Một nơi đão xa, xa không những chỉ là không gian
mà xa cả với thời gian. Đó là một vùng đất xa xôi ở vùng biển Tây nam đất nước
nơi mà một thời: Năm tháng theo chiến tranh đi suốt thời trai trẻ. Vâng đó là
những năm tháng tôi làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc
tế giúp bạn Căm pu chia. Đây không thể ở đâu khác chính là Phú quốc kiên giang ở
đơn vị tôi là vùng 5 Hải quân. Trước hết tôi xin dưới thiệu sơ bộ về vùng biển
mà nó liên quan đến câu chuyện tôi kể này
Năm 1984 tôi được giao nhiệm vụ đi công tác ở
Sài gòn lúc đó tôi ở bộ phận tác chiến vùng 5 hải quân làm nhiệm vụ ở hải cảng
Kông pông som Căm pu chia. Từ đây tôi theo con đường bộ số 4 Kông pông som -
Phnom pênh rồi về Sài gòn. Xong việc tôi quay về Kiên giang để từ đây theo tuyến
tàu đi đảo Phú quốc rồi từ Phú quốc lại sang Kông pông som Căm pu chia.
Tôi về cảng biển Rạch giá đúng vào đợt gió
chướng không có con tàu nào ra khơi vào thời điểm nầy. Tôi phải đợi chờ nhiều
ngày trong lúc tiền ăn đã hết! Suốt ruột quá nhưng rồi cũng có 1 chiếc tàu gỗ
chở lương thực của đoàn 133 hải quân đi Phú quốc. Tôi liên hệ xin đi, một người
đồng đội ở trạm khách Rạch giá đã khuyên tôi không nên vì thời tiết đang rất xấu.
Tôi không nghe vì đợi quá lâu rồi. Tàu xuất phát từ cảng Rạch giá ngoài thủy thủ
còn có vài người là quân đội xin đi nhờ. Khoảng vài ba tiếng đầu tưởng như êm
xuôi sóng gió không đến nổi nào. Tuy nhiên khi tầu vượt qua hòn Nghệ thì sự
thách thức với biển cả mới bắt đầu. Con tàu gỗ khá nhỏ củ kỷ chở 20 tấn hàng lọt
thỏm giửa muôn con sóng bạc đầu dằn dữ. Cuộc vật lộn bắt đầu con tàu quá nhỏ
nhoi giửa mênh mông biển cả, vừa ngoi lên đợt sóng này lại bị dìm xuống lớp
sóng khác. Nếu ai đã từng đi tàu biển gặp phải lúc sóng gió lớn mới có thể hình
dung. Nhưng đó chưa phải là tất cả khi phải ở trên 1 con tàu gỗ đã củ kỷ lại chở
nặng hàng. Con tàu dường như không thể tiến lên dù máy móc đã hoạt động cật lực.
Các thủy thủ còn phải lo mọi thứ để điều khiển tàu đó có thể phần nào khuây
nguôi. Còn khách đi tàu như tôi mới là đáng sợ lúc này không thể đứng tất nhiên
rồi dù có muốn ngồi cũng không xong. Bởi con người bị quăng quật trên sàn tàu
không thể bám víu vào đâu trước các con sóng. Chỉ có một cách duy nhất đó là
gang người nghĩa là: Nằm xuống sàn 2 chân đạp vào thành tàu còn 2 tay vươn lên
chống vào thành tầu bên kia. Phải gồng mình hết lực nếu không muốn lăn lông lốc
hay bị rơi ra khỏi tầu. Nhưng âm thanh lúc nầy mới là nổi kinh hoàng ngoài sóng
gió ào ạt là tiếng của chính con tầu. Đây không phải là tiếng máy vì nó trở nên
quá nhỏ nhoi lọt thỏm. Mà là tiếng rên xiết từ mọi loại đinh ốc thứ liên kết
con tàu gỗ trước áp lực vặn xoắn, giằng xé, bứt dật, của sóng dữ. Cái điệp khúc
ghê rợn: Rào ào… ắc rắc rắc ắc ắc… kinh dị không ngưng nghỉ. Tưởng chừng đến
giây phút con tầu gỗ hết chịu nổi đinh ốc bung ra vỡ vụn. Đó sẻ thành dấu tích
cuối cùng sót lại những mảnh gỗ thân tàu trôi nổi trên biển!
Nổi
kinh hoàng mà tôi đã trải qua trên con tầu giửa mênh mông thét gào của biển cả.
Vào lúc đó bỗng người thuyền trưởng tiết lộ con tàu rệu rảo đã quá sức không
còn tiến lên được nửa!? Phải chăng đây lại là con tàu thứ 2 chịu lâm nạn cũng
chính ở quảng khu vực này? (1 con tàu hải quân Vùng 5 hiệu: CLM6 đã bị chìm ở
đây cũng do sóng gió) Thực ra ngay vào thời điểm cốt tử này con người ai cũng
không kịp để mà hoang mang trước thảm họa có thể ập đến vì phải lo dồn dập chống
đỡ. Bỗng viên thuyền trưởng đã đưa ra một quyết định cực chẵng đã khi con tàu
không thể tiến lên. Buộc phải chuyển một hướng duy nhất xuôi theo hướng gió,
nghĩa là theo hướng vô định! Con tàu dường như quay hướng 90 độ và sự chuyển hướng
đã thấy ngay có tác dụng. Sự rung lắc tiếng răng rắc cũng thấy giảm đi và đây
đúng là một quyết định sống còn… Nhưng lại gặp phải thách thức khác là con tàu
đang đi đâu về đâu giửa mênh mông biển cả không bến bờ này!?... Nhưng rồi sự
thách thức không thể cứ dằng dai mãi suốt cả 1 ngày khi trời đã ngã về chiều tối.
Sau khoảng 3 tiếng tàu ỳ ạch chạy theo chiều gió thì bỗng xuất hiện mù mờ trước
mắt một hòn đảo. Niềm hy vọng đây rồi! dần dần thấy rỏ hơn thật bất ngờ lại nhằm
đúng vào quần đảo Nam du. Tất cả mọi người trên tàu gần như vở òa dù không
thành lời.
Thuyền cập bến cũng là vừa lúc trời xẩm tối.
Quần đảo Nam du cũng là khu vực do vùng 5 hải quân đảm nhiệm nhưng không có lực
lượng đóng quân ở đây. Lần đầu tiên tôi lên đảo Nam du một hòn đảo ở mãi tận cực
nam của đất nước. Ở đây vẩn có người dân sinh sống khá đông nghề đánh bắt hải sản
cũng là điểm cho các tàu thuyền đánh cá hoạt động ở vùng này ra vào trú đậu. Tất
cả mọi người dân ở đây hầu hết nhà nào cũng bán hàng quán. Tất nhiên rồi để phục
vụ cho tàu bè cập bến dù không phải lúc nào cũng nhộn nhịp. Thậm chí là thường
vắng tanh vì ở nơi đảo xa. Con tàu tôi phải dừng 4, 5 ngày ở đây ban đầu tưởng
đơn vị đoàn 133 phải điều tàu ra kéo về. Nhưng sau đó tàu tự sử chửa được để trở
về đảo Phú quốc.
Ở Rạch giá trước khi lên tầu ra đảo Phú quốc qua máy thông tin của đơn vị tôi
đã điện báo trước ngày trở về đơn vị. Nhưng mãi gần 1 tuần sau chẵng thấy đâu!
Không ai bảo ai nhưng chắc là gặp phải sự cố chẵng lành. Rồi vào 1 ngày tôi bất
ngờ xuất hiện ở bộ phận hậu phương Phú quốc. Anh em ai nấy đều tròn mắt ngạc
nhiên mừng rỡ: -Ủa tưởng ông vượt biên sang In đô, Mã lai hay “vỗ béo cho cá biển”
rồi…
Một
kỹ niệm không thể quên về đời lính chiến. Trong nhiều lần thách thức trước sự sống
và cái chết tuy nhiên tất cả thường chỉ xẩy ra trong vài phút giây, vài giờ đồng
hồ. Lần này thì lãnh trọn bằng sóng gió vùi dập suốt cả một ngày trời lênh đênh
trên biển vắng. May thoát nạn mà trở về không thì đã thành liệt sĩ không thây gửi
nắm xương tàn dưới đáy biển xa rồi.
Dường
như cuộc đời sinh ra tôi để mà gặp nhiều thách thức. Điều kỳ diệu là số phận vẩn
cứ run rủi vượt qua để mà ngắc ngoãi sống.
Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét