Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Thương nhớ ngày xưa thời bứt rạ lợp nhà

 

 Dù đang phải đi đánh giặc cách xa đến hàng ngàn km lại phải lo tìm cách che chói cho ngôi nhà ở quê đang đến kỳ dột nát. Nghe ra tưởng như thể là chuyện đùa nhưng đây lại là sự thật từ khoảng 40 năm trước. Vậy làm sao thực hiên  được việc khó khăn này, chỉ có một cách duy nhất là tận dụng vào dịp nghỉ phép. Người ta cho nghỉ phép là về để mà che chói nhà dột ở hậu phương.

  Thời đó những người đánh trận ở Căm pu chia mổi khi về phép thường chuyện vui với nhau rằng: -Con lạc đà của em đã về đến nhà đây rồi. Bởi phải khuân từ gạo cơm thực phẩm vật dụng đủ thứ mang về thời đó quá nghèo khó.

  Về nhà sau suốt năm tháng sống xa cách vợ con chưa kịp ấm chổ là tôi lo ngay kế hoạch đi bứt toóc (rạ) để kịp che chói lại nhà. Việc không thể dể dàng phải về làng ngoại cách khá xa ở đó mới sẳn rạ để bứt, nhờ ông ngoại giúp rồi chở đò qua sông ở vị trí có đường quốc lộ mới dùng xe ba gác kéo về, quá là nhiêu khê. Ngày nay nhờ vào bản đồ vệ tinh Google Earth nhìn lại mới dật mình. Tôi phải đi bứt và chở rạ về bằng đi bộ và chèo thuyền trên con đường lòng vòng phải đến 30 km thật khó tin công sức phải bỏ ra thời đó.

 Kiểm chứng trên bản đồ google Earth con đường đi bứt rạ 

  Với cách làm như thế đã bất ngờ để lại cho tôi một kỷ niệm không bao giờ quên về tình người. Chuyện rằng sau khi dùng thuyền chở rạ từ làng ngoại Quảng xá bên kia sông cập bến một xóm nhỏ Mỹ trung nay là xóm có trường cấp 1 và cấp 2 Gia ninh ở đó. Tôi chỉ một mình kéo xe ba gác để ngoài đường quốc lộ rồi quang gánh gánh rạ từ bến đò ra xe khoảng 300m. Quần quật lủi thủi gánh về xe rồi lại quay ra bờ sông...

   Trong một lần quay ra tôi bỗng thấy một cô gái trẻ gánh gánh rạ đi ngược lại. Sao lại có người làm việc giống tôi thế? nhưng rồi tôi thấy nghi ngờ ở đây có rạ đâu mà gánh? ra đến bến rạ thấy vơi đi một ít ôi thôi!

  Khi tôi gánh rạ đi vào lại thấy chính cô gái ấy quang gánh đi ra chẵng nói năng chào hỏi gì. Thôi rồi sao mình vất vả thế này lại còn bị người ta trộm rạ nửa. Người trộm thì thường phải là xấu đằng này với cô gái trẻ đẹp thế kia mà trộm được sao? Thì trộm đi 1 gánh là đủ rồi lại còn quay lại thêm nhiều gánh nửa người đâu mà tham đến vậy!

 Gánh rạ tiếp tôi tính phải chạy nhanh để kịp bắt quả tang cô gái này khi gánh rạ về nhà. Tôi rình rập cố đi sau cô ấy một quảng xa sợ phát hiện. Đến lối rẻ khuất bóng tôi ngó ngược nhìn xuôi xem cô ta lỏn vào nhà dân nào nhưng chẵng thấy đâu đúng là trộm nhanh như biến.

  Tôi thất vọng nhìn ngó khắp chỉ trừ chiếc xe rạ của mình'. Ơ ơ kìa có ai bên xe rạ đến gần hơn tôi không còn tin vào mắt mình nửa chính là cô gái đó! Tôi đã bắt gặp quả tang. quả tang cô ấy trên đôi tay mềm mại đang sẻ sàng ôm từng lọn rạ từ quang gánh của mình chất lên xe cho tôi.

   Ôi trời sao lại thế kia từ kẻ trộm lại hóa thành ân nhân! cỗ họng tôi bỗng khô khốc không còn nói nên lời thậm chí là một lời đại loại để hàm ơn. Nhìn cô gái dịu dàng thu quang gánh rồi bước đi đó là hình ảnh không bao giờ gặp lại và cũng không 1 lời hỏi han. Tôi đứng há hốc chết lặng về những ý nghỉ hồ đồ trước đó của mình, hình bóng cô gái khuất dần sau lủy tre.

   Trên đời này lại có những con người họ không cần gì kể cả không cần biết họ là ai. Ngược lại hết mực quan tâm thầm lặng giúp đỡ cho người khác. Tôi cầu mong cho người con gái mà nay là người phụ nữ khoảng trên dưới 60 tuổi. Ở xóm nhỏ Mỹ trung,  xã Gia ninh luôn mạnh giỏi hạnh phúc yêu đời. Như chính bà vẩn vô tư ra tay giúp người dù không hề quen biết. Thời đó vào khoảng năm 1983 đến 1987. Hình dáng cô con gái duyên dáng đang trĩu nặng gánh rạ tôi đã vẻ ra. Vâng đó là bóng hình của tấm lòng bao dung một cô gái không hề quen biết để lại kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên.

Hình ảnh rạ, đánh tranh rạ mới sau này trên intenet
      

  Trở lại việc tôi phải oành mình kéo chiếc xe chở rạ trên con đường quốc lộ 1 hình ảnh giống như con bò vẩn thường kéo xe, có điều tôi phải kéo đi xa hơn khoảng 6km mới đến nhà. Về nhà cả 2 vợ chồng hùng hục dùng hom tre đánh rạ (toóc) rồi tự che chói nhà phải làm nhanh cho kịp. Đã đến ngày hết phép tôi phải lên đường lại trở về chiến trường Căm pu chia qua 2 ngàn km.

  Thương nhớ ngày xưa thời bứt rạ lợp nhà, thương cho đời năm tháng theo chiến tranh đi suốt thời trai trẻ! Ngày nay 40 sau kể câu chuyện này nghe cứ như là chuyện cỗ tích. Lớp hậu sinh cần biết đến không chỉ là thời đánh Mỹ mà lớp người về thời chiến tranh biên giới Tây nam Căm phu chia và biên giới phía Bắc ngoài ác liệt chiến tranh còn khốn khó như thế đấy.

 

Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét