Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Cách bảo quản giếng nước trong khi có lụt tràn qua



2005-09-12
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Một người dân tại dải đất miền Trung thường xuyên chịu nhiều thiên tai đã nghĩ ra cách bảo toàn giếng nước gia đình trong khi lụt đến; để lúc nước lụt rút đi không phải rơi vào cảnh dùng thứ nước bẩn với bao tạp chất, vi khuẩn độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Giếng nước làng quê Việt Nam. Photo courtesy of Vietnam Net
Nhân vật có sáng kiến đó là ông Lê Văn Thưa, hiện sinh sống tại xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Sáng kiến của ông là chủ đề chính của chuơng trình Sáng kiến & Đời sống kỳ này.
Bao giờ cũng vậy chính thúc bách của cuộc sống khiến con người phải nghĩ ra cách ứng phó với các trở lực do thiên nhiên, hoàn cảnh đem đến. Ông Lê Văn Thưa sống tại khu vực miền Trung hằng năm phải chịu cảnh lụt lội, nước lụt tràn vào giếng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt nên đã nghĩ đến cách thức bảo vệ nó. Ông Lê Văn Thưa cho biết về điều đó cũng như nguyên tắc và cách thức bảo vệ giếng nước sạch trong mùa mưa lụt:
"Áp dụng nguyên tắc bình thông nhau: giếng nước là một bình và môi trường ngoài giếng là một bình khác. Thế rồi còn có nguyên tắc áp lực nữa.
Cách thức là dùng một miếng vải không thấm nước như nylon và một sợi dây để bị kín miệng giếng trước khi lụt đến. Sau đó nước lụt có tràn khắp thì nước trong giếng không bị ô nhiễm. Sau lụt nước vẫn trong."
Một người dân từng sử dụng phuơng pháp do ông Lê Văn Thưa đưa ra kể về chiếc giếng nước nơi quê bà và việc sử dụng phuơng pháp giữ nước giếng sạch khi lụt tràn qua:
"Giếng quê tôi đào sâu chừng ba mét và bỏ bi cao 80cm, đường kính khoảng một mét. Nếu lụt về là nước bị phân tro làm ô nhiễm. Chúng tôi theo phuơng pháp bịt giếng trước khi lũ về của ông Lê Văn Thưa nên không bị ô nhiễm."
Ước muốn sáng kiến của bản thân, những ý tưởng đang ấp ủ của ông, cũng như khó khăn trong sáng tạo được ông Lê Văn Thưa tâm sự:
"Tôi làm đủ nghề và luôn muốn có sáng kiến, nay cả điện tử cũng có làm. Tuy nhiên tất cả đều tự học hỏi. Vì sống ở vùng nông thôn nên chỉ cập nhật được kiến thức qua truyền hình. Không có ai tư vấn cho cả.
Hai sáng kiến mới là phát hiện ra kinh nghiệm trong người dân ở vùng cát ven biển khai thác nước ngầm tại đó; thứ hai là đang viết về cách giải quyết giao thông tại Việt Nam dù rằng ý kiến này chỉ có thể giải quyết ở tầm vĩ mô."
Quí thính giả và các bạn vừa nghe sáng kiến của một người dân sống tại vùng chịu nhiều thiên tai ở Việt Nam nói về cách bảo quản giếng nước trong khi có lụt tràn qua.
Mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này tạm dừng tại đây, Gia Minh hẹn gặp lài quí vị và các bạn trong chuơng trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
© 2005 Radio Free Asia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét