Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Kỷ niệm vẻ ảnh Bác Hồ với hải quân


   Bức vẻ Bác Hồ trên nóc hội trường vùng 5 ở Kông pông som
Cuối năm 1980 tôi được điều chuyển về ban tác chiến vùng 5 hải quân không phải là ngẩu nhiên. Các chỉ huy đơn vị lúc đó lần đầu tiên biết đến tên tôi qua một bức vẽ đó là ảnh chân dung Bác Tôn Đức Thắng. Trong buổi lễ trang trọng truy điệu Bác Tôn chủ tịch nước qua đời năm 1980 của đơn vị vùng 5 hải quân đóng quân tại Kông Pông som.
      Cuộc đời nhiều khi thật khó mà lường tới ngay chính bản thân mình. Trước đấy 2 năm việc vẽ vời là thứ cao xa tôi chưa bao giờ nghỉ tới. Với đôi bàn tay chai sần chỉ quen với cuốc cày rồi cầm súng, học hành chẳng vào đâu vì nghèo đói. Không hiểu  sao đang ở trong quân đội nơi góc rừng cuối biển bỗng dưng tôi nghỉ đến vẽ. Động lực nào dục giả tôi phải học vẽ lúc đó tôi không thể lý giải được. Chỉ biết rằng từ 9 giờ đêm khi anh em đồng đội buông màn tôi chong cây đèn dầu hỏa leo lét lên bắt đầu tự học vẽ. Từ chiếc bút chì đen với ít tờ giấy trắng, trước hình mẫu lấy từ sách báo. Thức cho đến khoảng 3 giờ sáng mới đi ngủ chút đĩnh đến 5 giờ sáng đơn vị báo thức là dậy tập thể dục và làm việc. Cứ như vậy qua suốt một năm đêm nào cũng giống đêm nào dành 2 giờ ngủ còn là học vẽ, ngày chủ nhật nghỉ được học vẽ cả ngày. Từ một người không biết vẽ là gì sau 1 năm đã nâng tay lên vẽ ra được hình người. Từ đây tôi bắt đầu vẽ chân dung đen trắng bằng bút chì và bột vẽ chuyên dụng.
     Tôi làm việc ở ban tác chiến thuộc phòng tham mưu V5 hải quân một hôm có trưởng ban tuyên huấn phòng chính trị V5 đến liên hệ với tôi. Muốn tôi vẽ cho vùng một bức ảnh Bác Hồ với hải quân cở lớn để trang trí trên nóc hội trường của BTL vùng 5 hải quân ở Kông Pông som. Tôi thảng thốt sao có thể làm được khi chỉ có mới tập vẽ ảnh trên chất liệu giấy với chì hay bằng bột. Thuốc nước hay sơn chưa hề đụng tới làm sao vẽ chân dung Bác Hồ trang trí ngoài trời? Mặt khác là lính bên tham mưu sao lại đi làm việc cho bên chính trị được? Việc này tưởng bỏ qua nhưng trưởng ban tuyên huấn và ý kiến các thủ trưởng khuyên nên cố gắng. Sau nhiều ngày đắn đo suy nghỉ tôi đánh liều nhận lời. Khi mà chưa bao giờ vẽ chân dung quá lớn cũng chưa bao giờ vẽ ngoài chất liệu giấy và bột vẽ. Một thách thức vượt quá xa sức mình tôi phải làm sao đây chẳng biết nửa? Một công việc như vậy nhưng chỉ được phép làm hoàn toàn ngoài giờ làm việc cũng giống như khi tôi tự học vẽ.
    Tôi trao đổi với trưởng ban tuyên huấn về chuẩn bị một bộ khung gỗ chắc cao 2m rộng hơn 1m rồi căng lên tấm vải bạt. Nó được đưa đến phòng nghỉ và làm việc ban tác chiến của tôi. Về chất liệu vẻ tôi chọn sơn 2 màu trắng và xanh nước biển, cùng các cọ để vẽ. Tôi bắt tay vẽ từ chiếc ảnh mẫu Bác Hồ về thăm Hải quân rất ý nghĩa với quân chủng hải quân. Lần đầu tiên trong đời cầm trong tay chiếc cọ để quét sơn không phải chỉ quét sơn thông thường mà để vẽ lên chân dung của lãnh tụ.
    Tôi bắt đầu những ngày tháng quên ăn mất ngủ tập trung vào bức vẽ thật cao độ. Đó là ngoài giờ hành chính vào buổi trưa cùng buổi tối và ngày nghỉ chủ nhật tôi lại miệt mài trên tấm khung vẽ lớn cùng chiếc cọ. Ngoài áp lực làm sao thể hiện bức vẽ bằng sơn lần đầu tiên thực hiện. Tôi còn đối mặt với anh em trong bộ phận với những lời dị nghị: ông Thưa mà cũng vẽ vời nửa à vẽ ra hình ai đấy... Rồi thì: việc của bên chính trị nó ngồi chơi xơi nước bắt ông phải làm thay nó suốt đêm hôm… Với tôi lúc đó chỉ có một điều là toàn tâm toàn ý với tác phẩm của mình. Ngày này qua ngày khác rồi tuần này đến tuần khác thách thức với chính mình… Điều bất ngờ là tôi cũng đã làm được sau hơn 1 tháng phải miệt mài lao động ngoài giờ hành chính. Bức tranh Bác Hồ với Hải quân được vẽ bằng sơn trên nền vải cũng đã hoàn thành. Vào một ngày đẹp trời phòng chính trị đã nhận tranh và bức tranh được dựng cố định ngay trên nóc hội trường lớn của BTL vùng 5 hải quân tại Kông Pông som.
    Từ đây tại khuôn viên này bức tranh Bác Hồ với hải quân nhìn xuống khu sân rộng. Nơi mọi cán bộ chiến sĩ trong BTL vùng 5 hải quân thường qua lại làm việc và hội họp tại đây. Bức tranh này tồn tại qua nhiều năm cho đến khi quân tình nguyện Việt nam rút khỏi Căm Pu chia năm 1989. Nhìn bức tranh của chính mình làm ra tôi cảm thấy thật tự hào vì mình đã đóng góp một việc vượt quá sức mình. Bởi xuất thân từ người dân nghèo quen làm ruộng, ít học, đi đánh giặc. Rồi bỗng nhiên cầm bút vẽ thay cho các họa sĩ ở nơi chiến trường xa này. Cho đến nay đã qua hàng chục năm tôi cũng không sao tự lý giải nổi nghị lực đâu sao thời đó tôi có thể tràn đầy sức sống làm những điều ngoài sức tưởng tượng đến thế? Tôi tin đó chính là một đĩnh cao của cuộc đời mà tôi đã từng thể hiện mình. Thật may mắn ban tuyên huấn lúc đó đã chụp cho tôi một tấm ảnh làm kỷ niệm và đây là chứng cứ.
    Có điều đôi khi tôi cũng có chút phân vân tôi cống hiến cho đơn vị 2 bức ảnh có nhiều ý nghĩa đó là ảnh Bác tôn và bức Bác Hồ với hải quân. Phải đỗ ra bao mồ hôi công sức phải làm việc ngoài giờ hành chính hàng tháng trời. Đồng thời hoàn toàn đây không phải là nhiêm vụ của tôi. Nhưng không hề có ai hỏi hay thanh toán cho công sức của tôi một đồng nào. Có chăng khi vẽ ảnh Bác Hồ ban tuyên huấn vùng có đưa cho tôi vài hộp sửa bò gọi là bồi dưỡng. Tôi chưa bao giờ có ý kiến hay đòi hỏi đến việc này cứ thế lặng lẻ nó trôi qua. Nhưng có cái gì đó không ổn chút nào ở vào một đơn vị lớn từ lực lượng đến cở sở vật chất lớn hơn cả một quân khu vào thời đó. Tôi cảm giác mình đã bị xúc phạm khi đỗ ra bao nhiêu công sức tinh túy nhất lại bị xem thường. Hoặc nửa mang danh thời đại XHCN, con người XHCN thời đó là làm việc không công?
    Đây quả là kỷ niệm hiếm có trong đời đã làm được việc vượt ra ngoài khả năng của mình. Đó là sự thể hiện đĩnh cao của cuộc đời về những gì tiềm ẩn không ngờ đến. Sau này cũng có nhiều người ngạc nhiên vì sao bỗng nhiên tôi có thể vẻ được như vậy đó như là chuyên lạ. 

Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét