Người xưa rất lo ngại nếu bị mắc xương gà bởi xương gà là thứ
cứng sắc nhọn rất có hại dường như là vô phương cứu chữa vì chưa có bệnh viện!
Tuổi thơ tôi đã vướng phải điều đáng lo này bị hóc xương gà đã sau mấy ngày
không thể ăn được.
Trong dân gian thì có rất nhiều cách chửa mắc xương nhưng không
phải những mẹo đơn thuần này. Khi cha mẹ tôi đang cuống lên thì cũng có được
tin rằng ở thôn Trúc ly ngay trong xã nhà có một thầy lang vườn nghe nói ông chữa
được nhiều người bị hóc xương. Đây là dịp tôi xin chuyển tải đến với mọi người
câu chuyên này, đây là một cách chửa bệnh lạ thời cổ xưa mà lịch sử nhân loại
chưa ghi nhận hay chưa biết đến. Cha tôi đi mời thầy và ông thầy lang đã nhận lời
đến ngay. Thầy đến nhà bảo tôi ngồi ngay giửa nhà rồi thầy ngỏ ý có 2 cách chửa,
khi nhìn tôi thầy đánh giá chỉ bằng cách đơn giản ở tại nhà, cách khác là thầy
phải leo lên mái nhà. Sau khi thầy thắp mấy que nhang khấn vái gì đó thầy bảo đội
cho tôi cái nón. Rồi nhắc tôi khi nào nghe thầy kêu tên thì dạ. Thầy cầm một bát
nước lã đứng bên tôi rồi thầy gọi tên, tôi: -Dạ; thầy hô tiếp: -Xuống, rồi đỗ
ngay bát nước lã lên nón trên đầu tôi. Kỳ lạ thay một cảm giác nuốt xuất hiện
trong cỗ họng tôi như nuốt xuống một miếng ăn bình thường cảm giác rất rỏ ràng
từ từ trôi xuống bụng. Ngay sau đó tôi thấy cỗ thông không còn vướng mắc nửa và
rồi tôi ăn uống bình thường.
Tuy nhiên vài ngày sau mặc dù ăn uống không việc
gì nhưng cứ có cảm giác cái gì đó vướng vướng ở cỗ. Cứ nghỉ chắc xương chưa xuống
hết nên cha tôi đi mời thầy một lần nửa, thầy không nề hà đến ngay. Lần này thầy
chuyển sang cách chửa trị khác. Tôi vẩn ngồi giửa nhà (giửa mái nhà không phải ở
nóc) rồi thầy trèo lên mái nhà ngay trên đầu tôi thầy gở tranh lợp ra thũng xuống
một khoảng nhỏ. Thầy làm phép giống y như lần trước chỉ khác thầy đỗ bát nước lã
từ trên mái nhà xuống tôi dưới nền nhà. Tôi lại có cảm giác nuốt cũng như lần
trước không khác gì.
Điều đáng nói thầy không hề nhận tiền công thầy nói đây là
việc làm phúc, khi hành nghề thầy lại phải cuốc bộ đến tận nhà bệnh nhân dù xa
hàng cây số! Khốn nổi thời đó không có món gì đễ làm quà cho thầy mà hẳn là nếu
có thầy cũng sẻ không bao giờ nhận.
Cho đến mãi sau này khi tôi lớn lên đủ nhận
thức mới hiểu ra rằng tôi đã làm khó cho thầy chửa hóc xương cho tôi, phải quay
lại lần hai. Bởi chỉ cần chửa lần đầu là đã hiệu quả, chỉ vì cái xương hóc khá
lớn khi mắc và khi trôi xuống nó đã gây xây xát chút đĩnh trong cỗ họng. Nên gây
ra sưng thậm chí là viêm sau một thời gian nhất định mới lành là đương nhiên.
Như trên tôi đã nói: lịch sử nhân loại chưa ghi nhận đến cách
chửa bệnh cỗ xưa này. Đơn giản, hiệu quả không cần đến thuốc men dụng cụ đây là
điều kỳ lạ như thần thông biến hóa chuyện cỗ tích. Lại là sự thật mà tôi được
may mắn là nhân chứng.
Từ đó đến nay đã hơn 60 năm con người đã đi
đến các đĩnh cao trí tuệ của nhân loại. Vì sao không thể kế thừa sáng tạo hơn cái
cách chửa bệnh không cần tiếp xúc, chỉ tốn 1 bát nước lã? Vâng bát nước lã cũng
là tốn kém nếu ở nơi khan hiếm quê tôi lại dư thừa. Có thể người ta sẻ qui cho ông
thầy lang này đã dùng đến thuật pháp mê tinh dị đoan nào đó chửa bệnh. Vậy thì đã
sao khi mà kết quả cuối cùng bệnh nhân lành bệnh một cách nhẹ nhàng nhanh chóng
không hề tốn kém gì. Chửa bệnh chỉ bằng 1 bát nước lã nghe cứ như là sự giểu cợt
đây mới là điều đáng bàn cải và suy ngẩm đến. Phải chăng lý thuyết về “Hiệu ứng
cánh bướm” mà khoa học ngày nay đã đặt ra và đang nghiên cứu đến. Tên gọi là lý
thuyết hổn loạn “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một
cơn lốc xoáy ở Texas”. Thì người Việt xưa tận nơi thôn quê nghèo khó lạc hậu
đã biết tác động vào kênh điều khiển nào đó ở con người dùng nó để chửa bệnh? Nếu
không dựa vào lý thuyết “Hiệu ứng cánh bướm” hay đại loại như vậy để
nhìn nhận về cách chửa bệnh xưa. Thì không có cách nào lý giải được vì sao một ông
thầy lang miệt vườn làm được cái mà khoa học ngày nay không thể hay
chứng minh được cách làm của người xưa?
Trớ trêu thay ông thầy lang đó tôi lại chẵng biết tên bởi từ
khi tôi mới năm bảy tuổi và rồi cũng chẵng ai nhớ hay nhắc đến ông thời gian đã
xóa nhòa đi tất cả. Chắc ông thầy lang cũng muốn như vậy sinh ra từ cát bụi chết
đi cũng thành cát bụi đó là cái triết lý của vạn vật tự nhiên. Thiên tài
là một danh từ, nhưng thiên tai không thể chỉ dành riêng cho các nhà chính
trị, quân sự, khoa học. Định nghĩa rằng: Thiên tài thường gắn liền với
những thành tựu chưa từng thấy bao giờ. Vâng theo tôi ông thầy lang không
biết tên này đã: “gắn liền với thành tựu chưa từng thấy bao giờ”. Bởi cách chửa
bệnh kỳ diệu của ông cho đến ngày nay không ai có thể làm được thì đó chỉ là
Thiên tài. Thế vẩn chưa là đủ ông từng có thể đã chửa bệnh cứu sống cho hàng trăm
hàng ngàn con bệnh ở miền quê khi chưa có bệnh viện. Cả hàng trăm hàng ngàn người
bệnh đó không phải tốn 1 đồng xu nào cho chi phí. Bởi phương châm của người thầy
lang này đi chửa bệnh là làm phúc đức, cứ mặc nhiên cho bản thân và gia đình sống
trong thiếu thốn nghèo khổ với cuộc đời. Đây là sự Vĩ đại một thầy lang miệt vườn
hội đủ Thiên tài và Vĩ đại như thế đấy. Kính cẩn với linh hồn của một người thầy
lang xưa đã sinh ra từ cát bụi chết đi cũng thành cát bụi này.
Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét