngày nay chủ yếu chỉ sống ngoài tự nhiên hoang dã thường thấy nhiều ở ven bờ biển. Quả của nó có thể làm thuốc chửa bệnh. Thời ông cha xưa thường cắt những rễ dứa dại mới chồi ra khoảng nửa mét đem về tước nhỏ phơi khô rồi bện dây thừng khá bền.
    Mọi loài cây trong quá trình sinh trưởng thường thì đến một giai đoạn nhất định nào đó sẻ ra hoa kết trái. Riêng với loài dứa dại thì chẵng ai biết đến bao giờ nó mới ra hoa, dăm ba chục năm hay cả trăm năm? Tuy nhiên cũng tùy theo vùng đất thích hợp nào đó cơ hội ra hoa trái có thể nhiều hơn. Cây dứa dại thì ai cũng biết nhưng thấy được nó ra hoa thì quả thật không phải ai cũng may mắn thấy được.
    Vào một ngày hè đẹp trời từ xa hàng trăm mét nhìn vào lùm cây dứa dại vốn có mầu xanh thẩm bỗng thấy nổi lên một vài điểm trắng khác thường. Khi đến nơi mới làm ta phải ngạc nhiên một loài cây như thế mà cũng biết ra hoa! Điểm trắng đó chính là cánh hoa trắng tinh khôi mới nhú ra từ ngọn dứa tương phản với màu lá xanh đậm. Trong chùm lá trắng đang ấp ủ một nhụy hoa cũng màu trắng thật tơi xốp mịn màng. Và rồi một làn hương dịu ngọt lan tỏa ra đâu đây làm ta phải ngở ngàng. Mùi hương thật khó tả phảng phất nhẹ nhàng thoát ra như từ muôn hoa thơm trái ngọt nơi hoang sơ kết tụ lại đây.
   Bất ngờ với màu trắng trinh lại tỏa hương hoa dịu ngọt đó không phải là lan, là huệ, là hồng mà trên một thân cây thô tháp chẵng thể ưa nhìn. Loài dứa dại gai góc xưa nay hóa ra cũng thật là gần gội. 
Loài Dứa dại gai góc
 Hoa dứa dại từ xa 
Thoảng hương dịu ngọt từ nhụy hoa tơi sốp
 Trái non
Trái chín

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Náo loạn khi cá sấu tìm về lại với cội nguồn


Cá sấu sổng chuồng một việc tưởng rất đổi bình thường hóa ra lại làm cho con người một phen náo loạn. Dường như do trí tưởng tượng hay tự hù dọa? mấy con cá sấu đó chỉ chờ cơ hội có vậy là cứ việc xông thẵng tìm đến con người! 
                                                                 Cá sấu (Ảnh intenet)

    Nói đến cá sấu làm ta bỗng nhớ về tiểu thuyết “Đất rừng phương nam” nơi ngàn xưa chính loài mảnh thú này vẩy vùng ngự trị. Vậy mà ngoảng đi ngoảng lại đến ngày nay không còn mảnh may bóng dáng một con cá sấu nào còn được sống tự do ngoài thiên nhiên hoang dã nửa. Có chắng chỉ tồn tại dưới danh nghĩa là trại nuôi, nghĩa là sống trong cái không gian sinh tồn khép kín dưới sự giám sát của con người! Những ngày qua nhiều nguồn thông tin đỗ dồn về một trại nuôi có cái tên Quốc việt nào đó ở Cà mau (thuộc Đất rừng phương nam) để cá sấu sổng chuồng! Suổng ra đâu? Ra chính cái nơi mà tổ tiên nó đã qua hàng ngàn năm sinh tồn phát triển bền vững. Vậy mà con người ta bổng nhiên hoảng hồn khiếp đảm không thể chấp nhận nổi bởi chưng mấy con cá sấu sổng ra, cơ hội được về với cội nguồn. Con người có thừa trí khôn, lòng dũng cảm, đức hy sinh lại đầy tình thương nhân ái ai cũng biết thế. Vậy mà sao chẵng thể dung tha cho loài vật cũng được chính người mẹ thiên nhiên sinh ra ngay trên mảnh đất mà trước đây nó đã từng làm chủ? Loài người tự trang bị cho mình quyền mưu sinh, quyền bất khả xâm phạm, quyền chiếm lấn mọi không gian sống. Còn muôn loài khác thì sao? Những ao hồ mương lạch sông ngòi nơi rừng sâu núi thẳm xưa kia là giang sơn, là thiên đường sống của bao loài vật. Vậy mà nay ngay cả chúa tể của muôn loài là cá sấu cũng chẵng còn tấc đất để được dung thân ngoài tự nhiên.
     Hởi những sinh linh “hóa thạch sống từ kỷ khủng long” con người dù chỉ là lớp sinh sau nhưng lại làm chủ trái đất này ít ra là loài người tự cho như vậy. Họ có thể cố ý hay vô tình tiêu diệt hàng loạt không riêng gì cá sấu mà kể cả muôn loài. Tuy nhiên chớ lở dại một lần cắn nhầm phải con người, dù loài cá sấu đã được Mẹ thiên nhiên sinh ra gắn vào loài ăn thịch.
   Con người vốn rất thông hiểu và đưa ra khái niệm về một hệ sinh thái phát triển bền vững nghĩa là trong hệ sinh thái đó có càng nhiều sự đa dạng sinh học. Vậy thì ngày nay sự đa dạng sinh học đó ở đâu sao chỉ thấy sự đa dạng phát triển là của riêng ở loài người?

 Lê Văn Thưa

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Chim lạ xuất hiện ở Quảng Bình?

(17:25:38 PM 01/10/2012)
(Tinmoitruong.vn) - Độc giả Lê Văn Thưa (Quảng Bình) cho tinmoitruong.vn biết: "Tôi phát hiện ra một bầy chim lạ xuất hiện nhiều lần trong mấy tháng qua ở Quảng Bình.Tiếc rằng bầy chim này thường xuất hiện bất chợt và lại bay khá cao nên không có điều kiện chụp hình rõ nét hơn. Tuy nhiên, đây là một bầy chim lạ, bởi những động thái và kiểu cách bay lạ so với mọi loại chim từng có ở vùng đất này".
Đôc giả Lê Văn Thưa cho biết: "Trong những tháng hè cho đến nay trên vùng trời thuộc huyện Quảng ninh tỉnh Quảng Bình thường thấy xuất hiện một bầy chim lạ từ đâu bay về đây chao liệng. Đây là loài chim chưa từng thấy từ trước đến nay.
 Người viết bài này không thường quan sát bầu trời nhưng ít ra trong vòng khoảng mấy tháng qua cũng đã 4 lần bất chợt bắt gặp đàn chim lạ này. Khi ít thì thấy có 4 con, khi nhiều nhất có đến khoảng 70 con đây là loài chim khá lớn. Dáng hình của nó không giống bất cứ một loài chim nào từng xuất hiện ở vùng này từ xưa đến nay. Loài chim này trông hình dạng lại giống như loài kền kền châu Phi qua phim ảnh về thế giới động vật.
 Chẳng những giống về hình thể qua cách bay lượn nó cũng giống với tập tính của loài chim kền kền. Tất cả các lần xuất hiện dù số lượng ít hay nhiều bầy chim này đều có cùng một cách bay là không bao giờ bay theo đường thẳng. Mà bay lượn theo kiểu xoay vòng quần đảo và dịch dần về hướng nào đó. Nhìn cách bay là ta hiểu nó đang muốn tìm kiếm rà soát khá kỹ lưỡng dưới mặt đất có thể để kiếm mồi chăng? Nhưng vùng đất này là khu dân cư và cánh đồng ruộng làm gì có loài vật khả dĩ nào để làm mồi (nếu là chim ăn thịt).
 Đây quả là điều khó hiểu vì sao nó phải tốn công bay rà soát tưởng như vô ích như vậy trong mấy tháng qua? Đàn chim này thường thấy xuất hiện vào khoảng thời gian từ 9 đến 10 giò sáng vào những ngày trời quang. Không biết chúng từ hướng nào bay đến nhưng khi kết thúc thường thấy đàn chim bay dịch dần về phía nam cho đến khi mất hút.
  Loài chim này vốn có ở nước ta hay từ nơi xa tìm đến, nó chính là loài chim gì? Mong rằng những nhà chuyên môn hay người hiểu biết có thể làm sáng tỏ về bầy chim lạ xuất hiện trong thời gian qua ở Quảng Bình".
 
Tin nhanh về môi trường Việt Nam giới thiệu hình ảnh bầy chim lạ xuất hiện thường xuyên ở Quảng Bình:
 


 

Đàn chim lạ khi ít




Đàn chim lạ xuất hiện khi nhiều


 Kiểu bay lượn vòng tìm kiếm
 
Lê Văn Thưa (Quảng Bình)  Nguồn: Tin môi trường VN