Bản đồ liên quan đến nơi bị phục kích
Tôi
không nhớ tháng ngày sau này nhờ đồng đội mới biết ngày 15/10/1981 tôi được ban tác chiến giao nhiệm
vụ mang tài liệu và bản đồ tác chiến đây là tài liệu mật của vùng 5 hải quân ở
cảng Kông pông som lên nộp cho cục tác chiến của tiền phương Bộ tổng tham mưu
đóng ở Phnum Pênh.
Nhiệm
vụ này tôi vẩn thường được giao như mọi lần khác tôi được điều riêng một chuyến xe con để đi. Nhưng lần này nhân có một chiếc xe GMC của cơ quan phòng tham mưu chở hàng, đưa người đi công tác cùng đường. Nên tôi đi luôn theo xe có hơn10 cán bộ và chiến sĩ tất cả ngồi trên thùng xe trần, do
anh Thắng một lái xe kỳ cựu của phòng tham mưu lái.
Khi lên xe thì tôi gặp anh Triều ở ban
quân lực đi công tác, tôi và anh cùng ngồi sát nhau vào khoảng giửa gần đầu xe.
Ngồi trên các khối hàng gì đó, là vị trí cao nhất trên thùng xe. Tôi ở ban tác
chiến anh Triều ban quân lực cùng phòng tham mưu. Rất tiếc ở gần và biết rỏ
nhau nhưng chưa có dịp ngồi trò chuyện với nhau. Có một việc ngẩu
nhiên là anh Triều mới đến mượn tôi một cuối sách đó là cuốn viết về nhạc
sĩ thiên tài Mô da (tiếc rằng sau đó tôi đã để thất lạc cuốn sách này). Anh Triều
có làn da trắng trẻo đẹp trai toát lên một phong thái điềm đạm nét suy tư, rất
dể là “mọt sách”.
Con đường quốc lô từ Kông pông som đi Phnum
Pênh dài khoảng 250km là một con đường rừng. Vào thời chiến tranh đó là con đường
cực kỳ nguy hiểm bọn tàn quân Khơ me đỏ thường xuyên phục kích. Tôi lại là người
thường đi lại trên con đường này đem các tài liệu tác chiến của đơn vị. Tôi từng
gặp gần chục vụ địch phục kích trên đường may là thường trước hoặc sau xe tôi.
Khi
xe mới khởi hành anh em trên xe râm ran trò chuyện, tôi với anh Triều cũng vậy.
Nhưng khi xe chạy khoảng dăm bảy chục cây số thì chuyện trò vãn dần. Rồi ai
cũng gật gù buồn ngủ tôi với anh Triều cũng vậy. Không khí trở nên lặng lẻ
ngoài tiếng xe vẩn chạy đều. Khi xe đi được khoảng 100km thì bỗng nhiên anh
Triều phá tan sự yên ắng hỏi tôi: - Bửa tôi đến trả cuốn sách Mô da cho anh nhưng
không có anh tôi gửi lại, anh nhận được chưa? Tôi trả lời: - Nhận được rồi mà.
Thật kỳ lạ không hiểu sao đúng thời điểm này anh lại quan tâm đến một sự việc
nhỏ như vậy?! Sau đó xe chạy khoảng 5 đến 10 phút nửa thì bỗng tiếng
nổ rền lên chiếc xe khựng lại khói phủ mù mịt. Nhưng anh Thắng lái xe kỳ cựu vẩn
cố vững tay lái xe lết đi khoảng 100m mới dừng. Bọn Khơ me đỏ vẩn phục kích theo kiểu một
nhóm cùng lúc bắn B40, M79 và AK. Anh Triều trúng ngay đạn AK anh cúi người xuống
và nói với tôi: Tôi bị thương nặng rồi, Phần dưới tôi không còn cảm giác, tôi
biết không thể sống được nửa! Anh nói nhiều lần, nói như lời khẳng định và hết
sức tỉnh táo. Tôi bàng hoàng ôm lấy anh Triều gọi người không bị thương đưa anh
xuống xe. Tôi vội vàng xé toạc chiếc áo lót trên người tôi để băng cho anh.
Nhưng viên đạn quái ác xuyên qua ngay giửa bụng dưới của anh vị trí quá lớn,
tôi phải kéo căng chiếc áo để buộc băng tạm. Đồng thời luôn miệng động viên anh
Triều: -Không việc gì đâu, gắng đi, gắng đi. Những đồng đội lành lặn hối hả tập
trung băng bó người bị thương lúc này tôi mới biết một đồng đội tên là Lịch hy
sinh tại chổ, 4 đồng đội khác bị thương, anh Triều là người nặng nhất. Chiếc xe
bị 1 quả đạn B40 nổ phá tung 1 cụm bánh sau 1/3 thùng xe phía sau bị phá vở.
vài quả M79 trúng xe. Còn đạn AK đã giết anh Lịch và anh Triều bị thương nặng hết
sức nguy kịch.
Đến lúc này tôi nghỉ đến số tài liệu mật
tác chiến của tôi, điều quan trọng cần phái sớm báo cho đơn vị biết sự thể này.
Tôi trao đổi với người phụ trách chuyến xe và quyết định phải đón bất cứ chiếc
xe nào để sớm đến tiền phương bộ tổng tham mưu ở Phnum pênh để báo tin và trao
tài liệu.
Khi anh em đang thu xếp để kịp thời đón xe
chở thương binh đi cấp cứu. Thì tôi đón được một chiếc xe du lịch nhỏ rồi
mang tài liệu đi ngay. Đến bộ tư lệnh tiền 719 tôi báo cáo tinh
hình và xin gọi nhờ về đơn vị ngay. Tôi gặp trực tiếp chỉ huy trưởng vùng 5
Nguyễn Huy Lý ông bàng hoàng nhận tin và chỉ đạo ngay đơn vị cho xe và lực lượng
đến ngay nơi xe bị phục. Tối hôm đó tôi xin được xe của tiền phương BTTM chở
tôi đến bệnh viện tiền phương của quân khu 9 ở tỉnh Kampong speu. Thăm hỏi tình hình được các y bác
sĩ ở đó cho biết: Anh Triều trên đường đến bệnh viện anh bắt đầu hôn mê đến bệnh
viện thì hôn mê sâu không thể cứu được anh đã hy sinh! Tôi nghẹn ngào với người đồng đôi đã ngồi sát cánh bên tôi trên chuyến xe định mệnh.
Đã 40 năm qua tôi luôn nhớ đến chuyến xe định mệnh này đặc biệt với đồng đội Lê Tân
Triều. Có cái gì đó giửa tôi và anh Triều trước khi anh hy sinh. Tôi muốn viết
lại bằng ký ức về câu chuyện này. Tiếc thương cho anh Triều bao ước mơ hoài bảo
ấp ủ của tuổi xuân anh phải dừng bước ngay trên con đường xa lạ đất nước Căm pu
chia này... Thời đó tôi đã nghỉ sớm muộn gì mình cũng sẻ bị địch nó diệt bởi theo nhiêm vụ đi lại nhiều trên con đường 4 này (nhiều đến mức tôi có cả người yêu ở BTL719). Nhưng rồi tôi lại thoát nạn mãi đến sau này tôi mới hiểu ra rằng địch nó cũng tính lãng phí đạn khi nhằm vào xe con lại chỉ có vài người. Chỉ khi tôi theo xe tải GMC chở nhiều người mới bị dính phục.
Nhân
dịp 70 năm ngày thương binh liệt sĩ tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước vong
linh của anh. Tôi mong rằng Đất nước phải nhớ lấy phải biết ơn những con người
này mhững người từng xả thân quên mình trong chiến tranh kẻ còn người mất. Không ai có quyền phân biệt đánh Pháp, Mỹ hay Khơ me đỏ, Trung quốc. Suốt hàng chục năm qua cuộc chiến tranh biên
giới Tây nam và biên giới phia Bắc đã không được đưa tin, không có ngày kỹ niệm,
ai đã cấm điều này? Như tôi đi qua 2 cuộc chiến tranh suốt 16 năm đánh giặc về 30 năm nay không ai buồn biết đến.
Thơ của bạn học và đồng đội Nguyễn Xuân Tuấn.
Thế đó bạn ơi đời lính chiến
Xa nhà sang giử nước Cao miên
Để rồi ngã xuống nơi đồi vắng,
Chẵng có hương hoa với mẹ hiền!
Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét