Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá

Thứ Tư, 17/08/2011 - 10:04

(Dân trí) - Đầm lầy Võ Xá nổi tiếng từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. “Sợ nhất Lũy Thầy, sợ nhì đầm lầy Võ Xá”, đó là nói về lịch sử. Tuy nhiên điều muốn bàn ở đây là hệ chuồn chuồn đặc trưng ở vùng đầm lầy này...
 >>  Chuồn chuồn kim: thế giới của sắc màu
Đầm lầy Võ Xá ngày nay đã đổi thay căn bản với những ngôi nhà cao tầng lại mọc ngay nơi trước đây là vùng lầy thụt. Dấu tích còn lưu lại đến nay của vùng đầm lầy này là còn nhiều ao đầm, mương lạch - môi trường thuận tiện cho hệ chuồn chuồn phát triển.

Loài chuồn chuồn bay lượn trên mặt đất nhưng lại đẻ trứng phát triển ấu trùng nhờ vào môi trường nước. Bởi thế vùng đầm lầy Võ Xá có hệ chuồn chuồn phát triển khá đa dạng và phong phú. Có nhiều loài chuồn chuồn thông thường như chuồn Đá, Chuồn Ớt, chuồn Vàng…như nhiều nơi khác.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây là sự có mặt nhiều loại chuồn chuồn không tên tuổi, hiếm lạ và đẹp mắt. Do chúng sống ở những nơi hoang vắng ao lầy thường nhút nhát, nên con người khó phát hiện.

Vùng đầm lầy Võ Xá là một đơn cử nói lên phần nào sự đa dạng hệ chuồn chuồn ở nước ta. Tuy nhiên hệ sinh thái vùng đầm lầy này đang ngày càng bị thu hẹp do sự phát triển của con người đe dọa đến môi trường sống của nhiều loài động thực vật, trong đó có nhiều loài chuồn chuồn hiếm lạ mà có thể không nơi nào có. Phát hiện và bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là 1 cách bảo vệ môi trường sống theo hướng bền vững.

Mang tên dựa theo hình dáng màu sắc, đây là cách để bạn đọc dễ hình dung: 
 
1/. Chuồn “Hoàng đế” (dài 80 mm): là loài chuồn to lớn oai vệ nhất vùng này, có màu sắc đẹp rất hiếm thấy.
 
2/. Chuồn Voi (tên gọi địa phương, dài 75 mm): loài chuồn này lớn, khỏe, số lượng khá nhiều thường tấn công các loài chuồn khác để ăn thịt.
3/. Chuồn “Cánh hoa” (dài 35 mm): là loài chuồn đặc trưng có nhiều ở vùng này, thân màu nâu đen, cánh màu hoa văn nâu đen và vàng.

4/.  Chuồn “Lưng trắng” (dài 40 mm):  thân nâu, lưng và lưng đuôi màu trắng lạ hiếm thấy
5/. Chuồn “Khoang đuôi trắng”: thân đen, khoang đuôi trắng, lạ, rất hiếm thấy và khó tiếp cận
6/.  Chuồn “Đuôi đỏ”: thân đen có đuôi đỏ tươi, chân khoang đỏ, lạ và cực hiếm 
7/.  Chuồn “Xanh lam” (dài 30 mm) : xen kẽ màu xanh lam (tím than) và đen, lạ và hiếm thấy
8/ Chuồn “Mắt xanh” (dài 30 mm): đôi mắt lớn màu xanh, thân có khoang vằn xanh đen ít thấy
9/. Chuồn “Cánh trắng đen”: cánh khoang trắng đen, thân đen xám
10/. Chuồn “Đá tím” (dài 30 mm): thân màu đá tím hiếm thấy
11/. Chuồn “Ớt lớn” (dài 45 mm):  thân màu đỏ, gốc cánh có màu đỏ
12/. Chuồn “Tý hon” (dài 17 mm): rất nhỏ bé,  thân đỏ có khoang đen hiếm thấy
13/.  Ngày hội chuồn “Báo mưa” thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

Lê Văn Thưa
 

  Chào Bác Thưa, con có đọc được bài viết “Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá “ của Bác. Con thật lòng biết ơn Bác đã chia sẽ những hình ảnh đẹp đó. Nó đã đưa con về với những kí ức của tuổi thơ với nhiều kĩ niệm đẹp. Thật ra còn rất nhiều loài khác nữa Bác ah, nhưng chúng gần như tuyệt chủng vì ô nhiễm môi trường. Quê của con , An Giang, giờ đây đã mất bóng gần như hoàn toàn chuồn chuồn rồi. Xin chúc Bác luôn mạnh khỏe để tận hưởng những hình ảnh đẹp xung quanh Bác

Bác Lê Văn Thưa


Chào cháu Quốc Thắng
  Cám ơn cháu đã quan tâm đến bài viết của bác cùng với những lời động viên khích lệ rất đáng quí đối với bác. Bác là người rất quan tâm đến môi trường tự nhiên đặc biệt với các loài động vật quanh ta. Như "Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá" mà cháu đã xem đấy bác phải lặn lội khắp nơi ở quê bác kể cả những vùng lầy thụt suốt 2 tháng để rình chụp được những bức ảnh đó. Kể cũng thật gian lao nhưng đó là niềm vui với sự đam mê. Tiếc rằng một hai năm lại đây do vấn đề sức khỏe nên bác không còn đóng góp nhiều các bài viết. Bác nòn nợ khá nhiều bài về thế giới những loài động vật đáng yêu này hy vọng bác sẻ lại tiếp tục viết tiếp. Cháu có thể vào blog của bác ở đây tập hợp khá nhiều bài viết chúc cháu mạnh khỏe vạn sự như ý.

Quỳnh
(9/19/2011 1:56:00 PM)
Chuồn chuôn đẹp quá! Nhớ lại ngày xưa toàn đi câu chuồn chuồn. Bắt chuồn chuồn con xâu vào cây cỏ may, thấy chuồn chuồn to ở đâu chỉ cần quay quay cái cây cỏ may là chuồn chuồn to cắn câu ngay. Chỉ cần quần dính hoa cỏ may một lúc là xâu được cả dây chuồn chuồn. Hình như đấy là loại chuồn chuồn mắt xanh thì phải, trông có vẻ giống nhất.
phú 37
(9/16/2011 2:17:00 PM)
đọc bài ni xong thấy nhớ quê khiếp khủng.lâu lắm rồi không được về quê chơi,thăm gia đình người thân và xóm giềng.quê hương ơi cho con gửi lời chòa nhé
Nông Lường DL
(9/16/2011 7:28:00 AM)
xem những bức ảnh của tác giả tôi như được trở về với tuổi thỏ cảm ơn tác giả nhiều.
Trần Tuấn Tú
(9/2/2011 10:54:00 PM)
đúng là tuổi thơ mình,nhớ lắm những nắng hè rồi mưa.
Nguyễn Châm
(8/30/2011 2:21:00 PM)
Mẹ! Con nhớ mẹ da diết, nhớ quê mình những chiều hè nắng chói chang, hai chị em con lại ra ngoài đê với bọn trẻ con trong xóm đi rón chuồn chuồn. Bây giờ không còn được bên mẹ nữa, không còn được ở nhà như xưa, con về quê chồng cũng có những cánh đồng lúa, những bờ rào, bờ ao như nhà mình nhưng xa lạ quá mẹ ơi. Rồi những ngày ở HN về quê chồng, đi qua nhà mình mà con không được về với mẹ trước con tủi thân lắm mẹ biết không? Con ước sẽ được ở với bố mẹ, anh trai, em gái như ngày xưa. Con thèm lắm bữa cơm mẹ nấu có canh cua, cà nén, tép rang hay rau lang luộc hoặc sào tỏi ớt. Nhớ quê hương, nhớ tuổi thơ lắm...........
Lê Văn Thưa
(8/29/2011 2:02:00 PM)
Tôi chính là tác giả của Góc ảnh này tôi hết sức vui mừng vì có rất nhiều bạn đọc quan tâm và gửi phản hồi về bài này, đây là một sự đông viên khích lệ lớn cho bản thân tôi. Quả là tôi đã không bỏ công, để có vài chục bức ảnh về chuồn chuồn này tôi cũng đã dành 2 tháng trời nắng nóng lặn lội ở vùng lầy thụt nước ngập. Chụp non cả ngàn bức ảnh mới chọn lọc lại. Cái khó khăn thách thức nhất đó là khi đã 60 tuổi lại hóa thành đứa trẻ để đi tìm chuồn chuồn bất cứ nơi nào trong vùng, chỉ có sự đam mê mới mong vượt qua. Có rất nhiều loại chuồn chuồn thông thường ở đây tôi muốn quan tâm đến một số loài chuồn đặc trưng ở vùng này và nhất là chuồn hiếm lạ, khó tiếp cận. Hiếm lạ là vì tôi chưa từng thấy (kể cả hình ảnh chuồn trên Google) và chỉ thấy có một vài lần rồi dù có cố tìm hàng tuần lễ cũng không sao gặp lại. Mong rằng đây là những hình ảnh chuồn chuồn vừa quen vừa lạ trở lại với tuổi thơ được bạn đọc quan tâm.
Quốc Khánh
(8/26/2011 4:16:00 PM)
Hiếm ở đâu và hiếm với ai chứ ở quê em bọn trẻ con suốt ngày đi bắt đủ loại chuồn chuồn về nghịch.
anhvuong
(8/26/2011 12:24:00 PM)
Nhìn chuồn chuồn mà nhớ tuổi thơ quá. Nhớ những buổi chiều muộn khi mặt trời sắp tắt nắng là lúc chuốn chuốn tìm chỗ ngủ. Chi cần tìm đến một cây chanh, cây ớt ngoài vườn là có thể tóm được một chú chuồn chuốn. Những bức ảnh chụp chuồn chuồn đẹp quá, nhớ quá tuổi thơ ơi!
ho huong
(8/23/2011 8:04:00 AM)
Những chú chuồn chuồn đẹp quá, hồi nhỏ chúng tôi thường thấy. Cả bài báo không thấy nhắc đầm lầy Võ Xá ở đâu? Có lẽ ở QUẢNG BÌNH? Cảm ơn nhà báo.
xuân trần
(8/18/2011 9:22:00 AM)
Tất cả những loại chuồn chuồn này trước đây ở quê mình rất nhiều, giờ thì hiếm lắm, tất cả đang dần biến mất.:(
nguyenthiloan
(8/18/2011 8:11:00 AM)
Chuồn chuồn làm minh nhớ tuổi thơ quá! Hình ảnh chuồn chuồn đậu kín cành cây báo mưa, rồi còn chuồn chuồn bay thấp dày đặc nữa. Chuồn chuồn đỏ là khôn nhất đó. Thủa nhỏ mình hay bắt chuồn chuồn rồi lại thả ra mà nhưng chuồn chuồn đỏ là khó bắt nhất, rình mãi, theo mãi mới bắt được chuồn chuồn đỏ. Bạn ơi, còn chuồn chuồn kim bé xíu như là cái kim, đuôi dài và có hai con mắt lồi ra hai bên. Bọn mình hay hát "Con chuồn kim be tí ti, đậu là mặt nước nghĩ gì chuồn ơi".
Mạnh Hùng
(8/17/2011 10:07:00 PM)
Ngày trước không hiếm còn rất nhiều. Nhưng do thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật rồi biến đổi khí hậu nên chúng dần biến mất. Cả loài dơi ở quê tôi cũng vậy, trước đây mấy năm mỗi tối rất nhiều dơi bay đi kiếm ăn, giờ muốn nhìn thấy cảnh tượng ấy cũng khó mà thấy được. Tất cả sự thay đổi đấy là do con người và chắc sẽ có nhiều loài biến mất mà chúng ta đang không để ý. Muốn trở về với tuổi thơ ngày xưa sao mà yên bình thế, không lo toan cuộc sống. "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ".
sniper.0108
(8/17/2011 10:01:00 PM)
... Neu ai ma ko biet may con chuon chuon nay thi... tuoi tho u am qua...
thành trung
(8/17/2011 9:30:00 PM)
Mấy loài chuồn chuồn này Quảng Thuận quê tui có đầy, nhưng gọi khác...
Hoang Phuong
(8/17/2011 9:30:00 PM)
Mấy năm trước về quê chuồn chuồn nhiều lắm. Lâu nay ko để ý nữa, nhưng về quê cũng chả thấy chuồn chuồn:(
giang
(8/17/2011 8:15:00 PM)
Đẹp thật. Gợi nhớ tuổi thơ, trốn ngủ trưa đi bắt ve sầu, chuồn chuồn...
Mr.Vu
(8/17/2011 7:58:00 PM)
Không thể nói là hiếm, lạ được. Những loại này ở đâu cũng có thôi và không khó để bắt gặp... Nhưng không thể phủ nhận một điều là có một số loài đang giảm số lượng rõ rệt.
Phạm Đình Khánh
(8/17/2011 7:41:00 PM)
Tôi sinh ra ở thôn Thượng Võ Ninh (Võ Xá) Đọc bài này của Anh Thừa và Nhìn thấy chuồn chuồn mà nhớ ngày xưa quá đi thôi. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì dâm. Chắc ai là người Võ Xá (Võ Ninh_Quảng Ninh_Quảng Bình_Việt Nam) mà chẳng đã từng nghe câu ca này. Hồi đó thôi cũng nghịch ngợm đuổi bắt bọn chuồn chuồn, rồi cả hội tranh nhau đuổi. hi hi chuồn chuồn nhiều lắm, Giờ đã xa quê hơn 15 năm Đọc bài này và xem ảnh đẹp quá! Gợi nhớ 1 thoáng tuổi thơ ở quê nhà... Cám ơn!
Hoàng Nam
(8/17/2011 6:21:00 PM)
Đây là hình ảnh thuở thơ ấu mà lâu lắm rồi tôi không được nhìn thấy. Cám ơn tác giả đã làm tôi sống lại với tuổi thơ của mình. Bây giờ quê tôi thay đổi nhiều nên mỗi lần về quê không còn được ngắm những hình ảnh này nữa. Hy vọng tác giả sẽ có thêm nhiều hình ảnh đẹp như này trong thời gian tới.
Gà con
(8/17/2011 5:51:00 PM)
Quả thật những loại chuồn chuồn này đẹp quá, có vài loại chưa thấy. Đối với thế hệ 8x trở về trước thì những loại chuồn chuồn này quả không có gì lạ lắm. Nhưng đối với thế hệ 9x về sau với sự mọc lên như nấm của các khu dân cư, thì những loại chuồn chuồn, cào cào, châu chấu.. đã gần như là bị "tuyệt chủng" mất rồi (!)
LÊ NGUYÊN SƠN
(8/17/2011 5:20:00 PM)
ÔI quê hương của mình thật tuyệt vời! Nhớ hồi còn bé thường đi bắt chuồn chuồn vui chơi bên bạn bè!
leton
(8/17/2011 4:40:00 PM)
mấy lòai chuồn chuồn này đẹp thật ! Nhưng ngày xưa ở quê tôi ( Hải Dương)tầm năm 2000 có nhiều nhưng tên gọi khác. Hiện tại thì tôi ít thấy hơn chắc là do dùng nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
Võ Hữu Báu
(8/17/2011 4:26:00 PM)
Nhìn thấy chuồn chuồn mà nhớ ngày xưa quá đi thôi. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì dâm. Chắc ai là người Việt Nam mà chẳng đã từng nghe câu ca này. Hồi đó thôi cũng nghịch ngợm dùng cành tre nhỏ vụt bọn chuồn chuồn cho chúng rôi xuống, con nào mà chưa "ngỏm" thì dùng cành cỏ bông nhỏ cắm vào đuôi để nó chỉ bay là là rồi cả hội tranh nhau đuổi. hi hi Cũng phá hoại thiên nhiên ghê ghớm vậy mà chuồn chuồn vẫn nhiều lắm, Giờ đã có gia đình, con cún nhà mình chẳng biết con chuồn chuồn là gì nữa. Không hiểu tụi nó đi đâu hết cả. Nhớ ngày xưa quá đi thôi
Hồ Gia Xứ Nghệ
(8/17/2011 4:18:00 PM)
Mấy loại chuồn này ở quê tôi có hết.Thực sự hồi bé chúng tôi bắt và sưu tầm rất nhiều loại chuồn chuồn
trungthanh
(8/17/2011 2:46:00 PM)
Đẹp quá! Gợi nhớ 1 thoáng tuổi thơ ở quê nhà... Cám ơn!
Trung Thông
(8/17/2011 11:42:00 AM)
Đẹp thì có đẹp nhưng có gì lạ đâu, tuổi thơ của tôi đã bị nhiều trận đòn của cha mẹ vì không ngủ trưa để đi bắt những loại chuồn chuồn này rồi.
hoàng văn minh
(8/17/2011 11:27:00 AM)
Những loài chuồn chuồn này hồi nhỏ tôi đều đã bắt được và có rất nhiều, nhưng đúng là ngày nay không dễ tìm được chúng nữa. Có lẽ do đô thị hóa và sự hủy hoại môi trường sống thiên nhiên do con người gây ra nên không những số chủng loại chuồn chuồn suy giảm mà nhiều loài nữa cũng không còn cơ hội sống sót.
Le Thi My
(8/17/2011 11:09:00 AM)
Đẹp quá
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét