Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Sống khổ với chùm loa nén trước nhà


Cập nhật lúc 16:15, Thứ bảy, 24/12/2011 (GMT+7)
                             
           Chùm loa nén 6 chiếc ngay trong khu dân cư thôn Tiền  
  


NDĐT- Thôn xóm ngày nay sử dụng loa truyền thanh để thông báo mọi loại chế độ chính sách và công việc cho người dân là cần thiết. Nhưng sử dụng loa nén theo kiểu truyền thanh không dây đặt ngay trong khu dân cư để tiếp âm các loại đài phát thanh với thời lượng kéo dài của Đài truyền thanh huyện Quảng Ninh với thời lượng không hợp lý, chất lượng thông tin thấp, lại gây nhiều phiền toái cho đời sống nhân dân.
Từ đầu năm đến nay, chùm loa qua hệ thống phát thanh không dây của huyên Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đi vào hoạt động. Gia đình tôi đang phải sống trong tình trạng bất ổn trước chùm loa nén 6 chiếc được lắp đặt ngay trước mặt nhà. Mổi lần loa phát là tâm thần tôi bực bõ cáu gắt, người bứt rứt không yên trước âm thanh chói tai đó.
Mỗi sáng, mới 4 giờ 45, khi màn đêm còn bao phủ (Tiết thu đông đến 6 giờ rưỡi mới sáng rõ) người dân đã “buộc” phải thức giấc, đặc biệt đối với các gia đình ở cạnh chùm loa bởi tiếng oang oang đinh tai.
Như một kiểu “đánh đồng báo thức”, bất kể đối tượng, từ nam phụ lão ấu đến người bệnh hay người thức đêm cần phải ngủ bù, đều bị âm thanh của chùm loa nén trên cao dội vào tai theo lối không giống mọi âm thanh bình thường. Bức bối, khó nghe nhất là buộc phải nghe nhạc. Mọi nhà, dù cửa có đóng kín cũng không cản được thứ âm thanh khó chịu này.
Điều đáng nói, nó được thiết kế chương trình hoạt động không phải chỉ dăm mười phút như loa thông báo mà suốt năm tiếng đồng hồ hàng ngày vào “giờ vàng”. Khi cần phát thanh trực tiếp hội nghị thì suốt ngày, người dân ở cạnh loa phải nghe 13 tiếng đồng hồ (tám tiếng tiếp âm hội nghị + năm tiếng phát thường xuyên). Chùm loa nén ở đây còn được sử dụng đa cấp từ cấp huyện , xã đến thôn. Hết cấp huyện phát đến lượt cấp thôn dùng loa thông báo. Hễ có hội họp, ngày lễ kỷ niệm một tổ chức nào đó hay tuyên truyền chủ trương thu nộp, ủng hộ tiền trong thôn xóm là lại mở nhạc cả ngày, cả giờ nghỉ trưa.
Trời ơi, ai có thể chịu nổi nhạc bằng loa nén phóng thanh cứ như gõ vào thùng tôn cho cả làng nghe giống như tra tấn tinh thần. Mổi khi mở loa nhạc như thế là tôi buộc phải đi khỏi nhà vì không chịu nổi. Dù tôi đã góp ý nhiều lần qua nhiều cấp suốt nhiều năm nhưng vẫn không được cấp có thẩm quyền trả lời.
Điều muốn nói, hệ thống phát thanh với chương trình theo kiểu áp đặt này đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vì sự ô nhiễm tiếng ôn, không thể yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Mặt khác, vì loa ma người dân không còn cơ hội hưởng thụ các phương tiện thông tin đại chúng cá nhân thông thường như từ ti vi, rađiô... nữa. Xem ti vi ở đây là một bi kịch oái oăm: mắt nhìn màn hình mà tai thì nghe loa phóng thanh chát chúa. Ti vi còn có điều chỉnh âm lượng cho tùy nhu cầu của mỗi thành viên, còn cái loa không ai kiểm soát nổi. Các nhu cầu dùng điện thoại, intenet, chuyện trò trao đổi… hay đơn giản cần một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi cũng bị phá vỡ.
Khoa học công nghệ ngày nay thường xuyên đổi mới mọi phương tiện nghe nhìn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy mà hệ thống truyền thanh phát ra vùng âm thanh rộng lớn ảnh hưởng đến đông đảo người dân lại sử dụng loại loa cổ lỗ có thể khống chế, chèn lấn vô hiệu hóa các loại phương tiện nghe nhìn hiện đại như: âm thanh lập thể, âm thanh kỹ thuật số....
Một vùng thôn quê đáng lẽ được yên tĩnh thì phải chịu náo động vì chùm loa suốt tháng ngày. Đến thứ 7, Chủ nhật cũng chẵng được nghỉ buộc phải thức dậy trước 5 giờ sáng.
Là người dân, chúng tôi phải được tự do tiếp cận lựa chọn các loại hình thông tin phù hợp, có quyền phản ảnh những việc làm bất cập tới các cấp có thẩm quyền, tới cơ quan báo chí.
Loa công cộng khi lắp đặt phải tính đến ảnh hưởng tới tự do sinh hoạt của người dân, tính đến sự ô nhiễm tiếng ồn, tới những hiệu ứng gây phản cảm.
Đây chính là những việc còn gây phiền hà cho nhân dân mà báo Đảng đã dành hẳn một chuyên mục để góp ý, chấn chỉnh.
 Thiết nghĩ, tỉnh và huyện cần xem xét thấu đáo, nếu thấy còn những điều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân thì phải quản lý, chấn chỉnh để việc lắp đặt hệ thống âm thanh công cộng, thiết kế chương trình sử dụng sao cho đúng chức năng, đặt đúng nơi, phát đúng lúc không gây phiền hà cho nhân dân.

 LÊ VĂN THƯA 
(Nguồn báo Nhân dân)

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Đôi điều về lời chúc Giáng sinh

   Mổi mùa Giáng sinh chúng ta chúng ta lại gửi đến nhau muôn lời hay ý đẹp chúc cho niềm hạnh phúc và sự an lành. Đó là niềm tin những lời thiện tâm trước Đấng anh linh, Tạo hóa đã sinh ra mổi chúng ta từ niềm hạnh phúc cùng nổi khổ đau.
   Vâng niềm tin, đó là những gì con người luôn sẳn có tin vào một ngày mai, tin vào những đổi thay, tin vào sự vươn lên… Và rồi tin vào những lời chúc đó là một thói quen  mà con người giành cho nhau gắt dìu chia sẻ nhau vượt qua mọi trở lực và khó khăn trong cuộc sống. Con người đã thành công, sự thành công được thể hiện trước cái mốc năm 2011 này loài người đã đạt dân số 7 tỷ người. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần, sự phát triển về kinh tế xã hội chất lượng sống ngày một nâng cao mới là điều đáng ngạc nhiên. Trái đất trở thành một đại công trường trước bàn tay con người. Đào núi, lấp biển, ngăn sông, những rừng bê tông nhà thay cho rừng cây, những ngôi nhà chọc trời cao hơn cả đĩnh núi. Những con đường xuyên lục địa vượt qua sông băng ra biển chằng chịt tầng lớp hơn cả mạng nhện. Theo đó phương tiện giao thông ô tô, tàu thủy, máy bay cũng đông đặc hơn cả cua bò, cá lội, chim bay. Sự thành công của con người đã thực sự vượt ra cả ngoài mong đợi về khoa học như tìm đến các vì sao, giải mã gen người, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vv...Thế nhưng đề đạt được những thành tựu đó con người lại đối mặt với thách thức: Đó là với tài nguyên không tái tạo đang dần cạn kiệt. Đó là hệ sinh thái mất cân bằng, đó là môi trường sống bị ô nhiểm trầm trọng làm trái đất nóng lên. Loài người đang đứng trước những tai ương như trận động đất sóng thần thảm họa hạt nhân đầu năm ở Nhật bản. Như lũ lụt vô tiền khoáng hậu xẩy ra cuối năm ở Thái lan…
     Hạnh phúc và khổ đau thành công và thách thức luôn tồn tại và đồng hành với con người. Chúc cho hạnh phúc và an lành trong dịp Giáng sinh là một sự cầu mong là lời nhắc nhở. Tạo hóa sinh ra con người cùng vạn vật, con người phải biết tôn trọng tự nhiên, chia sẻ với muôn loài khác để cùng tồn tại. Trong một thế giới vừa quen vừa lạ vừa thân thiện lại tai ương biến đổi khó lường này.
Lê Văn Thưa