Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Nguyên nhân dẩn đến cái chết của 39 người xấu số?

 

Suốt 10 ngày nay không riêng ở Vn các nước trên thế giới vẩn bàng hoàng về cái chết 39 người trên xe công te nơ ở Anh. Khi mà cảnh sát chưa đưa ra kết quả điều tra thì nhiều đồn đoán vẩn là thời sự.
Chúng ta cũng có thể xem xét sự việc dựa trên thực tế. Các tổ chức hay đường dây buôn bán, dẩn dắt người trốn ra nước ngoài quả là ác độc chắc ai cũng nghỉ vậy. Nhưng xét cho cùng thì chưa hẳn vậy là bởi nếu để xẩy ra chết người thì bọn này sẻ mất tiền. Điều thách thức lớn nhất cho bọn họ là sẻ chết theo luôn, chạy trời không khỏi nắng trước pháp luật. Bởi thế bọn chúng cũng phải tìm mọi cách bảo đảm sinh mạng cho người trốn đi nước ngoài mà bọn nó dẩn dắt. Vậy thì làm sao để xẩy ra vụ chết thảm 39 người trong công te nơ?
Cho đến lúc này hầu hết mọi người vẩn cho rằng 39 người trong xe chết là do hạ nhiệt độ xuống -25 độ. Dường như cái thông tin theo hiệu ứng đám đông này lại rất có hiệu lực. Bởi đơn giản người ta nghe và nhìn thấy công te nơ nầy có máy làm lạnh. Mặc dù người lái xe này có khai báo rằng tôi không mở máy lạnh… Không hiểu vì sao mọi người cứ tin là do chết lạnh mà không có cơ sở nào.
 Khi chiếc công te nơ chở người này được một lái xe đưa đến cảng ở Bĩ để đưa lên phà sang nước Anh. Thì camera ở cảng ghi lại người lái xe này lên xuống xe bất thường đến 10 lần? Đây chính là dấu hiệu của một kết cục bi thảm mà ít ai ngờ đến. Người lái xe này đã tìm cách khởi động máy tạo ô xi cho chiếc công te nơ chở người này nhưng máy đã trục trặc không hoạt động! (Sao lại không nhỉ khi mà 39 người nhốt trong 1 phòng kín nhỏ không có máy tạo ô xi thì sao mà sống được; khi đã làm nghề buôn người).
  Thật đáng tiếc chúng ta đang chờ cảnh sát Anh điều tra mà không tin ngay từ đầu ai cũng phải biết rỏ về nguyên nhân cái chết thê thảm của 39 người trong công te nơ. Đó chính là từ một người trong cuộc vào phút chót đã kịp tin báo cho toàn thế giới biết rằng: “Con chết vì không thở được” Chính là tin nhắn của Phạm Thị Trà My. Nó cũng phù hợp khi cảnh sát mở cửa xe thì nhiều người chết mặc áo lót và cởi trần. Như vậy 39 người đã bị chết thảm khi lên phà của Bỉ. Sau tin nhắn nầy ít lâu gia đình của Trà My biết được điện ngay cho người giắt mối ở VN. Người này đã điện cho nhóm đưa người ở nước ngoài biết để mở cửa công te nơ. Nhưng bất lực công te nơ chỉ có mã số không ai phải theo nó cả nếu có biết cũng chịu vì xếp chồng chất nhiều công te nơ ở trên phà làm sao mở?!
  Xót thương cho 39 người xấu số trong một chuyến đi định mệnh nầy.

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Hai bức ảnh nổi tiếng có liên can gì?


 
Ảnh 1 là thiếu tướng Nguyễn Từ Huấn là tướng Hải quân người gốc Việt đầu tiên mới phong hàm ở Mỹ. Mình có tự hào đó là một người VN không nhỉ?
  Ảnh 2 là bức ảnh nổi tiếng về sự ác nghiệt của cuộc chiến tranh VN trước đây. Tướng cảnh sát chế độ Sài gòn Nguyễn Hữu Loan đã rút súng bắn 1 tù binh Việt cộng (có tên Lém) ngay giửa phố. Bức ảnh đã gây chấn động thế giới thời đó. 2 bức ảnh xưa và nay này không ngờ lại có liên can bởi sự giết chóc huynh đệ tương tàn một thời của người Việt. Đó là cuộc tổng tấn công vào Sài gòn tết Mậu thân1968 của quân Giải phóng miến Nam. Sau cuộc tấn công tướng Loan sau khi đi thị sát nhớ đến người bạn thân là đại tá Tuấn đã giải ngủ. Ông ta liền đến thăm, thật bắt ngờ cả gia đình nằm trong hầm trên vũng máu. Cả nhà kể cả đứa cháu ngoại đến thăm tối đó, 8 người đều bị chết chỉ sót lại 1 người duy nhất đó chính là Nguyễn Từ Huấn 9 tuổi (người mới lên tướng hải quân). Do biệt động Sài gòn là Nguyễn văn Lém giết. Rồi Lém bị bắt cái gì đến nó đã đến sự thù hận! Cái kết cục quá buồn đau cho một đất nước chiến trân tương tàn..


Lê Văn thưa

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Dở khóc dở cười


Thời đại intenet thật quá tiên dụng và dể dàng. Bỗng dưng đến một ngày lễ nào đó ta chỉ cần vào mạng kiếm lấy một vài tấm thiệp hoặc ảnh hoa post lên chúc tụng là xong. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy mổi dịp cần chúc mừng lễ lạc nào đó là thể nào cũng phâỉ tạo ra hay góp phần tạo ra sản phẩm của riêng mình. Đó là thói quen hàng chục năm nay của tôi mà chỉ có mình tôi tự biết. Bởi nó mất khá nhiều thời gian từ hàng giờ cho đến hàng ngày mới làm ra nó. Từ phần mềm chuyên dụng cũng phải đầu tư nhiều thời gian mới học được.
Rồi 1 ngày lễ tôi vào mạng bỗng nhiên thấy ngay tấm thiệp chúc mừng của chính tôi mới làm và post lên. Lại ở ngay "nhà của 1 anh hàng xóm" đầu tiên tôi ngạc nhiên nhưng ngay đó tôi hiểu ra. Anh hàng xóm cũng tưởng tôi đi kiếm ảnh đâu đó trên mạng mà trùng nhau thôi. Đâu biết đó là sản phẩm của riêng tôi. Chỉ có điều mình phải chứng kiến 1 sự khá trớ trêu. Tôi đưa lên thiệp chúc cũng có vài người like không hề có bình luận. Còn anh hàng xóm chắc chắn phải sau tôi nhưng lại có hàng trăm like và hàng chục lời bình luân tốt đẹp.
Hơ hơ mình đã dành bao thời gian với thiêp rồi lặng lẻ theo tấm thiệp. Sự đờì là vậy mình cũng thích vậy thôi.

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Khi tội phạm có chỉ số IQ 130.


 Tù nhân Frank Lee Morris
Nhà tù trên đảo Alcatraz, vịnh San Francisco
Không ai khác đó chính là Frank Lee Morris tù nhân nổi tiếng mọi thời đại của nước Mỹ. Mang tội trộm cướp nhưng chẵng nhà tù nào giam giử nổi ông ta. Cuối cùng phải chuyển tới nhà tù Alcatraz khét tiếng nghiêm ngặt nhất nước Mỹ thời đó. Nhà tù ở trên hòn đảo vắng có môi trường khắc nghiệt nằm giửa vịnh San Francisco. Nhưng vẩn không gì cản trở nổi tù nhân Frank Lee Morris. Ông ta rủ thêm 2 anh em bạn tù họ Anglin lên kế hoạch và thực hành vượt ngục. Nhà tù được quản lý rất chặt chẻ cứ 30 phút người gác kiểm tra buồng giam 1 lần. Không có thứ vật liệu gì đáng kể vậy mà mấy tháng trời Frank Lee Morris cùng 2 anh em Anglin có cách thực hiện. Đó là dùng thìa nĩa để khoét thủng tường giam. Lấy 50 cái áo đi mưa để kết thành chiếc xuồng. Rồi tự sáng chế một chiếc bơm để bơm xuồng. Rât nhiều việc phải làm nhưng việc ấn tượng nhất là chế ra 3 cáí đầu từ giấy. Dùng tóc thật cấy lên rồi thì vẻ nét mặt y chang với 3 khuôn mặt trốn tù bằng loại màu tự chế. (Đến như nhà họa sĩ + điêu khắc chuyên nghiệp cũng phải nản lòng) Rồi đặt lên giường như đang ngủ. Không người bảo vệ nào phát hiện ra hình nuộm cho đến giờ diểm danh. Cuộc đào tẩu coi như là trót lọt từ năm 1962 cho đến nay. Mặc dù đã huy động rất nhiều lực lượng lùng kiếm nhưng người ta chỉ phát hiện chiếc xuồng tự chế và mái chèo. Còn người thì vẩn biệt vô âm tính. Đây là cuộc vượt ngục huyền thoại nhất từ trước đến nay. Để đến ngày nay hòn đảo Alcatraz nơi nhà tù củ trở thành điểm du lịch rất nổi tiếng của nước Mỹ.

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Cưa sừng làm nghé thử coi

   Nhớ đến đến thời "khốn nạn" từ đời ông cha cho đến mình việc cưới hỏi chỉ là cái sự thủ tục ra mắt. sắm được dăm gói chè nhỏ có tên Thanh hương vài cây thuốc lá cái gọi là bao bạc. rồi thì một ít kẹo tỷ như kẹo cứt ca (gà) đó là niềm mơ ước của mọi đôi tân hôn. Hơ hơ ngày nay mấy thứ trụ cột về lễ cưới xưa kia không còn nằm trong bộ nhớ của mọi người nửa! Cưới, nghĩa là phải có bộ sưu tập ảnh đi hàng trăm km để chụp. Phải có một tiệc cưới thịnh soạn đủ các sơn hào hải vị dù có nghèo rới. Phải thuê chủ lễ một MC giỏi mồm chém gió đưa đôi tân hôn lên ngang bậc hoàng hậu đế vương. Rồi thì dàn loa khủng tiếng vang là quan trọng. Phải có độ gào đủ để không một khách bạn nào có thể mở miệng chào hỏi nhau....
   Ha ha nhân dịp này dù đã già cốc đế chân chậm mắt mờ da nhăn đầu bạc. Cũng gắng làm ra 1 si ri ảnh cưới theo mốt thời nay. Nhớ câu: Mở mặt để cho con cháu biết, đua danh kẻo nửa ta đã già. Ngày xưa ta cũng từng trẻ trung mạnh mẻ năm tháng theo chiến tranh đi hết thời trai trẻ hu hu...
 
 
 


Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Những thách thức về bệnh Tiểu đường


 Sau một thời gian khá dài điều trị tại viện Nội tiết trung ương nay đến hẹn lại về bệnh viện. Qua thời gian giờ mới có thể ngẩm lại việc điều trị vừa qua có kết quả hay không.
Thực ra căn bệnh tiểu đường vốn đã được xếp vào thể bệnh nan y vì chửa không thể lành buộc phải sống chung với nó. Nhưng còn tùy thuộc theo cơ địa của từng người thuộc thể thông thường hay theo dạng cá biệt. Tôi là một trong những đối tượng khó lường khi đối mặt với căn bệnh này. Gần 20 năm sống chung với bệnh phải vượt qua bao nhiêu là thách thức. Cũng may cho đến nay vẩn cầm cự được là một phần ở bản thân phải tự nổ lực. Những cái mốc thách thức về bệnh tật đáng phải nhắc tới đó là vào năm 2012. Sau 10 năm mắc bệnh thì bệnh tình trở nên nghiêm trọng cơ thể bị suy sụp sút cân đến 10kg. Nguyên nhân chính do đường ruột không thể chịu nổi loại thuốc viên tiểu đường. Bị rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài triền miên đường huyết cũng tăng vọt lên đến 25 mmol. Chỉ số Hba1C (phản ánh tình trạng glucose máu trong 3 tháng) cũng lên tận 8,7% nguy cơ các biến chứng đang cực cao. Vào chính thời điểm này mắt phải bị xuất huyết võng mạc. Đồng thời cơ thể bắt đầu bốc mùi do nhiễm toan ceton mà không hề tự biết đó là mùi ceton, do đường huyết quá cao (sau này mới hiểu ra). Bác sĩ điều trị tuyến cơ sở đã không có kinh nghiệm đã không nghiên cứu kỷ phản ứng phụ gây nguy hại của các loại thuốc điều trị. Nhưng số phận còn may mắn tôi quyết định vào Huế tìm đến Bs Nguyễn Hải Thụy là giáo sư tiến sĩ đầu ngành về bệnh nội tiết khu vực miền Trung. Ông trực tiếp khám và đi đến quyết định mang tính cứu mạng là tôi phải tiêm ngay isulin thay thế cho thuốc viên uống. Kể từ đó tôi dùng thuốc tiêm sau tháng đầu tiên tiêm insulin thì tôi tăng trọng lượng lên 7kg. Đó là một kỷ lục tăng trọng còn nhanh hơn nuôi lợn. Đơn giản là đường ruột tôi lập tức hoạt động trở lại bình thường thức ăn đã có tác dụng đi nuôi cơ thể. Cũng chính thời điểm này việc xuất huyết vỏng mạc được chấm dứt rồi mắt tự hồi phục (sau này đi viện mắt trung ương mới biết) nếu chậm trể tôi đã mù vào thời đó.
  Nhưng rồi đó lại là niềm hy vọng chỉ tày gang “tránh được vỏ dưa lại gặp phải vỏ dừa”. Tôi lại phải đối mặt với một quảng thời gian dài đến 7 năm kể từ khi chuyển sang tiêm insulin. Nó còn nguy hiểm hơn nhiều đó là thách thức bị hạ đường huyết ở thể hiếm gặp. Triệu chứng điển hình là bị mất trí tạm thời đồng thời huyết áp tăng (khi cao) lên đến 200 cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiên ra hay kịp thời cấp cứu. Không biết đã bao nhiêu đêm đi ngủ là tôi bất tỉnh luôn cho đến sáng hôm sau… Còn ban ngày thì bị rơi vào mất trí không ai hay biết, chỉ có vợ thật tinh mắt mới phát hiện ra tôi mất trí. Đáng sợ nhất là khi chỉ có 1 mình lại bị mất trí, mất trí theo thể mộng du. Nghĩa là vẩn cứ làm việc gì đó nhưng lại vô thức. Đã hơn 1 lần tôi từng đi xe máy quảng gần 10km trên đường quốc lộ mà không hề biết. Hay một mình ở nhà mù mờ tự biết mình mất trí áp huyết tăng 200. Cố đi tìm cái ăn để tự cứu nhưng không thể lấy đúng thức ăn lại vốc muối mà ăn mặn chát không nuốt nổi… Đó là những năm tháng thật đáng sợ không biết mai kia mình lại mất trí hay đi ngủ lại rơi vào bất tỉnh lúc nào! Mối đe dọa cứ treo lơ lững qua tháng ngày... Tôi vượt qua suốt 7 năm ở tình trạng thường bị hạ đường huyết theo thể mất trí cũng là điều kỳ diệu.
  Cho đến tháng 7/2019 tôi mới quyết định xin đi viện Nội tiết trung ương để hy vọng tìm ra căn nguyên và chửa trị được căn bệnh mất trí đột xuất cứ đeo đẵng này. Sau 1 tháng điều trị và sau 1 tháng ra viện mới dám nhìn nhận rằng đúng là bệnh viện tuyến trên của trung ương có khác. Điều trị ở đây đã đem lại dấu hiệu khả quan có thể đã cải thiện được căn bệnh mất trí đột xuất. Nguyên nhân có thể là từ thuốc tiêm insulin không hợp chủng loại, nó vừa là thuốc cứu mình vừa lại là thứ đe dọa mình. Tôi cũng đã tự suy ra nguyên nhân khi dùng thuốc tiêm insulin loại hổn hợp thông dụng nhất loại 30/70 hay 70/30 (thực ra ở y tế tuyến dưới chỉ dùng loại này). Là hổn hợp thuốc có thời gian tác dụng ở dạng trung bình kéo dài 24 giờ. Nó không phù hợp với khả năng hấp thụ với cơ địa của tôi. Các bác sĩ ở viện Nội tiết trung ương đã mất khá nhiều thời gian để điều chĩnh thuốc tiêm cho tôi đó là sử dụng insulin loại tác dụng nhanh vào sáng và trưa. Buổi tối thì sử dụng loại insulin 50/50. Sau 1 tháng ra viện tôi hiểu ra mình có thể đã trở lại bình thường nghĩa là khi bị hạ đường huyết là tự biết ngay không mất trí nửa. Về ban đêm thì chưa gặp đêm nào bị bất tỉnh như trước đây. Ngoài ra khoa học phát triển thì nhiều loại thuốc mới ra đời trong đó có thuốc tiểu đường. Tôi được các bác sĩ cho uống bổ sung một loại thuốc Galvus (Vildagliptin) 50mg vào buổi sáng. Nó đã hổ trợ cho các loại thuốc tiểu đường đối với tôi là rất hiệu quả. Làm giảm chỉ số đường huyết rất tốt, tôi lại thường có chỉ số đường huyết sau ăn rất cao.
   Đây lại một đột phá mới về điều trị tiểu đường cho bản thân tôi tại bệnh viện Nội tiết trung ương. Tuy nhiên tôi lại sẻ gặp phải khó khăn nếu khi trở về với tuyến viện ở địa phương lấy đâu ra các loại thuốc như ở tuyến trung ương cấp? Sẻ nẩy sinh ra khó khăn mà tôi chưa hình dung được lại gặp phải thách thức mới!?  

Lê Văn Thưa

Vào viện là để đi kiếm ăn


Vào bệnh viện là để đi kiếm ăn nghe có vẻ khó tin nhưng đây lại là sự thật. Khi được cận kề chính kiến tai nghe mắt thấy.
 Đó không phải chỉ là 1 mà có nguyên cả 2 chị em ruột cùng nhau vào viện. Gặp lúc thiếu giường bệnh 2 chị em nằm chụng một giường quá hợp. Buổi đầu cả phòng bệnh nhân ai cũng phải ngạc nhiên làm sao cả 2 chị em cùng đi 1 viện cùng vào 1 khoa 1 phòng bệnh? Hóa ra cả 2 bệnh nhân này đã nhẳn mặt với bệnh viện suốt hàng chục năm nay rồi. Họ muốn vào viện lúc nào là quyền của họ bởi mắc bệnh tiểu đường thuộc chứng khó lường. Lúc đường huyết cao hết tầm máy đo lúc lượng đường tụt xuống mức phải nhanh cấp cứu. Điều kỳ lạ là họ vẩn nhơn nhơn sống chung với bệnh tật và rồi nhờ bệnh tật họ đã kiếm được cái ăn hàng ngày. Dù lúc đói lúc no hay no dồn đói góp nhưng đã hình thành thói quen sống của họ. Người ta đi viện là lo tốn kém nhiều tiền của 2 chị em nhà này thì ngược lại. Đã không phải mất một đồng xu nào mà lại thu được tiền nhờ người ta thấy thương tâm mà bố thí. Đến khi ra viện thể nào cũng cóp nhặt được một số tiền đem về nhà để sinh sống. Đến khi hết tiền lại quay lại xin nhập viện để lại kiếm tiền...
 Nó đã quen sống như vậy mới gặp ai cũng thấy thương tâm (nó cũng cố tạo ra sự thương tâm đó) nhưng ở đời cái gì cũng có giá của nó. Chính sự thương tâm nhân đạo của nhiều người qua thời gian đã làm hỏng họ. Quá nhiều thời gian ở viện nên 2 chị em quá sành sỏi trong việc tạo ra cảm giác để mọi người cho ăn cho tiền. Ở cận kề mới biết tính xấu chỉ biết vì mình chứ không vì mọi người. Trước khi tôi ra viện tôi liền cảnh báo cho mọi người trong phòng rằng: 2 đứa này là người không tốt, rất điêu ngoa và có dấu hiệu gian giảo. Y như rằng trớ trêu thay chính tôi lại là nạn nhân bị nó lợi dụng lấy cắp của tôi một số đồ. Chúng đã dạn dày biết rỏ lúc sơ hở nhất là khi có người trong phòng ra viện chắc chắn nó đã thành công rất nhiều lần như vầy.
    Xã hội đã tạo ra có những con người kỳ quái như thế, vào viện chửa bệnh là để kiếm sống. sự thương tâm và lòng nhân đạo quá trớn của mọi người đã tiếp tay cho hạng người như thế.

Lê Văn Thưa

Bệnh nhân hay đĩ bợm?


  Vào một ngày có một bệnh mới nhập viện chị ta nhanh nhảu tự giới giới thiệu luôn mình là bệnh nhân đã hàng chục năm nay ra vào bệnh viện nầy. Cách đây vài tháng mới ra viện nay lại nhập viện.
Chị là người dân tộc trạc 45 đến 50 tuổi người khá hồng hào khỏe mạnh nhưng với bệnh tiểu đường thì không cứ gì khỏe hay yếu. Có lẻ do là người dân tộc nên chị ta rất tự nhiên mổi khi gọi điện thoại là cứ đứng ngay ở chổ nhiều người mà chuyện trò. Nói chung khi điện thoại chị thường nói bằng tiếng dân tộc. Tuy nhiên cũng có trường hợp chị ta nói tiếng Kinh ấy là khi điện cho chồng và cho người thân khi nhắc đến chồng rằng : - Chồng gì mà lạ thế chẵng quan tâm gì đến vợ cư xử với vợ tệ bạc chưa từng có… Cả phòng bệnh ai cũng nghe rỏ chuyện chồng con chị ta như thể sắp phải ly hôn đến nơi. Đây có lẻ chính là thông điệp mới chân ướt chân ráo vào phòng bệnh chị ta đã muốn nhắn gửi đến ngay cho mọi người. Chỉ sau vài hôm những người trong phòng mới hiểu : À ra thế với cái chị người dân tộc bỗ bã này. Thực ra chị này cũng không dấu diếm gì hành vị của mình mà đã tự nói ra. Chị quan tâm đến cánh đàn ông từ trẻ cho đến ông cụ 80 miển là có tiền là chị tìm mọi cách xán tới. Của đáng tội có một ông già trên 70 tuổi khoa bên cạch chân mới bị cắt cụt do bệnh có vợ đi kèm. Nhưng chị ta cũng không tha bởi ông già dại dột thổ lộ là gia đình khá giả nhà nhiều ô tô. Vậy là hể bà vợ sễnh ra chút xíu là chị ta lại lẻn vào phòng đến bên ông già xoa xoa cái chân cụt: -Anh có đau không, anh có thương em không?... Nhiều phen bà vợ bắt gặp hằm họa đánh ghen nhưng chị ta vẩn không hề nản. Không biết bao nhiêu gã đàn ông đã bị người đàn bà dân tộc này thổ dộ moi tiền thành thói quen suốt nhiều năm qua.
Dịp nhập viện này dường như không mồi chài kiếm chác được nhiều nên mới hơn 1 tuần bà ta đã xin xuất viện. Trước khi ra viện chị ta nói : -Ở nhà anh chồng nhiều việc quá em phải về cùng với anh ấy. Khi mới đến thì nói chồng con không ra gì giờ ra viện thì lộ ra không hề có chuyên đó.
Đến thế là cùng con người đã đến mức dạn dĩ man trá gian dối đến tột cùng tìm cách để mà moi cho bằng được tiền, kiếm tiền bằng cách đi viện. Tiếc rằng bao nhiêu gã đàn ông cứ phải cống tiền cho cái thứ đĩ bợm trâng tráo mặt dày người dân tộc này.



Lê Văn Thưa

Ông "đầu hàng" và bà chim chuột


Mới vào năm viện tôi gặp ngay một ông già bệnh tình khá nặng là một nông dân nghèo khó. Nằm cạnh ông lại là 1 bà khuyết tật nhưng giàu có. 2 bệnh nhân khá gây ấn tượng trái ngược nhau.
Ông già là người của thành phố Hà nội nhà cách bệnh viện chỉ hơn 30km. Do bệnh nặng nên vợ ông phải đến chăm sóc không thường xuyên. Tuổi ông mới 69 nhưng nhìn ông chắc hẳn ai cũng tưởng... Ông kể rằng: Một lần ông rơi vào một nhóm đông các bà tuổi 80. Ai cũng chào hỏi ông nay bao nhiêu tuổi, bí quá ông nói đại 82 tuổi. Các bà mới chột dạ kháo nhau:- Ờ nhỉ anh 82 là trẻ đấy bọn em lại ngờ anh phải trên 85! Ông có dư nhiều con bệnh hằn hạ như: Tiểu đường, gút, xương khớp, tim mạch, thận, viêm cơ… Dáng ông đi thật lạ lùng như thể ông luôn giơ tay lên để xin đầu hàng, không thể thả tay xuống bình thường vì đau đớn. Khi mới nhập viện tôi nghe mọi người xì xào 2 ông bà này hay lắm lời cải cọ luôn. Nhưng khi sống vài ngày thì tôi hiểu ra vốn tính người nông dân là vậy họ chỉ bộc trực có gì nói nấy. Ông chính là người thường nhận được nhiều cuộc điên thoại nhất ấy là vợ con ông thăm hỏi. Bà vợ 2 ngày lại một lần đến chăm sóc tắm rửa giặt giủ cho ông. Còn nửa bà phải về chạy chợ bán mớ rau củ quả một ngày kiếm được khoảng 5 chục ngàn để có cái lo cho ông nằm viện. Nhà không có gì thu nhập con cái thì bận làm ăn lâu lâu mới đến thăm, ông đi viện mổi đứa con chỉ cho một vài triệu. Bệnh tình của ông thì nặng tiền nong lại khốn khó tội nghiệp ông.
Ngược lại với ông già trước tuổi là bà khuyết tật lại ưa đú đởn nằm canh ông. Bệnh nhân mà mổi sáng cứ phải 2 giờ trang điểm, phấn son của bà ta nghe nói mổi hộp phải trên 5 triệu. Đi viện chỉ là cái cớ để được xa chồng, có lý do để chồng phải cấp cho hàng chục triệu, ôm tiền để mà chơi bời sắm sửa bản thân và đi chim chuột cho vui đời. Ở đời này lại gặp quá nhiều điều đối nghịch sao không san sẻ để cho vừa như ông “đầu hàng” với bà chim chuột kia.


Lê Văn Thưa

2 cặp vợ chồng có sự đời giống nhau đến lạ


Để cho dể nhận có thể qui lại 12 sự giống nhau
1 Chồng tuổi nhâm thin
2 Vợ tuổi đinh dậu
3 Thời trẻ chồng hay “Cầm kỳ thi họa”
4 Chồng cùng vào quân đội đi đánh giặc thời chiến tranh ác liệt
5 Cùng từng ở binh chủng pháo binh, pháo 130 ly (Loại pháo này lớn và hiếm của QĐNDVN)
6 Các con đều học giỏi, khi lập gia đình đều ở xa cha mẹ
7 Chồng cùng mắc bệnh tiểu đường đã lâu năm
8 Cùng vào viện Nội tiết trung ương nằm cạnh nhau
9 Cùng có triệu chứng khá hiếm gặp khi nhịp tim tăng trên 100 nhịp/phút
10 Trước hôn nhân vợ từng có người yêu cùng làng gia đình đã làm lễ hỏi, sắp cưới.
11 Bỗng nhiên cùng rời bỏ người yêu chuyển sang người yêu khác làng. Rồi đi đến hôn nhân cho đến nay
12 Cả 2 người yêu củ của 2 người vợ đều là giảng viên bậc đại học (có thể đây là điều kỳ lạ nhất}
Thật khó mà lý giải làm sao lại có sự trùng lặp giống nhau đến lạ lùng của 2 cặp vợ chống?


Lê Văn Thưa

Trải nghiệm sống với đủ hạng người


Tôi cũng đã từng chung sống với nhiều người tứ phương đó là những năm tháng phải xa gia đình sống trong quân ngủ. Nhưng từ khi rời quân đội mấy chục năm nay tôi chỉ sống trong gia đình khống có cơ hội và chẵng bao giờ muốn phải tiếp xúc với nhiều người. Nhưng bỗng nhiên tôi buộc phải đến sống với đủ hạng người đó là môi trường bệnh viện.
  Tôi vốn có một cuộc sống nội tâm ít giao du không thích nơi tụ hội. Chỉ quanh quẩn với gia đình và chỉ thích đến với thế giới tự nhiên nơi núi rừng, đồi cát, cánh đồng những nơi hoang vắng. Chắc rằng không ít người ở gần tôi sẻ nghỉ tôi là người sống khép mình và xa lánh với mọi người. Khi đột nhiên rời xa gia đình thay đổi hết thảy mọi thói quen lại phải sống giửa một tập thể đủ loại người. Đó như là một thách thức, thách thức này cứ tưởng chỉ một vài tuần ai ngờ kéo dài nguyên cả tháng!
Trong một gian phòng của bệnh nhân ngẩu nhiên mọi người không ai hẹn hò mà lại gặp nhau vì bệnh. Sống chung đụng trong một căn phòng. Rồi quen biết nhau, rồi chia tay nhau cứ thế diễn ra hàng ngày. Trước lạ rồi sau quen biết quê quán nhau rồi gọi tên của nhau. Dần dần ai cũng bộc lộ mình ai cũng kể ra hoàn cảnh và gia đình mình thậm chí cả chuyện riêng tư. Bởi đây là người ở tứ phương chỉ hi hữu một dịp gặp. Ở đây có đủ từ già trẻ đến trai gái nằm lẩn lộn các giường cạnh nhau (nói dại nếu ai đó có tình ý gì có thể thò tay qua nhau hay đêm khuya lần qua giường ôm nhau cho ấm... Thực ra có người thâm niên đi viện đã chứng kiến không ít tình huống này). Ở đây cũng đủ hạng người từ cao sang đến thấp hèn, người thật thà cho đến kẻ gian dối. Đơn giản là đủ mọi thành phần vì bởi không ai tránh được bệnh tật.
 1 tháng nằm viện tôi phải chung đụng với trên 30 lượt người, người ít nhất ở chung phòng cũng phải 1 tuần. Đó là một trải nghiệm hiếm có tưởng là rất khó khăn cho tôi nhưng không ngờ nó đã nhẹ nhàng đi qua. Hóa ra mình không đến nổi là kẻ sống khép mình xa lánh mọi người. Mà biết hòa nhập với đủ hạng người từ người dể giải cho đến người khó tính. Ai cũng muốn chuyện trò thậm chí trêu đùa với tôi mặc dù tiếng Quảng bình quê tôi vốn khá khó nghe.
 Có 2 người đã để lại cho tôi ấn tượng nào đó 1 người nam đã nói nhỏ với tôi rằng: -Trong phòng này (phòng bệnh nhân) tôi chỉ muốn nói chuyện với ông. Còn tất cả họ tôi không quan tâm tới!. Và 1 người nữ nói: -Anh Thưa ơi anh cho em địa chỉ nhà dịp nào em hoặc con em của em vào trong đó làm ăn. Anh cho nghỉ nhờ ở nhà anh nhé.

Lê Văn Thưa



Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

2 cặp vợ chồng có sự đời giống nhau đến lạ


Để cho dể nhận có thể qui lại 12 sự giống nhau
1 Chồng tuổi nhâm thin
2 Vợ tuổi đinh dậu
3 Thời trẻ chồng hay “Cầm kỳ thi họa”
4  Chồng cùng vào quân đội đi đánh giặc thời chiến tranh ác liệt
5 Cùng từng ở binh chủng pháo binh, pháo 130 ly (Loại pháo này lớn và hiếm của QĐNDVN)
6 Các con đều học giỏi, khi lập gia đình đều ở xa cha mẹ
7 Chồng cùng mắc bệnh tiểu đường đã lâu năm
8 Cùng vào viện Nội tiết trung ương nằm cạnh nhau
9 Cùng có triệu chứng khá hiếm gặp khi nhịp tim tăng trên 100 nhịp/phút
10 Trước hôn nhân vợ từng có người yêu cùng làng gia đình đã làm lễ hỏi, sắp cưới.
11 Bỗng nhiên cùng rời bỏ người yêu chuyển sang người yêu khác làng. Rồi đi đến hôn nhân cho đến nay
12 Cả 2 người yêu củ của 2 người vợ đều là giảng viên bậc đại học (có thể đây là điều kỳ lạ nhất}
   Thật khó mà lý giải làm sao lại có sự trùng lặp số phận giống nhau đến lạ lùng của 2 cặp vợ chống?

Lê Văn Thưa

"Đi một chợ học mớ khôn"



Suốt một thời gian khá lâu vắng mạng xã hội là buồn bả lắm. Nhưng bù lại suốt thời gian hiếm có này mình bị đẩy vào cái nơi chẵng ai mong muốn. Phải sống trần trụi chung đụng với đủ hạng người.hóa ra đây lại chính là cái xã hội thu nhỏ đầy gai góc và bất ngờ. Bao nhiêu cảnh đời bao nhiêu số phận người bao dung cho đến những kẻ đê tiện cả khóc lẩn cười. Lại có đủ cả ở đây la nơi bệnh viện... đúng là "Đi một chợ học mớ khôn"

Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Thăm gia đình anh Đỗ Khởi ở Ba vì

Là đồng đội từ thời cuộc chiến biên giới Tây nam lần đầu tôi đến thăm nhà anh Đỗ Khởi. Một ngôi nhà ở vùng sâu Hà nội anh mới làm vài năm.
 Kể ra anh dựng được một ngôi nhà mà làm quan tham nhũng thời nay cũng phải ghen tỵ. Ở cái xứ không hề có gổ mà nội thất trong nhà anh lại toàn là đồ gổ xịn. Thật trang nhả và lịch lãm không mấy ai có được. Đó là tất cả công sức từ chính bàn tay anh làm ra. Từ ngày nghỉ hưu mấy chục năm anh tìm cách tự kiếm sống từ khối óc bàn tay lao động. Anh cứ sống xa quê bôn ba ở thành phố Sài gòn đến thủ đô Hà nội. Cho đến gần đây khoảng dăm năm anh mới quyết định nghỉ hưu lần 2. Nhưng được vài năm anh cảm thấy sao mình cứ phải nghỉ ngơi ăn nhậu mệt quá. Anh lại quyết định kiếm việc làm theo sức mình đi làm chân bảo vệ, lại cứ xa nhà. Nay anh đã đến U 70 anh tâm sự: Tôi cũng định đi làm như vầy khoảng mươi mười lăm năm gì nửa là tính chuyện nghỉ hưu lần bao nhiêu nhỉ là vừa.
 Mới biết ở đời sinh ra con người ta có nhiều khác biệt. Đơn cử như tôi và anh Khởi đã quá khác xa, tôi thì chẵng biết làm gì khi đã có ít đồng lương hưu. Tôi cảm phục mẩu người như anh Khởi yêu lao động và lao động đã đem đến cho anh những thành công.
 
 
  

Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Hàng ta và hàng tây sau tết

 
 Gói bánh bích quy Rich tea nhỏ gọn, hộp Bảo an to đùng màu mè
Ra tết mới có dịp nhìn lại ê hề các thứ quà bánh con cháu người thân mang về cúng lễ tổ tiên ông bà và dùng trong dịp tết. Nổi lên là các loại bánh kẹo đủ loại có cả hàng ta và hàng tây làm ra. Thử lấy hộp khá lớn bánh đậu xanh nổi tiếng Bảo an ra. Nó đập ngay vào mắt là những trang trí mầu đỏ và vàng nhằm bắt mắt.trên toàn bề mặt hộp bánh. Không khác gì trên các con đường phố cầu cống người ta trang trí cờ xí khẩu hiệu băng rôn đỏ loét vào dịp tết lễ vậy! Điều đáng tiếc trên bề mặt có sẳn diện tích ở mặt hộp ngoài tên hiệu đăc sản được in rất nhiều. Lại thông hề có chút thông tin trong bánh đậu xanh thành phần là những chất gì? Thậm chí một hộp lớn như vầy mà không có trọng lượng thực của bánh là bao nhiêu. Và tôi đã thử làm việc này bỏ hết mọi bao gói tách riêng bánh đậu xanh ra đem cân thì được 100g.
Mổ bụng hộp Bảo an ra chỉ là một nhúm bánh đi theo cả lô lốc phụ tùng
Chỉ 100g bánh đậu xanh
Ăn theo 200g phụ tùng bao bì
Tiếp theo gom hết các bao bì to nhỏ các loại kèm theo một tấm bìa dày to chèn bên trong hộp bánh. Tôi cân được đúng 200g. Ai có thể tin chỉ nhúm bánh 100g mà có đến 200g bao bì! Bao bì này còn được thiết kế tạo thật nhiều khoảng rỗng để nhằm nhìn cái hộp bánh to lớn hơn.
Gói bánh Rich tea đúng 300g
Vỏ bao gói dường như không trọng lượng
   Thử lấy một bao bánh bích quy của tây hiệu Rich tea xuiất xứ từ Anh quốc. Một bao gói quá mức tầm thường không trang trí bắt mắt hay quảng cáo gì. Chỉ thấy một vài màu đơn điệu nhưng lại in rất nhiều là chữ đó là nhằm giới thiệu các thành phần có trong bánh để người dùng có đủ thông tin cần thiết. Gói bánh nhà sản xuất ghi trọng lượng 300g đem cân cũng đúng 300g. Có điều khi bóc bao bì ra đem cân thì cân không nhảy vì bào bì quá đơn giản, quá nhẹ!
Rút ra công thức:
-Bánh ta đậu xanh Bảo An: 100g bánh = 200g bao bì
-Bánh tây bích quy Rich tea: 300g bánh, gần bằng 0g bao bì
He he gần như hầu hết các loại bánh VN sản xuất ra không riêng gì bánh đậu xanh Bảo an đều có chung cung cách như vậy. Đó là màu mè lòe loẹt dể bắt mắt bao bì dư thừa chiếm nhiều không gian chứa bánh thật. Người ta tìm mọi cách ăn gian chỉ chút xíu bánh mà hộp bao thật to. Hay gói trong bao giấy bóng rồi thổi không khí vào thật căng nhìn như thể cái bánh to. Đây là một sự lừa dối khách hàng phổ biến nhất trong hàng hóa bánh kẹo VN nhất là trong dịp tết mà không hề bị lên án. Từ cách làm đó đã sinh ra bao hệ lụy trong đời sống xã hội. Trước hết là quen với sự gian dối trong sản xuất hàng hóa. Tiếp đến là lãng phí tài nguyên chỉ làm ra một nhúm bánh mà mang theo một lô lốc bao bì. Chiếm không gian và tốn bao công vận chuyển. Gây ô nhiểm môi trường quá nhiều loại bao bì không đáng có. 100g bánh phải gánh 200g bao bì, trong lúc người ta 300g bánh gần như =0g bao bì.
Chúng ta tư cho là thiên đường XHCN lại làm ra hàng hóa mà không thể đem so được với bọn tư bản rẩy chết. Người ta làm ra mang tính thực chất tôn trọng khách hàng. Còn chúng ta làm ra là tìm mọi mánh khóe lừa dối nhau. Đây là nổi nhục mà sao không ai muốn nhận thấy để tìm cách sửa chửa?


Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

Chỉ số hạnh phúc của người Việt đang cao ngất thế giới.

 Chỉ cần nhìn vào qua dịp tết một vùng thôn quê nghèo là đủ biết. Trước hết phải nói đến pháo, nhà nước thì cấm đốt pháo nhưng người dân vẩn hồn nhiên mua chui mua lén giá đội cao lên nhiều lần vẩn cứ chơi. Đêm giao thừa mới biết tay pháo ai nổ to hơn sáng hơn. Bầu trời đêm 30 rực sáng cả nước và đinh tai nhức óc thiệt là ngoạn mục. Thách thức với nhà nước và thỏa thói chơi ngông của con người. Vậy mà chưa hết thói chơi ngông là muôn hình vạn trạng, tưởng vượt qua rồi đinh tai pháo nổ. Ai dè giàn loa hàng ngàn oát mới là nổi kinh hoàng hơn. Đến ngày mồng 4 tết tui nghỉ: nghỉ ngơi ăn chơi vậy là đủ rồi ra vườn đầu xuân đề chăm sóc cây cối, Mặc dù hầu bao cũng đã có đồng tiền lương. Vừa lắm xắm bước ra vườn thì bỗng rầm rầm... sao như thể bom nổ vậy định thần lại thì ra dàn âm thanh nhà cạnh bên. Hôm nay tổ chức ăn chơi thuê luôn quán Ka rao kê di động. Nói đúng hơn đây là dàn loa nhạc hàng ngàn oát chuyên phục vụ đám cưới. Để âm thanh vang xa hàng cây số thế mới oai. Biết không cách gì chịu nổ tôi đành bỏ cuộc làm vườn. Đồng thời bỏ cửa nhà minh mà tháo chạy đi đâu đó cho xa để thoát khỏi tiếng hát gào đến vỡ giong trên dàn đại âm thanh! Ngày hôm sau mồng 5 tết lại ầm ầm... Một nhà khác ngay trong lối lại y sao bản chính. Sao mà khốn nạn thế này ở trong một lối cụt chỉ dăm bảy gia đình. Mà thay nhau thuê dàn âm thanh cực đại về hát Ka rao kê trong gia dình. Tôi đã già nhưng còn có sức để mà chạy trốn âm thanh. Trong lối có những 3 người bệnh đang ốm thập tử nhất sinh. Trong đó có một người già trên 90 tuổi nằm liệt giương cùng 2 người già khác đang trọng bệnh. Họ làm sao chạy nổi nằm chịu trận cho âm thanh tra tấn. Âm nhạc khủng trong đám cưới nó chỉ kéo dài một vài giờ. Ở đây hát suốt buổi suốt ngày ai có thể chịu nổi? Một nhóm ăn chơi làm khốn khổ cho cả xóm. 
Một nhà nước tự cho là nước pháp quyền đưa ra rất nhiều luật. Như quyền cơ bản của con người: Quyền được nghỉ ngơi, quyền dưỡng bệnh... Rồi thì quán ka rao kê phải trong nhà kín không lọt âm thanh ra ngoài phải có sự nhất trí của nhà kế bên vv... Đúng như người ta vẩn nói cả một rừng luật nhưng lại xử sự theo luật rừng! Điều đáng buồn hơn đó là sư xuống cấp của đạo đức xã hội .Một gia đình ở giửa xung quanh kế cân đều là những người già trọng bệnh. Mà cứ tự nhiên như không hát gào khản cỗ trước dàn âm thanh khủng suốt gần cả chục tiếng đồng hồ. Mà không chút phân vân liệu hàng xóm người già bệnh có chịu nổi không?
  Chỉ số hạnh phúc ấy là muốn nói không ít con người ta muốn chiếm lấy hạnh phúc cho riêng mình. Không cần biết mình đã gây họa cho người khác. Mà không hạnh phúc sao được người nông dân một nắng hai sương ngoài đồng. Nay lại thích đàn đúm ăn nhậu hát hỏng quên mình. Như thể nghệ sĩ ca múa nhạc không bằng đó là hiện thân của chỉ số thiêt là hạnh phúc.
 

Lê Văn Thưa



Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Nhớ về con



Khi ba đi con gần 4 tháng
nẩy choi choi đòi lật trên giường
mắt chăm nhìn cánh tay giơ thẳng
Như đòi ba con cũng lên đường

Ba ra đi mang theo nổi nhớ thương
Những ngày tháng mới lọt lòng bé bỏng
Tay khuyềnh khoàng ôm con chăm bẵm
Miệng à ơi tiếng vịt đực ru hời.

Ba lăng xăng vì con đó trên đời
Là thiên thần của ba, là mặt trời của mẹ
Năm tháng theo chiến tranh đi suốt thời trai trẻ!
34 tuổi đời lên chức cha.

Những tháng ngày ba lại đi xa
Con của mẹ cha lớn khôn con nhé
Để mai sau con là chàng trai trẻ
Niềm tự hào của mẹ và ba.

Kông pông Som tháng 5/1986

Lê Văn Thưa