Ngày nay nhìn con cháu thi nhau nuôi con nhỏ
mà phát ớn. Cứ phải ép cho con ăn dù nó không hề muốn, khi đã đủ nhu cầu.
Trong nhà đang lúc đầy mâm cỗ thịt cá ê hề nhưng nhất quyết phải đi mua sữa cho
con uống dù con lớn đã biết ăn cơm!? Cuộc đời tôi thời bé cùng với thế hệ trước thì hoàn
toàn ngược lại, của đáng tội lúc nào cũng thèm cái ăn vì thiếu đói.
Cơm không có ăn áo không đủ mặc là bài ca muôn
thủa thời đó, vậy muốn đặt ra là làm sao mà tồn tại? Ấy vậy mà họ vẩn tồn tại phát triển như con người
cùng vạn vật muôn loài vẩn trường tồn ngàn vạn năm nay đó thôi. Khi lớn lên thế hệ thiếu đói này xem ra lại rất thành người, còn phương phi mạnh khỏe nửa. Cha mẹ suốt ngày lo đi làm kiếm sống anh chị em nhỏ nheo nhóc ở nhà tự lo
lấy đứa lớn bế đứa bé còn phải làm bao nhiêu thứ việc. Đến bửa ăn thì đứa lớn
được ăn cơm trộn khoai, sắn khô hay húp cháo. Thức ăn với rau luộc, muối rang
(món đặc sản muối rang ngày nay không hề thấy). Lâu lâu cũng có cá, cua đồng, ốc
tự mò bắt được ở ruộng. Đến dịp tết mới có chút thịt lợn. Chỉ có em bé chưa biết nhai sẻ
được ưu tiên mẹ cho ăn. Đó là một lưng chén tuyền cơm được nhặt ra từ trong nồi
cơm độn. Mẹ cho cơm vào miệng từng miếng rồi nhai nhuyễn chốc chốc lại chấm vào
một tý muối. Rồi mớm thẳng vào miệng cho em bé, đây gọi là mem cơm. Ngày nay mà nghe nói thế chắc là
buồn nôn thật là sự gớm giếc kinh tởm mất vệ sinh hết chịu nổi. Nhưng thử hỏi
thế hệ trước người Việt nam ai mà không qua ăn cơm mem từ miệng của mẹ và bà?
Giờ nhắc lại nghe ra thật chướng tai, nhưng
đó lại là một thực tế mà cuộc sống ngày xưa ông cha đã từng trải qua. Đó không
phải chỉ dăm ba chục năm của thời hiện đại này mà trải qua suốt hàng ngàn năm
hình thành nên bề dày của lịch sử nhân loại. Cũng cần ôn lại để mà thêm hiểu biết,
để mà nể phục những khó khăn cực khổ của thời cha ông tổ tiên mình. Nhưng trên hết phải biết cách sinh tồn hợp lý
không thể nuôi dạy con theo kiểu nhồi nhét áp đặt theo kiểu sách vở của thời hiện
đại.
Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét