Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

Bất ngờ từ một cành mai đón tết

 

 Mọi gia đình người Việt chúng ta mổi dịp tết đến thường có cành Mai, đào đón xuân (ngày nay thì chậu mai, đào). Thực ra đây đã thành tập tục mà ông cha mình hình thành từ xưa chon cành mai cành đào để đón  tết.
Vì sao không ông cha mình không chọn loài khác mà chỉ mai với đào? điều này dể hiều vì 2 loài cây này ra hoa và lá mới vào đúng ngày xuân dịp tết. Tuy nhiên còn một điều nửa mà ít ai để ý tới...Từ xa xưa cây cối đủ loại mọc ngoài tự nhiên rất nhiều trong đó có cây mai cây đào. Ông cha mình đã nhận ra đặc tính phù hợp và nổi trội của 2 loài cây này. Cứ sắp đên tết là đi kiếm một cành về chưng hoặc nửa là đi mua người ta đi kiếm về bán. Thời đó chưa ai trồng chậu loài cây này cả tất nhiên là vậy bởi nó sẳn có ề hề ngoài bờ bụi. Cánh đây gần 50 năm thời đánh giặc tôi đã từng ở cạnh cả rừng mai ở bán đảo Cam ranh. Và rồi khi chuyển đên đảo Phú quốc cũng vậy sặp đón tết chính tôi đi kiếm cành mai mọc ở những cồn đất cát ven bờ biển, nay chắc không còn nửa.
 Tết năm rồi tôi chặt một cành mai trong vườn vào cắm bình đón tết tuy nhiến cành mai này mải đến rằm tháng giêng mới nở hoa. Tôi đã cố ý cứ để cành mai đó trong bình thử xem sao. Sau khi ra hoa lá non phát triển trưởng thành tươi xanh cắm trong bình chỉ đổ vào nước lã. Cho đến tận hơn 2 tháng sau sức sống cành lá vẩn bình thường điều bất ngờ xuất hiện đó là ra nụ và lại nở hoa lần 2. Điều kỳ diệu cành đã cắt khỏi thân hơn 2 tháng lấy gì để mà nuôi lá và hoa lần 2 này? Quả là sự thách thức khó lý giải chỉ có nước phải thấm qua vỏ cây vì gốc cành khi mới chặt đã bị đốt cháy.
Để nói lên rằng ông cha mình từ xa xưa đã chọn đúng loài cây quá kỳ diệu về sức sống cây thân mộc không cần có gốc rễ mà vẩn cứ sống phát triển hoa lá một cách bình thường và còn trên cả cây sống bình thường là  2 lần ra hoa trong vòng 2 tháng.

Cành mai tết đến mãi rằm tháng giêng mới ra hoa

Sau khi ra hoa thì lá ra xanh tươi
lấy cành mai ra khỏi bình để thấy không hề có rễ
Sau hơn 2 tháng cành mai lá vẩn xanh tươi
đặc biệt nó lại ra nụ và nở hoa lần 2

Lê Văn Thưa


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

Bướm bạc loài cây rừng giải nắng nóng ngày hè

Cây bướm bạc khá phổ biến ở rừng miền Trung là loài cây từ ngàn xưa ông cha dùng uống nước vào mùa hè nóng nực

Bướm bạc là loài dây leo thường sống ở rừng đồi. bám vào các loài cây khác để leo lên. Có hoa màu trắng nhụy vàng cái tên bướm bạc ông cha đặt tên là đúng với hình hài hoa này. Vào rừng mùa xuân hè nhìn ở đâu có cụm trắng đó chính là hoa bướm bạc rất dể nhận. Là loài hoa đẹp và rất nhiều hoa. Cây bướm bạc dùng nấu nước uống có nhiều công dụng trong chửa bệnh có tác dụng thanh nhiệt chống say nắng vv... Lấy cây bướm bạc về chặt khúc ngắn phơi khô dùng dần đun nước uống hằng ngày.

 


Lê Văn Thưa


Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

Hoa cau vườn quê

 

Cau là một loài cây đặc hữu gắn liền với cảnh quan và văn hóa không thể thiếu của làng quê Việt nam xưa. Đến nay ngày mổi vắng bóng không còn nhiều không gian sống cho loài cau này. 

Thảng hoặc ta gặp đâu đó vài cây cau gợi nhớ hồn quê xưa. Hoa cau có mùi thơm dịu phảng phất quyến rủ thật gần gủi với con người. Đây cũng là nhà cho nhiều loài chim đặc biệt là chim sẻ luôn quấn quít bên thân cau. Cây cau không giống bất cứ loài cây nào thân có đốt cao ngất ngưỡng. Trên tít với trời xanh kia với cái tán xập xòe lá cau dưới đó là những chùm hoa thơm và các buồng cau quả xanh tròn hình ô van. đây là thứ mà phụ nữ xưa thường dùng đến, ăn trầu. Nó đã gắn liền thành nét văn hóa đặc sắc hiếm thấy của người Việt đó là cơi trầu cau. Ngày nay dù chẵng có mấy ai ăn trầu nhưng khi tính đến việc cưới hỏi của mọi lứa đôi nam thanh nữ tú thì cần một lễ nghi không thể thiếu đó là cau trầu. Đây là một nét văn hóa đẹp vẩn được lưu giử từ ngàn xưa cho đến ngày nay trên khắp cả 3 miền Bắc Trung Nam. 

Như thế để nói lên rằng cây cau quá gần gủi với người Việt chúng ta. Dù số lượng cây cau ngày nay không còn nhiều nhưng loài cau vẩn luôn hiển diện trong đời sông văn hóa của chúng ta không thể phai nhòa.

Lê Văn Thưa


Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Mùa hoa bún quê tôi

 

Cái tên cây bún nghe thật dân giả miền quê tuy nhiên sắc hoa lại náo nức tràn đầy đua nhau khoe nở. Đây là cách cho con người có thể nguôi ngoài trước mọi lo toan cuộc sống trước dịch bệnh và chiến tranh đang hiên hữu.

 Loài cây bún thường sống ven sông nhưng ngày nay ven sông Kiến giang, Long đại, Nhât lệ lại vắng bóng. Chỉ còn vài cây nhưng chưa biết lúc nào nó húc phá để lại đỗ bê tông! Để rồi mãi mãi nhiều loài cây bản địa nguồn gen di truyền không còn không gian sống phải chịu tuyệt diệt dưới bàn tay con người. Đât đai từ thế giới tự nhiên sinh ra ngày nay lại được con người chia chác, mua bán đổi chác gần như hết thẩy.. Thế giới của tự nhiên cở cây muông thú đã dồn hết chân tường không còn không gian sống. Một này kia con ngưới sống dưới khối bề tông sắt thép chính họ dựng lên rồi nghiên cứu ngày xưa kia thế giới này từng có những gì của vạn vật cỏ cây hoa lá muông thú muôn loài!

Cây bún một hình ảnh điển hình cho van vật sinh sôi và giờ cây lá vẩn thế từ khai sinh lập địa cho đến ngày nay. Nhưng tiếc rằng giờ nó cùng muôn loài khác không còn không gian sống nửa trước con người.

 


Lê Văn Thưa







Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

Giải cứu chim sâu non bị phá tổ

Trong lúc thu hoach cây trong vườn bỗng thấy rơi ra xuống một cái tổ sau đó lại thấy dưới đất một con chim non nhỏ xíu run rẩy chắc chỉ mới nở vài ngày. May không bị cỏ rác lấp đi hay dẩm phải, thôi rồi mình đã vô tình phá đi một tổ chim sâu!

Chim non mới được giải cứu
   Tổ không thể là 1 con tôi phải cố công tìm trong đám cỏ cây ngổn ngang tìm mãi không thấy con nào. Bằng cách nào giải cứu con chim non này? Tổ chim sâu làm khá công phu nó thường dùng lá cây tươi khá lớn cuộn lại hình loa rồi dùng rác nhỏ và tơ nhện làm tổ trong đó. Vậy là lá cuộn đã hỏng chỉ còn tổ rác tôi phải kiếm 1 cành cây khả dĩ đặt cái tổ vào rồi dùng dậy ràng buộc lại quấn thêm lá khô bên ngoài. rồi đặt ở vị trí gần con chim non bị rơi. Mình cố gắng tạo ra cái có thể còn chim bố mẹ của nó có tìm ra hay có chịu nuôi con ở một cái tổ khác lạ không lại là chuyên khác.  Có thể may mắn có loài chim dể tính bất chấp tất cả để nuôi con.
Chim mẹ tìm đến mớm mồi

Vài ngày sau chim non đã mọc lông vũ

May mắn đây chính là trường hợp của tổ chim này sau vài ngày theo dỏi thì con bố mẹ vẩn theo nuôi con. Mấy ngày sau chim non vẩn sống đặc biệt là nó đang lớn và bộ lông vũ đã phát triển. Thế là sự giải cứu con chim non do vô tình phá hại đã thành công. Tuy nhiên có một điều bất ngờ sau giải cứu tổ chim chỉ 2 ngày sau chim non còn khá bé nó đã vội ra ràng. Như vậy từ khi chim nở ra đến khi rời tổ chỉ khoảng 5 ngày quá là nhanh.

Chim con khi ra ràng 15 ngày sau

  Đến nửa tháng sau thì chim non chỉ rời tổ cùng bố mẹ vẩn ở gần khu vực đó. Chim con vẩn sống dựa vào bố mẹ mớm mồi nó có thể bay đoạn ngắn. Như vậy mặc dù rời tổ rất sớm nhưng chim bố mẹ vẩn cứ chăm sóc con dài dài. Lâu lâu thấy chim con xuất hiện bay ra theo mẹ hay đậu ở cành cây. Đây là con chim với tôi vừa là kẻ phá hại lại là người giải cứu thành công.

Lê Văn Thưa