Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Phần 3. “Tìm kim” trên núi Thần đinh

     Mãi mê với việc tìm ra nơi chụp ảnh mãi đến xế chiều mới nghỉ đến việc lui về. Lúc này người leo núi chắc đã trở về cả chỉ mình tôi. Tôi thoạt nghỉ đến cần đánh dấu vị trí mới tìm ra này trên ảnh. Bằng cách nào? Tôi vội vàng lục tìm trong hành lý mang đi mới tìm ra được một bao ni lông trắng bằng lòng bàn tay. Rồi đem treo lên một cành cây nhìn gióng xuống thẵng với một ngã ba đường dưới chân núi. Đây chính là khởi đầu: “Tìm kim trên núi Thần đinh” khá ngớ ngẩn này của tôi.
 Núi Thần đinh từ hướng ĐĐB
 Ngay ngày hôm sau tôi lại quay về núi Thần đinh với sứ mạng chụp ảnh xác định vị trí đã đánh dấu đâu đó trên núi. Đến vị trí đã định dưới chân núi tôi mới thấy nản bởi sự hùng vĩ của quả núi. Mà vật đánh dấu lại bé tý giửa rừng cây.
 Việc đầu tiên tôi đã thấy nghi ngờ điểm đánh dấu đáng ra thẳng hàng với ngả 3 con đường này nhưng ở đây thì thấy bị lệch khá lớn? Tôi nhận định một cách cảm tính là điểm tôi đánh dấu là nam ngọn núi, nên chụp ảnh về hướng đó. Đang chụp ảnh thì gặp một người dân bản địa đi qua tôi liền hỏi anh. Về vị trí miếu cỗ trên núi may mắn anh ta rất nhiệt tình chỉ và còn kể lại nguồn gốc. Hóa ra đường lên núi Thần đinh nguyên khai lại chính trên con đường này đâm thẵng đến giếng Tiên rồi lên khu miếu cỗ. khi có con đường xây dựng mới lối đi này mới phế bỏ. Vị trí miếu cổ từ đây nhìn lên nằm ở vùng tầm giửa ngọn núi. Vậy là hoàn toàn ngược lại: Tôi nghỉ vị trí tôi đánh dấu là phía nam, hóa ra nó ở phía bắc ngọn núi. Rất cám ơn người dân đã chỉ cho khái niệm về vị trí trên núi. Tôi chuyển hướng chụp ảnh, nó phù hợp với sự nghi ngờ lệch hướng của tôi. Thực ra khó mà hình dung về điểm tôi đã đánh dấu trên đó khi đứng tại thực địa ở chân núi. Chỉ có kháí lược về hướng còn tầm (ở trên cao hay dưới thấp) thì bó tay. Tôi đành chụp hú họa nhiều bức ảnh khắp núi mong bức nào đó ghi lại dấu hiệu của bao ni lông “trời đánh” kia!
 
 Nhiều ảnh chụp lên ngọn núi để tìm điểm đánh dấu
Trở về nhà tôi bắt đầu ngồi lỳ trên máy tính bằng cách phóng lớn từng bức ảnh để lần tìm việc làm này hết sức mất công và nhức mắt. Tôi quên hết khái niêm về thời gian, bỗng đâu bà xã xông vào phòng la lối. - Có phải ông đã phát điên rồi không ngồi lỳ máy tính từ sáng đến trưa từ trưa đến tối không hề rời ghế, già rồi còn bày đặt cưa sừng làm nghé! Vâng có thể như thế, có điều tôi sẻ không tự công nhận mà lặng lẻ rời máy tính bằng một nụ cười nhăn nhở xuê xoa. Tôi bỏ ra hơn một ngày lục tìm trên máy tính số ảnh tôi chụp để xác định vị trí được đánh dấu trên đĩnh núi, nhưng biệt vô âm tính! Cả núi rừng cây sẻ có bao nhiêu tỷ tỷ, lũy thừa… cành lá nhỉ? tôi lại đem đánh dấu ở đó một vật chỉ nhĩnh hơn một chiếc lá thôi thì có mà đem đánh đố!
 Nhưng sự đời cũng nhiều lúc trớ trêu tưởng điên rồ lại hóa ra được việc. Để không phải mất công tìm kiếm tôi đành xóa bỏ số ảnh trở thành vô tác dụng chụp dưới chân núi. Trong lúc xóa ảnh, thể nào bỗng nhiên lại lộ ra vị trí đánh dấu. Nó chỉ là điểm tý xíu nằm gần với đĩnh núi. Khi đã định vị được tôi lục lại số ảnh chụp đúng vào khu vực đó để kiểm chứng. Thì thật bất ngờ có đến khoảng 10 ảnh như thế, ảnh nào lúc này cũng dể dàng tìm ra ngay điểm đánh dấu đó. Phải nói công nghệ làm ra máy ảnh thật tuyệt vời nó lưu giử được hết dù rất nhỏ bé, chỉ có kiên nhẩn là tìm ra thôi. 
 
Dù khó khăn điểm đánh dấu được tìm ra trên ảnh .
Tưởng thất bại lại hóa ra thành công rồi! Sau khi thư thái lại mới nhận ra có nhiều cách đánh dấu theo kiểu này rất dể tìm ra đơn giản như: Cởi ra chiếc áo lót trắng đang bận căng lên thay miếng ni lông bé tý. Hay đứng tại một điểm định đánh dấu chụp 2 ảnh, mổi ảnh có các vật thẵng hàng và ảnh nầy cách ảnh kia khoảng trên 45 độ trở lên. Sau đó dùng chính 2 ảnh nầy kẻ 2 đường trên các vật thẵng hàng, điểm giao nhau chính là vị trí đứng (đánh dấu), cách này gọi là phương pháp điểm giao hội. Nói thì nghe xuôi nhưng khi thực hành lại theo cách tự đánh đố!
    Tóm lại cuộc khám phá bước đầu núi Thần đinh đã rất thành công đối với tôi. Tìm được ví trí quan sát rất thuận tiện, được ngắm nhìn chụp ảnh trên đĩnh cao hàng trăm mét thật hiếm có.

Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét