Nhân dịp nghỉ lễ 1/5 khá dài ngày này cháu ngoại mới có dịp về thăm ông bà 2 ngày. Do ba mẹ nó thường ngày bận công việc nên ít có dịp đưa cháu về thăm.
Cháu ngoại đã 2 tuổi rưởi hiếu động cái gì cũng biết nhưng mổi tội chậm nói và nói không rỏ tiếng thành ra phải "phiên dịch" khó khăn lắm mới nhận ra ý muốn nói ra của cháu.
Sau khi chơi đùa với cháu trong nhà ông định bế cháu đi chơi quanh xóm. Nhưng khi ra khỏi nhà cháu liền chỉ tay vào nhà văn hóa thôn nói: -Trống, trống... ý cháu là ông bế ra đó để xem trống. Ông không hiểu trống đâu ở nhà văn hóa thôn lúc này cửa nhà vẩn đóng sân thì đang vắng người? Ông cứ bế cháu đi thẵng mà không chịu ra nhà văn hóa. Lúc này cháu liền quẩy người trên tay ông tiếp tục đòi hỏi và chỉ tay vào nhà văn hóa nói: Trống, trống... Đành lòng ông mới bế cháu đến chổ nhìn thấy sân nhà văn hóa rồi chỉ cho cháu và nói: -Không có ai cả và chẵng có trống đâu. Cháu nhìn trên sân thấy thế liền làm động tác nghiêng đầu, nhắm mắt, 2 tay chập lại kê trên đầu miệng nói: Trống. Việc nầy thì ông ông nhận ra là ý cháu muốn thể hiện rằng "trống" đã đi ngủ (không có nửa). Nhưng "trống" là thế nào sao bỗng nhiên cháu đòi đi xem trống ở nhà văn hóa quê ông bà ngoại là ông không thể hiểu được.
Đội múa lân (ảnh intenet)
Đội âm công
Sau cuộc chơi quay về nhà, ở đây có bà ngoại và mẹ cháu ông mới phàn nàn rằng không biết cháu đòi xem trống ở nhà văn hóa thôn là thế nào? Mẹ nó liền hỏi: - trống là gì con? Cháu mới nhanh nhảu nói: - Trống, múa lân, ông địa. Lúc nầy cả nhà mới à ra như vậy cháu nhớ lại một đám tang mà đội âm công trong thôn tập hợp ở sân nhà văn hóa có trống chiêng. Đó là duy nhất một lần có đám tang 1 ông cố trong nội tộc, cháu ghé về được bà ngoại bế ra xem và rồi sau đó cháu lại được xem múa lân trong dịp trung thu. Đối với trẻ nhỏ trang phục và tiếng trống của đội âm công và đội múa lân là như nhau. Nhưng sự việc xem đội âm công ở nhà văn hóa thôn đã cách đây những 6 tháng lúc đó cháu chưa đầy 2 tuổi đó mới là điều lạ. Đây chính là sự bất ngờ phát hiện về trí nhớ sớm và nhớ lâu của trẻ nhỏ.
Tâm lý chung của người lớn là xem thường trẻ nhỏ tưởng là nó còn quá nhỏ không biết gì. Hóa ra nó nhớ và biết nhiều điều tiếc rằng khi thể hiện diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ nhỏ thì người lớn còn khó để nắm bắt được. Những điều cháu muốn và cháu hỏi ở người lớn điều có cơ sở của nó. Chỉ tiếc người lớn chưa kịp hiểu, bỏ qua hoặc cho đó là sự vớ vẩn của trẻ thơ.
Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét