Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Góc nhìn bi hài cây phi lao trên đồi cát


 Giống phi lao vốn không phải ở VN nhờ người Pháp đưa vào VN từ mấy trăm năm trước, đây là loài cây xuất xứ ở Úc. Khi sang VN lại trở thành loài cây không thể thiếu cho vùng đồi cát ven biển miền Trung. Cùng với cây Rười bản địa nó trở thành tổ hợp cây chống cát bay cát lấp vô cùng hữu hiệu. Tuy nhiên ở đây không bàn đến tác dụng ưu việt của nó mà nhìn qua lăng kính của sự bi hài về cây phi lao sống trên đồi cát này.
   Con người luôn tự nghỉ đến mình về sự thông minh vượt trội và tâm hồn rộng mở có khi nào quan tâm đến muôn loài cùng sinh tồn trên thế gian này? Tất nhiên là cũng có nhưng quá ít ỏi người ta mãi lo cho việc cạnh tranh, làm giàu. Lo tầm nã nhu cầu cuộc sống sao cho thật cao sang thật rời xa cuộc sống tự nhiên hơn nửa theo như trí tưởng tượng của con người. Còn thời gian đâu mà quan sát mà suy ngẩm trước thế giới tự nhiên vốn vẩn tồn tại phát triển qua hàng triệu năm này.
    Từ những cây phi lao trên đồi cát nhìn qua lăng kính của bạn hãy bình thử xem sao.
 Cây phi lao bảo vệ cát bay cát chảy
 Hoa phi lao đực lả lướt khoe sắc vào mùa hoa trái
Con người biết nhuộm tóc cây phi lao biết ngã màu gây ấn tượng
Con người bạc tóc vì già, cây phi lao không vì già vẩn bạc lá

“Kẻ ăn không hết” cao lớn đình huỳnh cành lá sung túc 

“Người làm không ra” chỉ là một mẩu cành queo quắt gắn lên dăm 
ba chiếc lá màu xanh. Để tin báo với thế gian rằng tôi đang tồn tại.
 “Thả hồn theo gió” khi cao hứng lại đưa cả thân mình vờn theo gió
 hằn lên những vòng tròn trên cát trắng, họa lại bản
 nhạc vi vu muôn thủa của đồng loại mình.

Con người thường nói đến cội nguồn, gốc gác, gốc rể 
hãy nhìn vào cây này thì chắc phải cải lại là: Ngọn rễ.
Cây phi lao bụng mang dạ chửa

Tạo hóa khi sinh ra thực vật vốn chỉ có thân mộc. Nhưng lại có cây
 phi lao trên đồi cát phát kiến ra kiểu bò. Đó là gợi ý cho nhiều
 loài cây chuyển sang cây dây leo hóa ra tiện lợi này.
Còng lưng vì gánh nặng nắng gió trên đồi cát
Chỉ còn nước chui ngọn xuống cát vì nắng gió
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Con người có nhiều lễ hội thỉnh cầu thần linh. Cây phi lao giữa nắng gió 
đồi cát cũng biết hóa rồng để cầu sao cho gió ít mưa nhiều.

Lê Văn Thưa



Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Những điều chưa biết về bão số 10 vào Quảng bình

