Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Những thách thức về bệnh Tiểu đường


 Sau một thời gian khá dài điều trị tại viện Nội tiết trung ương nay đến hẹn lại về bệnh viện. Qua thời gian giờ mới có thể ngẩm lại việc điều trị vừa qua có kết quả hay không.
Thực ra căn bệnh tiểu đường vốn đã được xếp vào thể bệnh nan y vì chửa không thể lành buộc phải sống chung với nó. Nhưng còn tùy thuộc theo cơ địa của từng người thuộc thể thông thường hay theo dạng cá biệt. Tôi là một trong những đối tượng khó lường khi đối mặt với căn bệnh này. Gần 20 năm sống chung với bệnh phải vượt qua bao nhiêu là thách thức. Cũng may cho đến nay vẩn cầm cự được là một phần ở bản thân phải tự nổ lực. Những cái mốc thách thức về bệnh tật đáng phải nhắc tới đó là vào năm 2012. Sau 10 năm mắc bệnh thì bệnh tình trở nên nghiêm trọng cơ thể bị suy sụp sút cân đến 10kg. Nguyên nhân chính do đường ruột không thể chịu nổi loại thuốc viên tiểu đường. Bị rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài triền miên đường huyết cũng tăng vọt lên đến 25 mmol. Chỉ số Hba1C (phản ánh tình trạng glucose máu trong 3 tháng) cũng lên tận 8,7% nguy cơ các biến chứng đang cực cao. Vào chính thời điểm này mắt phải bị xuất huyết võng mạc. Đồng thời cơ thể bắt đầu bốc mùi do nhiễm toan ceton mà không hề tự biết đó là mùi ceton, do đường huyết quá cao (sau này mới hiểu ra). Bác sĩ điều trị tuyến cơ sở đã không có kinh nghiệm đã không nghiên cứu kỷ phản ứng phụ gây nguy hại của các loại thuốc điều trị. Nhưng số phận còn may mắn tôi quyết định vào Huế tìm đến Bs Nguyễn Hải Thụy là giáo sư tiến sĩ đầu ngành về bệnh nội tiết khu vực miền Trung. Ông trực tiếp khám và đi đến quyết định mang tính cứu mạng là tôi phải tiêm ngay isulin thay thế cho thuốc viên uống. Kể từ đó tôi dùng thuốc tiêm sau tháng đầu tiên tiêm insulin thì tôi tăng trọng lượng lên 7kg. Đó là một kỷ lục tăng trọng còn nhanh hơn nuôi lợn. Đơn giản là đường ruột tôi lập tức hoạt động trở lại bình thường thức ăn đã có tác dụng đi nuôi cơ thể. Cũng chính thời điểm này việc xuất huyết vỏng mạc được chấm dứt rồi mắt tự hồi phục (sau này đi viện mắt trung ương mới biết) nếu chậm trể tôi đã mù vào thời đó.
  Nhưng rồi đó lại là niềm hy vọng chỉ tày gang “tránh được vỏ dưa lại gặp phải vỏ dừa”. Tôi lại phải đối mặt với một quảng thời gian dài đến 7 năm kể từ khi chuyển sang tiêm insulin. Nó còn nguy hiểm hơn nhiều đó là thách thức bị hạ đường huyết ở thể hiếm gặp. Triệu chứng điển hình là bị mất trí tạm thời đồng thời huyết áp tăng (khi cao) lên đến 200 cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiên ra hay kịp thời cấp cứu. Không biết đã bao nhiêu đêm đi ngủ là tôi bất tỉnh luôn cho đến sáng hôm sau… Còn ban ngày thì bị rơi vào mất trí không ai hay biết, chỉ có vợ thật tinh mắt mới phát hiện ra tôi mất trí. Đáng sợ nhất là khi chỉ có 1 mình lại bị mất trí, mất trí theo thể mộng du. Nghĩa là vẩn cứ làm việc gì đó nhưng lại vô thức. Đã hơn 1 lần tôi từng đi xe máy quảng gần 10km trên đường quốc lộ mà không hề biết. Hay một mình ở nhà mù mờ tự biết mình mất trí áp huyết tăng 200. Cố đi tìm cái ăn để tự cứu nhưng không thể lấy đúng thức ăn lại vốc muối mà ăn mặn chát không nuốt nổi… Đó là những năm tháng thật đáng sợ không biết mai kia mình lại mất trí hay đi ngủ lại rơi vào bất tỉnh lúc nào! Mối đe dọa cứ treo lơ lững qua tháng ngày... Tôi vượt qua suốt 7 năm ở tình trạng thường bị hạ đường huyết theo thể mất trí cũng là điều kỳ diệu.
  Cho đến tháng 7/2019 tôi mới quyết định xin đi viện Nội tiết trung ương để hy vọng tìm ra căn nguyên và chửa trị được căn bệnh mất trí đột xuất cứ đeo đẵng này. Sau 1 tháng điều trị và sau 1 tháng ra viện mới dám nhìn nhận rằng đúng là bệnh viện tuyến trên của trung ương có khác. Điều trị ở đây đã đem lại dấu hiệu khả quan có thể đã cải thiện được căn bệnh mất trí đột xuất. Nguyên nhân có thể là từ thuốc tiêm insulin không hợp chủng loại, nó vừa là thuốc cứu mình vừa lại là thứ đe dọa mình. Tôi cũng đã tự suy ra nguyên nhân khi dùng thuốc tiêm insulin loại hổn hợp thông dụng nhất loại 30/70 hay 70/30 (thực ra ở y tế tuyến dưới chỉ dùng loại này). Là hổn hợp thuốc có thời gian tác dụng ở dạng trung bình kéo dài 24 giờ. Nó không phù hợp với khả năng hấp thụ với cơ địa của tôi. Các bác sĩ ở viện Nội tiết trung ương đã mất khá nhiều thời gian để điều chĩnh thuốc tiêm cho tôi đó là sử dụng insulin loại tác dụng nhanh vào sáng và trưa. Buổi tối thì sử dụng loại insulin 50/50. Sau 1 tháng ra viện tôi hiểu ra mình có thể đã trở lại bình thường nghĩa là khi bị hạ đường huyết là tự biết ngay không mất trí nửa. Về ban đêm thì chưa gặp đêm nào bị bất tỉnh như trước đây. Ngoài ra khoa học phát triển thì nhiều loại thuốc mới ra đời trong đó có thuốc tiểu đường. Tôi được các bác sĩ cho uống bổ sung một loại thuốc Galvus (Vildagliptin) 50mg vào buổi sáng. Nó đã hổ trợ cho các loại thuốc tiểu đường đối với tôi là rất hiệu quả. Làm giảm chỉ số đường huyết rất tốt, tôi lại thường có chỉ số đường huyết sau ăn rất cao.
   Đây lại một đột phá mới về điều trị tiểu đường cho bản thân tôi tại bệnh viện Nội tiết trung ương. Tuy nhiên tôi lại sẻ gặp phải khó khăn nếu khi trở về với tuyến viện ở địa phương lấy đâu ra các loại thuốc như ở tuyến trung ương cấp? Sẻ nẩy sinh ra khó khăn mà tôi chưa hình dung được lại gặp phải thách thức mới!?  

Lê Văn Thưa

Vào viện là để đi kiếm ăn


Vào bệnh viện là để đi kiếm ăn nghe có vẻ khó tin nhưng đây lại là sự thật. Khi được cận kề chính kiến tai nghe mắt thấy.
 Đó không phải chỉ là 1 mà có nguyên cả 2 chị em ruột cùng nhau vào viện. Gặp lúc thiếu giường bệnh 2 chị em nằm chụng một giường quá hợp. Buổi đầu cả phòng bệnh nhân ai cũng phải ngạc nhiên làm sao cả 2 chị em cùng đi 1 viện cùng vào 1 khoa 1 phòng bệnh? Hóa ra cả 2 bệnh nhân này đã nhẳn mặt với bệnh viện suốt hàng chục năm nay rồi. Họ muốn vào viện lúc nào là quyền của họ bởi mắc bệnh tiểu đường thuộc chứng khó lường. Lúc đường huyết cao hết tầm máy đo lúc lượng đường tụt xuống mức phải nhanh cấp cứu. Điều kỳ lạ là họ vẩn nhơn nhơn sống chung với bệnh tật và rồi nhờ bệnh tật họ đã kiếm được cái ăn hàng ngày. Dù lúc đói lúc no hay no dồn đói góp nhưng đã hình thành thói quen sống của họ. Người ta đi viện là lo tốn kém nhiều tiền của 2 chị em nhà này thì ngược lại. Đã không phải mất một đồng xu nào mà lại thu được tiền nhờ người ta thấy thương tâm mà bố thí. Đến khi ra viện thể nào cũng cóp nhặt được một số tiền đem về nhà để sinh sống. Đến khi hết tiền lại quay lại xin nhập viện để lại kiếm tiền...
 Nó đã quen sống như vậy mới gặp ai cũng thấy thương tâm (nó cũng cố tạo ra sự thương tâm đó) nhưng ở đời cái gì cũng có giá của nó. Chính sự thương tâm nhân đạo của nhiều người qua thời gian đã làm hỏng họ. Quá nhiều thời gian ở viện nên 2 chị em quá sành sỏi trong việc tạo ra cảm giác để mọi người cho ăn cho tiền. Ở cận kề mới biết tính xấu chỉ biết vì mình chứ không vì mọi người. Trước khi tôi ra viện tôi liền cảnh báo cho mọi người trong phòng rằng: 2 đứa này là người không tốt, rất điêu ngoa và có dấu hiệu gian giảo. Y như rằng trớ trêu thay chính tôi lại là nạn nhân bị nó lợi dụng lấy cắp của tôi một số đồ. Chúng đã dạn dày biết rỏ lúc sơ hở nhất là khi có người trong phòng ra viện chắc chắn nó đã thành công rất nhiều lần như vầy.
    Xã hội đã tạo ra có những con người kỳ quái như thế, vào viện chửa bệnh là để kiếm sống. sự thương tâm và lòng nhân đạo quá trớn của mọi người đã tiếp tay cho hạng người như thế.

Lê Văn Thưa

Bệnh nhân hay đĩ bợm?


  Vào một ngày có một bệnh mới nhập viện chị ta nhanh nhảu tự giới giới thiệu luôn mình là bệnh nhân đã hàng chục năm nay ra vào bệnh viện nầy. Cách đây vài tháng mới ra viện nay lại nhập viện.
Chị là người dân tộc trạc 45 đến 50 tuổi người khá hồng hào khỏe mạnh nhưng với bệnh tiểu đường thì không cứ gì khỏe hay yếu. Có lẻ do là người dân tộc nên chị ta rất tự nhiên mổi khi gọi điện thoại là cứ đứng ngay ở chổ nhiều người mà chuyện trò. Nói chung khi điện thoại chị thường nói bằng tiếng dân tộc. Tuy nhiên cũng có trường hợp chị ta nói tiếng Kinh ấy là khi điện cho chồng và cho người thân khi nhắc đến chồng rằng : - Chồng gì mà lạ thế chẵng quan tâm gì đến vợ cư xử với vợ tệ bạc chưa từng có… Cả phòng bệnh ai cũng nghe rỏ chuyện chồng con chị ta như thể sắp phải ly hôn đến nơi. Đây có lẻ chính là thông điệp mới chân ướt chân ráo vào phòng bệnh chị ta đã muốn nhắn gửi đến ngay cho mọi người. Chỉ sau vài hôm những người trong phòng mới hiểu : À ra thế với cái chị người dân tộc bỗ bã này. Thực ra chị này cũng không dấu diếm gì hành vị của mình mà đã tự nói ra. Chị quan tâm đến cánh đàn ông từ trẻ cho đến ông cụ 80 miển là có tiền là chị tìm mọi cách xán tới. Của đáng tội có một ông già trên 70 tuổi khoa bên cạch chân mới bị cắt cụt do bệnh có vợ đi kèm. Nhưng chị ta cũng không tha bởi ông già dại dột thổ lộ là gia đình khá giả nhà nhiều ô tô. Vậy là hể bà vợ sễnh ra chút xíu là chị ta lại lẻn vào phòng đến bên ông già xoa xoa cái chân cụt: -Anh có đau không, anh có thương em không?... Nhiều phen bà vợ bắt gặp hằm họa đánh ghen nhưng chị ta vẩn không hề nản. Không biết bao nhiêu gã đàn ông đã bị người đàn bà dân tộc này thổ dộ moi tiền thành thói quen suốt nhiều năm qua.
Dịp nhập viện này dường như không mồi chài kiếm chác được nhiều nên mới hơn 1 tuần bà ta đã xin xuất viện. Trước khi ra viện chị ta nói : -Ở nhà anh chồng nhiều việc quá em phải về cùng với anh ấy. Khi mới đến thì nói chồng con không ra gì giờ ra viện thì lộ ra không hề có chuyên đó.
Đến thế là cùng con người đã đến mức dạn dĩ man trá gian dối đến tột cùng tìm cách để mà moi cho bằng được tiền, kiếm tiền bằng cách đi viện. Tiếc rằng bao nhiêu gã đàn ông cứ phải cống tiền cho cái thứ đĩ bợm trâng tráo mặt dày người dân tộc này.



Lê Văn Thưa

Ông "đầu hàng" và bà chim chuột


Mới vào năm viện tôi gặp ngay một ông già bệnh tình khá nặng là một nông dân nghèo khó. Nằm cạnh ông lại là 1 bà khuyết tật nhưng giàu có. 2 bệnh nhân khá gây ấn tượng trái ngược nhau.
Ông già là người của thành phố Hà nội nhà cách bệnh viện chỉ hơn 30km. Do bệnh nặng nên vợ ông phải đến chăm sóc không thường xuyên. Tuổi ông mới 69 nhưng nhìn ông chắc hẳn ai cũng tưởng... Ông kể rằng: Một lần ông rơi vào một nhóm đông các bà tuổi 80. Ai cũng chào hỏi ông nay bao nhiêu tuổi, bí quá ông nói đại 82 tuổi. Các bà mới chột dạ kháo nhau:- Ờ nhỉ anh 82 là trẻ đấy bọn em lại ngờ anh phải trên 85! Ông có dư nhiều con bệnh hằn hạ như: Tiểu đường, gút, xương khớp, tim mạch, thận, viêm cơ… Dáng ông đi thật lạ lùng như thể ông luôn giơ tay lên để xin đầu hàng, không thể thả tay xuống bình thường vì đau đớn. Khi mới nhập viện tôi nghe mọi người xì xào 2 ông bà này hay lắm lời cải cọ luôn. Nhưng khi sống vài ngày thì tôi hiểu ra vốn tính người nông dân là vậy họ chỉ bộc trực có gì nói nấy. Ông chính là người thường nhận được nhiều cuộc điên thoại nhất ấy là vợ con ông thăm hỏi. Bà vợ 2 ngày lại một lần đến chăm sóc tắm rửa giặt giủ cho ông. Còn nửa bà phải về chạy chợ bán mớ rau củ quả một ngày kiếm được khoảng 5 chục ngàn để có cái lo cho ông nằm viện. Nhà không có gì thu nhập con cái thì bận làm ăn lâu lâu mới đến thăm, ông đi viện mổi đứa con chỉ cho một vài triệu. Bệnh tình của ông thì nặng tiền nong lại khốn khó tội nghiệp ông.
Ngược lại với ông già trước tuổi là bà khuyết tật lại ưa đú đởn nằm canh ông. Bệnh nhân mà mổi sáng cứ phải 2 giờ trang điểm, phấn son của bà ta nghe nói mổi hộp phải trên 5 triệu. Đi viện chỉ là cái cớ để được xa chồng, có lý do để chồng phải cấp cho hàng chục triệu, ôm tiền để mà chơi bời sắm sửa bản thân và đi chim chuột cho vui đời. Ở đời này lại gặp quá nhiều điều đối nghịch sao không san sẻ để cho vừa như ông “đầu hàng” với bà chim chuột kia.


Lê Văn Thưa

2 cặp vợ chồng có sự đời giống nhau đến lạ


Để cho dể nhận có thể qui lại 12 sự giống nhau
1 Chồng tuổi nhâm thin
2 Vợ tuổi đinh dậu
3 Thời trẻ chồng hay “Cầm kỳ thi họa”
4 Chồng cùng vào quân đội đi đánh giặc thời chiến tranh ác liệt
5 Cùng từng ở binh chủng pháo binh, pháo 130 ly (Loại pháo này lớn và hiếm của QĐNDVN)
6 Các con đều học giỏi, khi lập gia đình đều ở xa cha mẹ
7 Chồng cùng mắc bệnh tiểu đường đã lâu năm
8 Cùng vào viện Nội tiết trung ương nằm cạnh nhau
9 Cùng có triệu chứng khá hiếm gặp khi nhịp tim tăng trên 100 nhịp/phút
10 Trước hôn nhân vợ từng có người yêu cùng làng gia đình đã làm lễ hỏi, sắp cưới.
11 Bỗng nhiên cùng rời bỏ người yêu chuyển sang người yêu khác làng. Rồi đi đến hôn nhân cho đến nay
12 Cả 2 người yêu củ của 2 người vợ đều là giảng viên bậc đại học (có thể đây là điều kỳ lạ nhất}
Thật khó mà lý giải làm sao lại có sự trùng lặp giống nhau đến lạ lùng của 2 cặp vợ chống?


Lê Văn Thưa

Trải nghiệm sống với đủ hạng người


Tôi cũng đã từng chung sống với nhiều người tứ phương đó là những năm tháng phải xa gia đình sống trong quân ngủ. Nhưng từ khi rời quân đội mấy chục năm nay tôi chỉ sống trong gia đình khống có cơ hội và chẵng bao giờ muốn phải tiếp xúc với nhiều người. Nhưng bỗng nhiên tôi buộc phải đến sống với đủ hạng người đó là môi trường bệnh viện.
  Tôi vốn có một cuộc sống nội tâm ít giao du không thích nơi tụ hội. Chỉ quanh quẩn với gia đình và chỉ thích đến với thế giới tự nhiên nơi núi rừng, đồi cát, cánh đồng những nơi hoang vắng. Chắc rằng không ít người ở gần tôi sẻ nghỉ tôi là người sống khép mình và xa lánh với mọi người. Khi đột nhiên rời xa gia đình thay đổi hết thảy mọi thói quen lại phải sống giửa một tập thể đủ loại người. Đó như là một thách thức, thách thức này cứ tưởng chỉ một vài tuần ai ngờ kéo dài nguyên cả tháng!
Trong một gian phòng của bệnh nhân ngẩu nhiên mọi người không ai hẹn hò mà lại gặp nhau vì bệnh. Sống chung đụng trong một căn phòng. Rồi quen biết nhau, rồi chia tay nhau cứ thế diễn ra hàng ngày. Trước lạ rồi sau quen biết quê quán nhau rồi gọi tên của nhau. Dần dần ai cũng bộc lộ mình ai cũng kể ra hoàn cảnh và gia đình mình thậm chí cả chuyện riêng tư. Bởi đây là người ở tứ phương chỉ hi hữu một dịp gặp. Ở đây có đủ từ già trẻ đến trai gái nằm lẩn lộn các giường cạnh nhau (nói dại nếu ai đó có tình ý gì có thể thò tay qua nhau hay đêm khuya lần qua giường ôm nhau cho ấm... Thực ra có người thâm niên đi viện đã chứng kiến không ít tình huống này). Ở đây cũng đủ hạng người từ cao sang đến thấp hèn, người thật thà cho đến kẻ gian dối. Đơn giản là đủ mọi thành phần vì bởi không ai tránh được bệnh tật.
 1 tháng nằm viện tôi phải chung đụng với trên 30 lượt người, người ít nhất ở chung phòng cũng phải 1 tuần. Đó là một trải nghiệm hiếm có tưởng là rất khó khăn cho tôi nhưng không ngờ nó đã nhẹ nhàng đi qua. Hóa ra mình không đến nổi là kẻ sống khép mình xa lánh mọi người. Mà biết hòa nhập với đủ hạng người từ người dể giải cho đến người khó tính. Ai cũng muốn chuyện trò thậm chí trêu đùa với tôi mặc dù tiếng Quảng bình quê tôi vốn khá khó nghe.
 Có 2 người đã để lại cho tôi ấn tượng nào đó 1 người nam đã nói nhỏ với tôi rằng: -Trong phòng này (phòng bệnh nhân) tôi chỉ muốn nói chuyện với ông. Còn tất cả họ tôi không quan tâm tới!. Và 1 người nữ nói: -Anh Thưa ơi anh cho em địa chỉ nhà dịp nào em hoặc con em của em vào trong đó làm ăn. Anh cho nghỉ nhờ ở nhà anh nhé.

Lê Văn Thưa