Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

TUỔI THƠ KHỐN KHỔ


  Ai cũng có tuổi thơ của riêng mình thường thì đó là những kỹ niệm về tuổi thơ êm đẹp vô tư. Tôi cũng có như vậy nhưng trên hết phải kể đến đó là ký ức khốn khổ của tuổi thơ. Về những con bệnh cứ nối đuôi nhau, những hoạn nạn khôn lường ập đến. Đều là thập tử nhất sinh đi suốt tuổi thơ tôi.

   Vâng có thể tôi đã sinh nhầm thế kỷ tuổi thơ lớn lên bằng cơm mem, ốm đau không thuốc thang bệnh viện… Lại còn rước hết các cuộc chiến tranh gần 20 đánh giặc qua suốt thời trai trẻ. Với thể chất yếu kém lại sống phải thời cảnh đói nghèo nên mắc không biết bao nhiêu là tật bệnh. Cái chết đã bao phen thách thức lại không thể khuất phục trước một cơ thể bệnh tật ốm yếu. Khi ra đường tôi vẩn còn nhớ nhiều người lớn vào thời đó từng ái ngại nhận xét: Thằng nầy người nó nhìn cứ như một bộ khung xương. Vâng tự đấu tranh với bệnh tật để sinh tồn chứ không hề có thuốc thang chửa trị vào thời đó.  Đây như thể là hiện thân của chọn lọc tự nhiên tự đấu tranh để mà sống hay là chết cứ bám riết lấy tôi suốt những năm đầu đời, cả về sau nửa. Sau đây là một số mẩu chuyện mà tôi còn nhớ từ tuổi thơ.

1)   1) Hù dọa chơi cũng thành trọng bệnh

    -Khoảng 4,5 tuổi đứa trẻ nào không muốn bám theo cha mẹ tôi cũng vậy. Biết được cha tôi cuốc ở một thửa ruộng ven làng nên tôi tự tìm đến với cha. Khi tôi đi gần đến nơi thì bỗng gặp phải một ông già rất đáng sợ, bọn trẻ trong làng đứa nào cũng phải sợ nhưng tôi là đứa khiếp sợ nhất. Tôi quay người bỏ chạy, thấy ông có sẳn dây thừng trên tay còn làm bộ bắt trói thế là tôi quéo chân ngả gục xuống luôn! May sao cha tôi phát hiện được mới bế tôi về, lần khiếp sợ đó tôi bị một trận ốm nhừ tử nằm liệt suốt cả tháng trời!

  -Trong một lần ăn mít tôi nuốt nhầm một hạt mít vào bụng rồi lo lắng kêu lên: -Ối hạt mít vào bụng mất rồi? Mấy người lớn ở đó liền dọa luôn: -Hạt mít mà vào trong bụng ha là nó lên cơn (cây) ở trỏng luôn đó. Tưởng đúng là thế thật lúc đó tôi lo hết hồn, cứ thế ngày này qua ngày khác lặng lẻ lo âu không biết hạt mít lúc nào mọc cây trong bụng. Thấy cây mít trong vườn nó to cao đến vầy bụng mình chịu chi nổi?! Đang bổi hổi lo lắng thì tôi lại ngẩu nhiên bị bệnh sốt rét. Nằm sốt lạnh run cầm cập mạ tôi vào chăm sóc, bà sờ tay lên trán tôi miệng lẩm bẩm: -Lên cơn sốt rồi. Sau đó bà ra ngoài tôi nghe rỏ mạ tôi nói với cha tôi ngoài đó: Thằng con đang lên cơn. Chỉ cần nghe có thế tôi như muốn sụp đỗ vậy là nuốt nhầm hạt mít nay nó mọc lên cây trong bụng tôi rồi! Tiếng phổ thông gọi cây thì tiếng miền Trung gọi là cơn đó là sự nhầm lẩn tai hại giửa cơn và cây để trùng với lên cơn sốt! Tôi khóc tức tưởi vì tin cây mít đang mọc trong bụng bệnh sốt rét của tôi càng thêm trầm trọng vì lo.

   Đúng là chuyện cười đùa của người lớn lại thành nổi khốn đốn cho trẻ thơ. Tiếc rằng người lớn không ai tâm lý để hiểu ra sự khờ dại trẻ con mà tôi phải sống trong hoang mang ngớ ngẩn đó.

2)    2) Đầu lộn ngược xuống đất

Tôi đang lúc bị ốm nặng thì gặp lụt lớn. Nhà tôi thời đó chỉ là một túp lều tranh nhỏ cha mạ tôi phải lo di chuyển mọi người trong gia đình sang ngôi nhà nhóm nhà hội họp của thôn ở cạnh nhà. Rồi cả nhà leo lên sàn cũng may có mấy tấm ván mà ngồi.

Tôi đau yếu đầu óc mụ mẩm lại phải hay đi tiểu không hiểu sao tôi vẩn có thể tự đi mà không ai dìu. Lần bước trên mấy tấm ván gác cheo leo trên sàn cao hàng mét để lần ra chổ đứng tiểu xuống nền nhà dưới đó nước lụt đã ngập. Mổi lần  như thế tôi thấy sao đầu mình đang lộn xuống đất còn chân thì quay lên trời. Đó là cái cảm giác kỳ ảo đầy kinh hải không gian trời đất hoàn toàn đảo lộn mà sao tôi không bị ngã nhào xuống đất? Cái cảm giác và sự may mắn kỳ lạ đó cho đến nay tôi vẩn không thể giải thích.

 

3)    3) Mạ ơi tắm rửa cho con, đi!

  Hết trận ốm này đến trận khác nhưng đây là trận ốm lâu nhất và nặng nhất. Tôi bị bệnh nằm liệt gường mạ tôi tìm hết cách chửa trị ấy là các bài thuốc dân gian cây cỏ quanh nhà. Mà không hề thuyên giảm tôi chỉ còn là một bộ xương nằm thoi thóp, mạ tôi buồn khổ bất lực nhìn tôi không biết có cách gì để cứu con.

   Bỗng một hôm mạ tôi nghe tiếng yếu ớt của tôi cất lên sau bao lâu tưởng như đã câm lặng:

- Mạ ơi hôm nay phải tắm rửa cho con, để con đi! -Mạ tôi sau này kể lại

    Mạ tôi nghe mà chết lặng người, đây là lời trăng trối của đứa con. Mạ tôi hốt hoảng nói lại với cha tôi rồi cả 2 cha mạ đi hỏi các bà con và những người cao niên trong xóm về bệnh tình tôi. Cùng tham khảo ý kiến mọi người có cách gì: Còn nước còn tát không? Cuối cùng đi đến thống nhất chỉ bằng cách là phải cầu khấn cha tôi là người vốn không ưa việc này nhưng cũng nghe theo.

   Mọi người nói rằng ở nhà nhóm của thôn có bàn thờ Thổ công xuân thu nhị kỳ hay ngày rằm thôn đều cúng tế. Mấy sáp nhỏ trong đó có tôi thường ra đó chơi phá tấm che bằng cót chui vào trong bàn thờ chơi trốn tìm hay lấy đồ thờ cúng ra chơi nên bị ngài quở bắt. Cha tôi nghe theo mua ít hương hoa đến bàn thờ nhà nhóm thôn thành tâm cầu khấn xin Thổ công chư vị tha cho đứa con còn non dại lổi lầm.

   Không biết có phải đã linh ứng sau lần cầu khấn đó của cha tôi mà bệnh tình của tôi tự nhiên có dấu hiệu chuyển biến. Dần dần khá hơn rồi tiến đến khỏi bệnh mà không có thuốc thang gì. Phải chăng thần linh ở thôn làng này đã cứu sống tôi, tiếc rằng nhà nhóm thôn sau đó do chiến tranh đã phá đi. Nhà thôn sau này làm mới không có nơi thờ thần làng nửa chỉ thờ ảnh Bác Hồ!

4)    4) Bệnh mày đay

     Cho đến ngày nay tôi vẩn nghe có loại bệnh mày đay nhưng chưa bao giờ gặp người mang bệnh tương tự này. Suốt quảng đời tuổi thơ tôi bệnh mày đay luôn là nổi ám ảnh suốt trong mùa đông xuân. Khắp cơ thể nổi mẩn lớn thì như đồng xu nhỏ thì như hạt đậu ngứa ngáy khó chịu. Hoặc gây ho hay đau bụng khi bị lặm vào trong. Rất kỵ gió và nước hay độ ẩm cao. Suốt vào mùa đông xuân hầu như tôi ở quanh xó bếp chỉ có hơi ấm của lửa mới giảm bớt con bệnh mày đay này. Tôi như thể bị cầm tù ngay ở tuổi thơ bay nhảy. Nhìn các bạn cùng trang lứa ngoài kia đang líu lo chạy nhảy mà héo hắt lòng. Sao mình khốn khổ thế này biết bao giờ làm sao mình khoát khỏi sẻ sung sướng biết bao. Với bệnh dị ứng thời tiết này đến thời hiên đại nay cũng khó tìm thuốc chửa. May sao khi đến tuổi trưởng thành con bệnh này tự nhiên biến mất không bao giờ còn xuất hiện nửa đây cũng là chuyện lạ.

5)    5) Bị hóc xương gà nhờ thầy lang cứu chữa (có bài riêng)

6)   6) Bệnh nói lắp (Cà lăm)

Trẻ con nói lắp chỉ là việc nhỏ nhưng với tôi nói lắp lại có bài ví như câu nói sau: - Con con con on on on... Đoi đoi ói ói ói… bụng ụ ụng ụng ụng… Cứ như súng liên thanh gặp phải nổ đạn xịt. Chẵng ai hiểu nối muốn nói gì tôi biết mà cố hết sức nhưng cái đầu và cổ họng lại đánh lộn nhau. Cái đầu đưa ra từ muốn nói còn cái cỗ cứ ậm ờ chẵng thể nói ra. Phải hơn 10 tuổi tôi mới có cơ nói thửa.

  7) Chăn trâu

   Tôi lớn lên đúng thời kỳ đầu vào HTX nông nghiệp cái thời với khẩu hiệu: HTX là nhà xã viên là chủ sướng ghê! Nghề đi chăn trâu là dành cho sáp trẻ tôi đóng góp trong số này. Chỉ trong khoảng 3 năm đi chăn trâu mà tôi đã gặp những tai họa hiếm ai như vậy.

a)    Gãy tay

Khi còn nhỏ theo chân anh cả đi chăn trâu tôi thích được cỡi trâu lắm. Một lần cơ hội thấy con trâu đứng dưới một bờ cao tôi muốn nhảy lên lưng để cưởi. Liền leo lên bờ nhảy một phát không ngờ vượt khỏi rơi xuống sang bên kia con trâu! May là không bị vở đầu nhưng, khi cố đứng lên một cánh tay sao ngắn hẳn. Anh tôi chạy đến tôi cố giơ tay ơ ơ sao thế này một cánh tay trông như cái giằng xay nó gãy vuông góc giửa cánh tay? Anh tôi liền cầm lấy đầu bàn tay đó kéo một phát nó thẵng ra tôi khóc như xé, may sao cánh tay đó không bị đứt lìa ra, dại dột!

    Cha tôi liền đưa đến một ông thầy lang có tên là ông Trẹo làng Trung ông ấy nắn bóp sửa sang cân chỉnh cho 2 cánh tay dài bằng nhau. Rồi bôi lên cánh tay bị gãy một lớp hồ trắng nhầy nhầy rồi cuộn một lớp giấy bổi, sau đó treo lên cỗ một sợi dây thế là xong. Chẵng có thuốc thang gì.

Tôi về nhà vẩn cứ chạy nhảy bình thường thế rồi lại bị ngã, cánh tay lại bị gãy một lần nửa! Lại phải quay trở lại ông thầy lang ông phải làm lại như lần trước. Rồi sau đó cánh tay tôi lành lặn trở lại bình thường còn khỏe hơn cánh tay không bị gãy mới lạ. Tôi cảm nhận rằng khoa học thời hiện đại ngày nay khi mà đã có đầy đủ mọi phương tiện, lại xử lý gẩy xương không thể bằng ông thầy lang miệt vườn thời xưa. Vừa đơn giản nhẹ nhàng tốn ít thời gian chẵng phải thuốc thang phương tiện cầu kỳ mà rất hiệu quả. Đây là điều thật khó giải thích.

        b)     Bị ngã trâu mất tiếng

   Tuổi thơ đi chăn trâu ở làng quê tôi có khác đó là suốt ngày cởi hay nằm trên lưng trâu bởi không có bãi chăn thả. Nên mùi vị của trâu và người luôn là một đặc biệt trong mùa nắng nóng. “Ai bảo chăn trâu là khổ…” vâng.

 Có lần cho trâu đi gặm cỏ trên bờ ruộng một mình, gặp phải một đoạn lở khá rộng. Con trâu đực to khỏe bỗng lồng lên nhảy qua đoạn đó tôi bất ngờ bay khỏi lưng trâu rơi bịt xuống đất, bất tỉnh.... Khi lơ mơ tỉnh lại tôi cố bò dậy nhưng có cái gì đó khác lạ trong ngực. Tôi cố ú ớ kêu lên nhưng hoàn toàn bất lực dù đã cố hết mình, mất tiếng!? Tôi hoang mang nhìn quanh cánh đồng không một bóng người. Con trâu bỏ tôi đi gặm cỏ một khoảng xa tôi cố gượng ngồi, mà sao lại mất tiếng làm sao có tiếng trở lại đây. Tình trạng mất tiếng này có ai đã từng gặp trong đời chưa? Không biết thời gian bao lâu cuối cùng rồi cũng giằng hắng được. Tôi lảo đảo đứng lên bước đến với con trâu rồi cố trèo lên lưng nó.

 Rồi đâu lại vào đó tôi lại tiếp tục cho trâu đi gặm cỏ như không hề có chuyện gì xẩy ra thật lạ. Và rồi tôi cũng chưa bao giờ kể cho ai câu chuyện ngã trâu mất tiếng xuýt chết đó.

      c)     Thoát chết đuối

   Đi chăn trâu cả lũ bạn chăn trâu xuống sông tắm tôi chưa biết bơi cũng theo sát. Đang say mê vùng vẩy bỗng tôi bị sa vào một chổ sâu. Tôi chới với ngụp lặn hoảng loạn trong nước chẵng ai biết để cứu.

  Tôi đã uống đầy bụng nước người đã chuyển sang trạng thái như nằm mơ tuy nhiên vẩn còn ở thế đứng lừng chừng trong nước. Trong lúc mấy đứa bạn đang vô tư kia vẩy vùng nô đùa bơi lặn tứ túng. Bỗng nhiên một đứa vô tình hay cố tình trêu chọc lao đúng vào người tôi làm tôi dịch chuyển đi một bước – Cứu mạng. Chỉ cần có thế chân tôi bỗng đạp xuống vùng đáy cạn hơn đầu nhô khỏi mặt nước, thoát chết! Tất cả số bạn tắm đó không đứa nào biết rằng tôi đã gặp nạn và thoát nạn. Lúc lên bờ tôi như người mất hồn loáng choáng như kẻ say rượu đó là hậu quả của sặc nước và bị ngạt thở khá lâu. Nhường như lúc này tôi không phải là người mà là con rối chăn trâu đầu trống rỗng. Vẩn cứ theo trâu theo bạn chăn trâu đến điểm cho trâu đằm. Rồi ngồi vô hồn cạnh một nhà máy bơm nước ngoài đồng. (Vị trí nhà máy bơm nước này khoảng 60 năm qua nay vẩn còn nguyên)

  Ở đây đã xẩy ra một chuyện lạ đến nay tôi mới thổ lộ mà ký ức trẻ thơ đã chứng kiến không thể quên. Bỗng thấy một con quạ đen từ đâu bay đến đỗ ngay trên nhà bơm nước rất gần với tôi, bình thường không con chim nào dám đậu gần như vậy. Con quạ lông lá xơ xác lại bị ướt sũng những giọt nước từ trên lông nhỏ giọt xuống. Có cái gì đó tương đồng như hình ảnh chính tôi mới thoát chết đuối lên. Rồi con quạ cũng bay đi đâu mất. Điều kỳ lạ là ngay lúc đó tôi trở lại tỉnh táo không còn u mê như mơ ngủ nửa?

   Suýt bị chết đuối mà chẵng ai biết để cứu, đến khi thoát chết cũng chẵng ai hay để đưa đi cấp cứu. Tôi lặng lẻ như thế mình tôi, cả gia đình tôi và mọi người không hề ai biết. Những thách thức kể cả tính mạng khi trẻ nhỏ buộc phải đi chăn trâu để kiếm sống.

d)    Bắt rận: Thời chăn trâu có thời điểm trên người tôi có hàng trăm đến hàng ngàn con rận hút máu tôi mà không biết. Đã có một bài riêng về chuyện này.

    8) Đoạn kết

Thế đó với Tuổi thơ khốn khổ đó là ký ức may mắn còn ưu giử lại của tôi. Hết đối mặt với mọi bệnh tật không thuốc thang bệnh viện. Lại tiếp đến những tai họa không lường đi suốt tuổi thơ tôi. Chỉ nhờ vào số mạng và sự may mắn nào đó cuộc sống của con người vào thời đó thật đơn giản, thật tự nhiên. Tự nhiên như vốn có trên trái đất này con người cùng muôn loài được sinh ra tự đấu tranh để sinh tồn. Nếu như được lựa chọn cách sống trở lại với tuổi thơ thì tôi vẩn cứ chọn tuổi thơ đầy thách thức khổ ải bệnh tật mà tôi từng trải. Đó mới chính là sự công bằng vượt qua mọi thách thức tồn tại hay không tồn tại trong quy luật tự nhiên đấu tranh và sinh tồn.

Lê Văn Thưa

Bí ẩn thầy lang miệt vườn xưa chữa hóc xương

 


Người xưa rất lo ngại nếu bị mắc xương gà bởi xương gà là thứ cứng sắc nhọn rất có hại dường như là vô phương cứu chữa vì chưa có bệnh viện! Tuổi thơ tôi đã vướng phải điều đáng lo này bị hóc xương gà đã sau mấy ngày không thể ăn được.

Trong dân gian thì có rất nhiều cách chửa mắc xương nhưng không phải những mẹo đơn thuần này. Khi cha mẹ tôi đang cuống lên thì cũng có được tin rằng ở thôn Trúc ly ngay trong xã nhà có một thầy lang vườn nghe nói ông chữa được nhiều người bị hóc xương. Đây là dịp tôi xin chuyển tải đến với mọi người câu chuyên này, đây là một cách chửa bệnh lạ thời cổ xưa mà lịch sử nhân loại chưa ghi nhận hay chưa biết đến. Cha tôi đi mời thầy và ông thầy lang đã nhận lời đến ngay. Thầy đến nhà bảo tôi ngồi ngay giửa nhà rồi thầy ngỏ ý có 2 cách chửa, khi nhìn tôi thầy đánh giá chỉ bằng cách đơn giản ở tại nhà, cách khác là thầy phải leo lên mái nhà. Sau khi thầy thắp mấy que nhang khấn vái gì đó thầy bảo đội cho tôi cái nón. Rồi nhắc tôi khi nào nghe thầy kêu tên thì dạ. Thầy cầm một bát nước lã đứng bên tôi rồi thầy gọi tên, tôi: -Dạ; thầy hô tiếp: -Xuống, rồi đỗ ngay bát nước lã lên nón trên đầu tôi. Kỳ lạ thay một cảm giác nuốt xuất hiện trong cỗ họng tôi như nuốt xuống một miếng ăn bình thường cảm giác rất rỏ ràng từ từ trôi xuống bụng. Ngay sau đó tôi thấy cỗ thông không còn vướng mắc nửa và rồi tôi ăn uống bình thường.

  Tuy nhiên vài ngày sau mặc dù ăn uống không việc gì nhưng cứ có cảm giác cái gì đó vướng vướng ở cỗ. Cứ nghỉ chắc xương chưa xuống hết nên cha tôi đi mời thầy một lần nửa, thầy không nề hà đến ngay. Lần này thầy chuyển sang cách chửa trị khác. Tôi vẩn ngồi giửa nhà (giửa mái nhà không phải ở nóc) rồi thầy trèo lên mái nhà ngay trên đầu tôi thầy gở tranh lợp ra thũng xuống một khoảng nhỏ. Thầy làm phép giống y như lần trước chỉ khác thầy đỗ bát nước lã từ trên mái nhà xuống tôi dưới nền nhà. Tôi lại có cảm giác nuốt cũng như lần trước không khác gì.

Điều đáng nói thầy không hề nhận tiền công thầy nói đây là việc làm phúc, khi hành nghề thầy lại phải cuốc bộ đến tận nhà bệnh nhân dù xa hàng cây số! Khốn nổi thời đó không có món gì đễ làm quà cho thầy mà hẳn là nếu có thầy cũng sẻ không bao giờ nhận.

   Cho đến mãi sau này khi tôi lớn lên đủ nhận thức mới hiểu ra rằng tôi đã làm khó cho thầy chửa hóc xương cho tôi, phải quay lại lần hai. Bởi chỉ cần chửa lần đầu là đã hiệu quả, chỉ vì cái xương hóc khá lớn khi mắc và khi trôi xuống nó đã gây xây xát chút đĩnh trong cỗ họng. Nên gây ra sưng thậm chí là viêm sau một thời gian nhất định mới lành là đương nhiên.

Như trên tôi đã nói: lịch sử nhân loại chưa ghi nhận đến cách chửa bệnh cỗ xưa này. Đơn giản, hiệu quả không cần đến thuốc men dụng cụ đây là điều kỳ lạ như thần thông biến hóa chuyện cỗ tích. Lại là sự thật mà tôi được may mắn là nhân chứng.

   Từ đó đến nay đã hơn 60 năm con người đã đi đến các đĩnh cao trí tuệ của nhân loại. Vì sao không thể kế thừa sáng tạo hơn cái cách chửa bệnh không cần tiếp xúc, chỉ tốn 1 bát nước lã? Vâng bát nước lã cũng là tốn kém nếu ở nơi khan hiếm quê tôi lại dư thừa. Có thể người ta sẻ qui cho ông thầy lang này đã dùng đến thuật pháp mê tinh dị đoan nào đó chửa bệnh. Vậy thì đã sao khi mà kết quả cuối cùng bệnh nhân lành bệnh một cách nhẹ nhàng nhanh chóng không hề tốn kém gì. Chửa bệnh chỉ bằng 1 bát nước lã nghe cứ như là sự giểu cợt đây mới là điều đáng bàn cải và suy ngẩm đến. Phải chăng lý thuyết về “Hiệu ứng cánh bướm” mà khoa học ngày nay đã đặt ra và đang nghiên cứu đến. Tên gọi là lý thuyết hổn loạn “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. Thì người Việt xưa tận nơi thôn quê nghèo khó lạc hậu đã biết tác động vào kênh điều khiển nào đó ở con người dùng nó để chửa bệnh? Nếu không dựa vào lý thuyết “Hiệu ứng cánh bướm”  hay đại loại như vậy để nhìn nhận về cách chửa bệnh xưa. Thì không có cách nào lý giải được vì sao một ông thầy lang miệt vườn làm được cái mà khoa  học ngày nay không thể hay chứng minh được cách làm của người xưa?

Trớ trêu thay ông thầy lang đó tôi lại chẵng biết tên bởi từ khi tôi mới năm bảy tuổi và rồi cũng chẵng ai nhớ hay nhắc đến ông thời gian đã xóa nhòa đi tất cả. Chắc ông thầy lang cũng muốn như vậy sinh ra từ cát bụi chết đi cũng thành cát bụi đó là cái triết lý của vạn vật tự nhiên. Thiên tài là một danh từ, nhưng thiên tai không thể chỉ dành riêng cho các nhà chính trị, quân sự, khoa học. Định nghĩa rằng: Thiên tài thường gắn liền với những thành tựu chưa từng thấy bao giờ. Vâng theo tôi ông thầy lang không biết tên này đã: “gắn liền với thành tựu chưa từng thấy bao giờ”. Bởi cách chửa bệnh kỳ diệu của ông cho đến ngày nay không ai có thể làm được thì đó chỉ là Thiên tài. Thế vẩn chưa là đủ ông từng có thể đã chửa bệnh cứu sống cho hàng trăm hàng ngàn con bệnh ở miền quê khi chưa có bệnh viện. Cả hàng trăm hàng ngàn người bệnh đó không phải tốn 1 đồng xu nào cho chi phí. Bởi phương châm của người thầy lang này đi chửa bệnh là làm phúc đức, cứ mặc nhiên cho bản thân và gia đình sống trong thiếu thốn nghèo khổ với cuộc đời. Đây là sự Vĩ đại một thầy lang miệt vườn hội đủ Thiên tài và Vĩ đại như thế đấy. Kính cẩn với linh hồn của một người thầy lang xưa đã sinh ra từ cát bụi chết đi cũng thành cát bụi này.

 

 Lê Văn Thưa


Thi bắt rận cùng “AQ”

 

 

   Lớn lên tôi đã từng đọc “AQ chính truyện” của văn hào Lỗ Tấn. Mới biết loài rận cũng có khắp nơi điều quan trọng tôi lại có nét tương đồng với AQ. Nhưng xem ra nhân vật AQ và lão Vương Râu thi nhau bắt rận lại tỏ ra còn quá khiêm nhường. Phải lần mò mãi mới bắt được đâu dăm bảy con rận đã muốn khoe. Chẵng dấu gì đó không đáng một phần trăm hay là phần ngàn mà chính tôi đã từng sở hữu về rận. Một bên là truyện của nhà văn một bên là rận của chính mình từng thoát ra bằng da thịt!

   Tôi không rỏ vào thời điểm này là bao nhiêu tuổi, chắc vào khoảng 7, 8, 9 tuổi gì đó (vào thập niên 60 thế kỷ trước). Đây là giai đoạn tôi đi chăn trâu vì nhà quá nghèo mới học lớp 3 đã phải bỏ học. Suốt ngày trên lưng trâu, vào mùa cày 4 giờ sáng đã phải mở trâu cho đi gặm cỏ để sáng ra đi cày. Trâu này không phải của gia đình tôi mà là trâu của hợp tác xã đang thời kỳ tiến lên xã hội chủ nghĩa và CSCN đấy. Sáng trâu, trưa trâu, tối trâu vào lúc này mùi trâu lại nặng hơn mùi người của tôi và đen đúa cũng như trâu vậy!

 Trong một ngày đi chăn trâu tôi bị lấm ướt nên vào giếng khe nước động để tắm giặt (một nơi cả làng lấy nước ăn uống và tắm giặt vào thời đó). Cởi áo quần ra vì quần lấm bùn nên tôi lấy quần đùi để giặt. Cái gọi là quần đùi thực ra đây là một mớ ghẻ hỗ lốn đã củ kỹ được mạ tôi tận dụng khâu thành quần đùi trẻ con. Nó lại được vá đi vá lại nhiều lần gọi là vá chằng vá đụp mà tôi chỉ có một cái nầy duy nhất. Quần dài thì trẻ con tuổi như tôi chưa có tôi nhớ mãi sau này khi lớn lên thanh niên lần đầu tiên mạ tôi mới gắng mua một tấm vải ngang để đi may quần dài cho tôi. Khỏi bàn về khâu quần áo cái thời khốn nạn hay khốn cùng này.

  Lại nói tiếp chiếc quần khi tôi nhấn chiếc quần đùi xuống nước để giặt thì thấy nổi lên một lớp như kiến to kiến nhỏ ngọ ngậy trên mặt nước. Nhìn kỷ thì ra là rận tôi phát hoảng ở đâu ra nhiều rận đến thế? tôi lôi chiếc quần lên lật bên trong quần thì ôi thôi dày đặc rận và trứng rận nó còn nằm đầy trong các lớp vá đụp. Không giặt nửa cầm nguyên cái quần ướt đầy rận phải chạy về để mách mạ. Đúng rồi ở vào tuổi này cái gì thấy quan trọng là cần phải mách mẹ rận nhiều đến thế. Vậy là tôi phải ở truồng phi một mạch về nhà cách khoảng 300m. -Mạ ơi nhiều nhiều trấn (rận) lắm. Mạ tôi hớt hải cầm lấy chiếc quần định để bắt rận nhưng khi nhìn vào đã hoa cả mắt không thể bắt nổi. Bà liền sáng kiến đặt cái quần trên tấm gỗ rồi lấy một cái bát sứ chà lên. Chà đến đâu nghe tiếng kêu rắc rắc rắc... giống như lão Vương Râu xồm và AQ cắn rận trong Chính truyện. Có điều chà như này được nhanh, nhiều lại nghe tiếng kêu liên thanh ấn tượng hiện đại lên nhiều. Chứ không phải chốc chốc mới nghe phát một, tiếng cốp lạc lỏng, rời rạc như Vương Râu Xồm và AQ cắn rận kia. Nhưng rồi mạ tôi nhận ra nó chẵng là gì bằng cách chà này với cái quần của con nhung nhúc đầy rận. Cuối cùng mạ tôi cũng tìm ra cách lấy ra cái nồi đất dùng để thổi cơm ấy bỏ chiếc quần vào đỗ nước rồi đem đun sôi. Một sáng kiến hay cùng nổi buồn của lòng mẹ. Chỉ bằng cách này cả trăm, ngàn con rận cùng trứng bám đầy quần phút chốc bị tiêu diệt gọn. Có mà AQ và Vương Râu bắt rận suốt cả năm cũng chẵng bằng một góc số rận khũng ở tôi một đứa trẻ. Sau lần tận diệt rận đó tối tôi nằm ngủ bỗng yên giấc chớ không phải luôn tay cào cấu suốt đêm như trước đó.

   Mạ tôi suốt ngày với bao công việc đồng áng, cơm áo gạo tiền trong gia đình nghèo khó 6 miệng ăn. Còn tôi thì suốt trên lưng trâu làm gì có thời gian để gọi là mẹ con quan tâm. Sự chăm sóc ư? đó là cả một thứ xa xĩ không thể có vào cái thời bấy giờ. Ngày nay thật khó mà tưởng tượng khi một đứa trẻ thời tôi lại chỉ có mổi chiếc quần đùi vá chằng vá đụp. Thật khó để hình dung vậy làm sao mà giặt, chỉ có là ở truồng đó là lý do lắm rận. Không riêng gì một chiếc quần đùi, tối ngủ cả 3,4 cha con trên giường đêm rét căm căm mà chỉ có mổi chiếc chiếu để đắp lên. Một thứ đem đắp lấy lệ đã trơ đầu lại hở chân. Lạnh quá mới đi kiếm thêm cái đắp ở nơi túp lều gọi là nhà. Tìm chỉ thấy mổi chiếc loại bao tải bằng đay xưa củ đã rách lổ chổ cả mấy anh em cố chen chân vào bao. Ôi có ấm hơn nhưng sặc mùi phân gián và mốc ẩm xót xáy. Thế đấy đây là một thực tế cuộc sống chắc không riêng gì gia đình tôi mà thế hệ tôi trở về trước đã trải qua.

   Như thế có phải là đáng xấu hỗ không hỡi đời?! Cung bậc của cuộc đời đã từng khốn cùng đến thế, Có những khía cạnh còn trên cả AQ và Chí phèo nhân vật của thời đại. Vậy mà sao tôi không hề biết khổ hoặc kêu rằng khổ? Cũng không ai biết để mà viết hay biết mà cố lờ đi, phản ánh lên cái hiện thực những khổ đau tủi nhục toát lên từ cuộc sống này?

Lê Văn Thưa

Thời cơm mem

Ngày nay nhìn con cháu thi nhau nuôi con nhỏ mà phát ớn. Cứ phải ép cho con ăn dù nó không hề muốn, khi đã đủ nhu cầu. Trong nhà đang lúc đầy mâm cỗ thịt cá ê hề nhưng nhất quyết phải đi mua sữa cho con uống dù con lớn đã biết ăn cơm!? Cuộc đời tôi thời bé cùng với thế hệ trước thì hoàn toàn ngược lại, của đáng tội lúc nào cũng thèm cái ăn vì thiếu đói.

Cơm không có ăn áo không đủ mặc là bài ca muôn thủa thời đó, vậy muốn đặt ra là làm sao mà tồn tại? Ấy vậy mà họ vẩn tồn tại phát triển như con người cùng vạn vật muôn loài vẩn trường tồn ngàn vạn năm nay đó thôi.  Khi lớn lên thế hệ thiếu đói này xem ra lại rất thành người, còn phương phi mạnh khỏe nửa. Cha mẹ suốt ngày lo đi làm kiếm sống anh chị em nhỏ nheo nhóc ở nhà tự lo lấy đứa lớn bế đứa bé còn phải làm bao nhiêu thứ việc. Đến bửa ăn thì đứa lớn được ăn cơm trộn khoai, sắn khô hay húp cháo. Thức ăn với rau luộc, muối rang (món đặc sản muối rang ngày nay không hề thấy). Lâu lâu cũng có cá, cua đồng, ốc tự mò bắt được ở ruộng. Đến dịp tết mới có chút thịt lợn. Chỉ em bé chưa biết nhai sẻ được ưu tiên mẹ cho ăn. Đó là một lưng chén tuyền cơm được nhặt ra từ trong nồi cơm độn. Mẹ cho cơm vào miệng từng miếng rồi nhai nhuyễn chốc chốc lại chấm vào một tý muối. Rồi mớm thẳng vào miệng cho em bé, đây gọi là mem cơm. Ngày nay mà nghe nói thế chắc là buồn nôn thật là sự gớm giếc kinh tởm mất vệ sinh hết chịu nổi. Nhưng thử hỏi thế hệ trước người Việt nam ai mà không qua ăn cơm mem từ miệng của mẹ và bà?

    Giờ nhắc lại nghe ra thật chướng tai, nhưng đó lại là một thực tế mà cuộc sống ngày xưa ông cha đã từng trải qua. Đó không phải chỉ dăm ba chục năm của thời hiện đại này mà trải qua suốt hàng ngàn năm hình thành nên bề dày của lịch sử nhân loại. Cũng cần ôn lại để mà thêm hiểu biết, để mà nể phục những khó khăn cực khổ của thời cha ông tổ tiên mình. Nhưng trên hết phải biết cách sinh tồn hợp lý không thể nuôi dạy con theo kiểu nhồi nhét áp đặt theo kiểu sách vở của thời hiện đại.

Lê Văn Thưa