Cơn bão số 10 ở Quảng bình

 Cơn bão số 10 đỗ bộ vào Quảng bình là một cơn bão mạnh đánh dấu một điều đặc biệt mang tính lịch sử là sau suốt 24 năm kể từ năm 1989 đến nay mới thấy bão trở lại ở tỉnh Quảng bình.
      Nghĩa là những thanh thiếu niên sinh ra từ năm 1989 ở QB đến nay không hề biết đến bão. Đây chính là điều lạ ở một vùng đất được mệnh danh rốn bão lụt miền Trung mà suốt 24 năm không thấy bão. Điều đáng tiếc là rất ít người ở QB để ý đến điều này có thể do thời gian quá dài hàng chục năm nên khó nhớ. Bản thân tôi nhờ  vào một cái mốc đáng nhớ là khi bị cơn bão khá mạnh năm 1989 gây thiệt hại nên sau bão làm lại nhà dù kinh tế lúc đó còn khó khăn cũng cố gắng làm sao nhà chống chịu được bão. Ngôi nhà mới đó làm xong từ năm 1990 cứ nghỉ là chờ xem gặp bão nó thử thách thế nào. Vậy mà cho đến hơn 20 sau không hề có trận bão nào để thử thách cho đến vài ba năm gần đây tôi đã phá giỡ làm lại nhà mới vững chắc hơn. Nhờ thế tôi mới có cơ sở để khẳng định sau 24 năm QB không gặp bão là thế.
    Tưởng thiên nhiên đã quên đi vùng đất khắc nghiệt với thiên tai này cơn bão số 10 đã phá tan sự lãng quên sau 24 năm bằng một sức mạnh siêu bão trên cấp 12 một cơn bão kéo dài hiếm thấy hơn 5 giờ đồng hồ. Con người bỗng trở nên nhỏ bé trước sức tàn phá lạnh lùng không gì có thể cưỡng nổi từ thiên nhiên. Khủng khiếp chỉ có bộc phát lên những câu nói đó khi phải trải qua từng phút từng giờ chống chọi với bão. Những cú gió dật thót tim kèm theo tiếng rít kinh hoàng như một sự hủy diệt rồi tiếng rầm rào đỗ vỡ đâu đó. Âm thanh như đua nhau như thách thức đe họa lòng người. Ngoài kia mọi thân cây lớn nhỏ vặn vọ lay lách, chốc chốc lại cúi rạp sát đất rồi bật dậy hay chẵng bao giờ còn đứng lên được nửa. Gẩy đỗ bật gốc, ngả nghiêng, xác xơ trơ trụi trước một thảm cảnh ngổn ngang. Chỉ còn lại những ngôi nhà ngày nay đã dần được xây dựng khá kiên cố bê tông cốt thép là chống chọi lại với bão. Tốc độ gió quá lớn đã đẩy mưa rơi không theo hướng bình thường rơi xuống mà tạo ra dòng nước leo ngược khi gặp vật cản như nhà cửa. Nhà mái ngói mưa theo gió xuyên qua kẻ ngói lợp lọt vào nhà đã đành nhà mái đỗ bê tông cũng phải chung số phận ướt nhép. Kỷ thuật xây dựng nhà nhìn vào cảnh này cũng phải nản lòng vì không sao ngăn được dòng nước mưa theo bão vẩn có thể lọt qua mọi khe hở dù rất nhỏ từ các loại cửa lớn nhỏ hay qua ô thông gió. Ấn tượng nhất là bộ cửa chính cao lớn nhất trong nhà được đóng kín chốt chặt lại trở thành như một tác phẩm làm thác nước mini bất đắc dĩ nhỏ giọt hay phun trào nước lênh lánh chảy xuống nền nhà thành dòng trong tiếng gầm sôi của bão.
   Trận bão này nhằm vào thời kỳ mọi người dân đã có thể xây dựng nhà theo hướng bền chắc bảo vệ sự an toàn cho con người gặp khi bão lũ. Nếu như vào khoảng 20 năm về trước với nhà gỗ đơn giản mà gặp phải như siêu bão số 10 này thì hầu hết nhà dân bị san phẵng. Tính mạng con người thật khó mà lường hết được.
      Con người khi đã sinh ra và lớn lên bám trụ trên vùng đất khắc nghiệt này đã thấm đẩm mọi gian khó từ thiên nhiên ngàn đời nay. Đấu tranh để sinh tồn đó là quy luật vốn có của tự nhiên con ngươi ở nơi đây đã và đang biết sống chung với bão lũ.
Nhìn ra cơn bão đang hoành hành
 Sự hỗ lốn trong góc nhà đỡ thấm dột trong cơn bão
 “Thác nước mini” lọt qua bộ cửa chính vào nhà
 Từ nhà cấp 4 đến nhà cao tầng đều bị tốc mái
 Công sở
 Ngổn ngang cây đỗ sau bão
“Công nghệ” bóc vỏ,  đánh bóng cây Phi lao (bằng cát) 
trên đồi cát Quảng bình qua bão số 10
Cột ăng ten bưu điện huyện QN “cúi chào” siêu bão số 10

 
 Video Clip bão số 10
Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Gửi Phạm Hồng Điệp một doanh nhân quan tâm đến môi trường



   Giám đốc công ty Shinec Phạm Hồng Điệp p/v trên VTV1
Đã lâu rồi hôm nay mới lại gặp nhau vẩn lại với đề tài môi trường. Dẩu rằng chú là một doanh nhân tôi là một  thường dân nhưng lại cùng gặp một điểm đó là ý thức về môi trường.
    Vâng người ta đã nói nhiều lắm lắm đến môi trường sống trong mọi lúc mọi nơi trong mọi diễn đàn từ trong nước đến quốc tế như các hội nghị toàn cầu về chống biến đổi khí hậu. Nhưng mà người ta nói để mà nói, từ những cấp lãnh đạo chủ chốt cho đến cơ quan chức năng về tài nguyên và môi trường. Tất cả chỉ là việc hô hào, lý thuyết, giải pháp không đầu không cuối với nhau cả. Chỉ có thiên nhiên (rồi sẻ đến lượt con người) là nạn nhân mới nhận lãnh hết hậu quả của con người sống theo kiều ăn xổi ở thì gây ra. Chỉ cần nêu ra một đơn cử động thái về sự hô hào rằng phải bảo vệ lá phổi xanh là rừng cây ở tận đại ngàn, điều này thì rất là nổ lực và chính đáng. Tuy nhiên cái “lá phổi xanh” trực diện với cuộc sống sờ sờ ra trước mắt đó là hàng rào cây xanh ngay trong mọi khuôn viên gia đình, đường làng lối xóm thì lại được công khai phá bỏ đến tận cùng. Từ thành thị đến vùng thôn quê người ta thi nhau xây hàng rào gạch, bê tông đường xem ai hoàng tráng hơn! Đó là một tiêu chí cũng hợp với tâm lý đám đông mà không ai bảo ai cạnh tranh nhau bằng cách dựng lên đỗ ra muôn khối bê tông gạch đá. Vậy mà không một nhà lãnh đạo hay cơ quan chức năng nào nhận thức để đưa ra lời cảnh báo hay kêu gọi khả dĩ nào đó. Mà còn ngược lại vùng thôn quê ngày xưa vốn thanh bình rợp bóng cây xanh là thế nay chủ trương nông thôn mới thêm một lần nửa đường ngang lối dọc phải bê tông hóa mở rộng theo kích thước qui định. Vậy là mọi rặng cây xanh đồng loạt bị đào tận gốc trốc tận rễ màu xanh cây lá phải cùng nhau cuốn chiếu ra đi! Nghỉ rằng từ nay không ai còn nói đến biết đến một cụm từ khi muốn chỉ về vùng quê đó là: Lũy tre làng, còn đâu nửa mà nhắc! Bê tông hóa đã chiếm chổ cây tre biểu tượng của bao đời về nền văn hóa Việt nam rồi!
      Nhìn khuôn viên nhà xưởng của công ty Shinec cũng như hàng rào của gia đình tôi được trồng cây xanh tươi tốt hóa ra lại gây lạc lỏng trong cái khung cảnh xã hội toàn hàng rào đường sá bê tông ngày nay!
   Chú Hồng Điệp ạ chúng ta cùng đã đưa ra ý tưởng cây xanh đã hơn 5 năm nay trên một diễn đàn về bảo vệ môi trường do đài Tiếng nói Việt nam và bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức. Kết quả đã nhản tiền rồi đấy người hăng say thực hiện thủy chung nhất lại chính là tác giả của nó!
    Viết đến đây tôi lại nghỉ đến câu nói của thi hào Gớt: “Mọi lý thuyết trên đời là màu xám chỉ có cây đời mới mãi mãi là xanh tươi” chúc chú Hồng Điệp luôn là cây đời xanh tươi.

  Đường lin sau là một số bài viết đáng quan tâm nên tham khảo:

Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Một đám tang vĩ đại


  Lại nói đến sự vĩ đại, trên phương tiện truyền thông ở Việt nam lâu nay dể thường lạm phát từ Vĩ đại. Đảng ta vĩ đại, lãnh tụ vĩ đại, nhà nước vĩ đại, chiến thắng vĩ đại, thành công vĩ đại vv thứ vĩ đại nói và nghe nhiều quá thành hóa nhàm. Nó làm cho không ít người phải “dị ứng” với từ vĩ đại này rồi đâm ra nghi kỵ nó.
   Thế nhưng, bỗng dưng ngôn từ vĩ đại lại trở nên sống động đúng nghĩa một cách tự nhiên lại ùa ra tự đáy lòng cả hàng triệu con người Việt nam. Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vị tướng huyền thoại đi qua 2 cuộc chiến tranh lớn của dân tộc Việt nam qua đời.
    Không gì có thể hội đủ tầm vóc bằng ngôn từ Vĩ đại nói về những cống hiến lớn lao của ông cho tổ quốc cho dân tộc và cho cả phong trào giải phóng các nước  thuộc địa trên thế giới. Vị tướng anh cả quân đội, vị tướng nhân dân đó là tất cả sự tôn kính mà quân đội và nhân dân chỉ dành riêng cho ông. Đám tang của Ông từ khi nghe tin Ông trút hơi thở cuối cùng đến khi đưa tiển Ông về nơi an nghỉ là những hình ảnh hiếm thấy qua mọi thời đại. Trên quảng đại mọi phương tiện truyền thông từ nhà nước, các tổ chức cho đến mọi cá nhân phần chính đều đưa tin bài về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ thủ đô Hà nội nơi ông sinh sống làm việc cho đến tỉnh Quảng bình nơi ông sinh ra và cũng là nguyện vọng của ông nơi an nghỉ cuối cùng. Hàng vạn triệu con người từ Hà nội, Quảng bình và từ khắp mọi miền đất nước từ già trẻ gái trai tìm đến viếng và đi đưa tiển ông. Những hình ảnh dòng người dày đặc trật tự kéo dài hàng chục đến cả trăm cây số làm ta phải thảng thốt kinh ngạc về sự lớn lao kỳ vĩ từ tấm lòng của muôn người cùng hướng về chưa từng thấy đó. Đây chính là một cái mốc mà lich sử sẻ ghi tạc. Còn nhiều thời gian để chiêm nghiệm về ông bàn về ông viết về ông một khai quốc công thần, còn những điều chưa được công bố về những thằng trầm mà ông từng trải.
     Đại tướng Võ Nguyên Giáp! ông là ai, dù mọi người ai cũng đã biết đến ông nhưng không ai có thể hình dung nổi đám tang của ông lại có sức cuốn hút hùng hậu tràn đầy sư kính trong tiếc thương lại xuất phát tự lòng dân, lòng người bao la đến như thế!? Một đám tang vĩ đại chưa từng thấy nó sẻ lưu mãi trong lòng người dân Việt nam kể cả để lại tiếng vang trên thế giới.
Người dân Hà nội mang hoa đến viếng tại
nhà riêng Đại tướng (ảnh intenet)
Quang cảnh chưa từng thấy người dân Hà Nội đưa tiễn
 linh cữu Đại tướng (ảnh intenet)
 
Người dân Quảng bình đi viếng Đại tướng và
trên đường đón đợi để tiễn đưa linh cữu Đại tướng
 
Hình ảnh tiển đưa Đại tướng trên đường QL1 dài 70 km
chật kín người ở Quảng bình
Vũng chùa nơi an táng Đại tướng (ảnh intenet)
Lê Văn Thưa