Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Bệnh viện hay Nhà Thương?




Nhân ngày thầy thuốc Việt nam 27/2 tôi xin được đưa ra một ý kiến với cộng đồng, với những nhà chức trách. 
  Ngày xưa nơi cứu chửa bệnh tật, nơi tập trung nhân viên, trang cụ y tế được gọi là "NHÀ THƯƠNG" nghe sao mà êm ái gần gội quá. Không như ngày nay gọi nơi này là Bệnh viện nghe thật khô cứng, lại cảm thấy đây như sự hù dọa muốn tránh xa. Sao chúng ta không thể giử nguyên hay quay lại cách gọi là Nhà Thương? Nhà Thương: đối với người bệnh, người nhà thì cảm thấy an tâm, tin tưởng. Nhà Thương: đối với đội ngủ phục vụ y bác sĩ thì công việc làm đã nói lên lòng nhân ái, nếu ai đó có manh nha hay chưa đúng với y đức thì chắc phải chùn lại. Vì đây là Nhà Thương. Có nhiều cách giáo dục hay khơi dậy lòng nhân ái của con người nhưng có lẻ cách đơn giản nhất là chỉ cần dùng trực quan bằng chữ viết hay tên gọi chỉ 2 từ: Nhà Thương. Tự nó đã là lời nhắn nhủ hết sức tự nhiên từ đáy sâu tình cảm vốn có của con người…
Ta hãy thử thay tên bệnh viên thành Nhà thương xem nghe có êm xuôi không ví như: Nhà thương Bạch mai, Nhà thương 108 quân đội, Nhà thương Nhi đồng trung ương, Nhà thương Chợ Rẫy, Nhà thương Trung ương Huế… Chỉ đơn giản vậy thôi có nên không?

Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Phần 3. “Tìm kim” trên núi Thần đinh

     Mãi mê với việc tìm ra nơi chụp ảnh mãi đến xế chiều mới nghỉ đến việc lui về. Lúc này người leo núi chắc đã trở về cả chỉ mình tôi. Tôi thoạt nghỉ đến cần đánh dấu vị trí mới tìm ra này trên ảnh. Bằng cách nào? Tôi vội vàng lục tìm trong hành lý mang đi mới tìm ra được một bao ni lông trắng bằng lòng bàn tay. Rồi đem treo lên một cành cây nhìn gióng xuống thẵng với một ngã ba đường dưới chân núi. Đây chính là khởi đầu: “Tìm kim trên núi Thần đinh” khá ngớ ngẩn này của tôi.
 Núi Thần đinh từ hướng ĐĐB
 Ngay ngày hôm sau tôi lại quay về núi Thần đinh với sứ mạng chụp ảnh xác định vị trí đã đánh dấu đâu đó trên núi. Đến vị trí đã định dưới chân núi tôi mới thấy nản bởi sự hùng vĩ của quả núi. Mà vật đánh dấu lại bé tý giửa rừng cây.
 Việc đầu tiên tôi đã thấy nghi ngờ điểm đánh dấu đáng ra thẳng hàng với ngả 3 con đường này nhưng ở đây thì thấy bị lệch khá lớn? Tôi nhận định một cách cảm tính là điểm tôi đánh dấu là nam ngọn núi, nên chụp ảnh về hướng đó. Đang chụp ảnh thì gặp một người dân bản địa đi qua tôi liền hỏi anh. Về vị trí miếu cỗ trên núi may mắn anh ta rất nhiệt tình chỉ và còn kể lại nguồn gốc. Hóa ra đường lên núi Thần đinh nguyên khai lại chính trên con đường này đâm thẵng đến giếng Tiên rồi lên khu miếu cỗ. khi có con đường xây dựng mới lối đi này mới phế bỏ. Vị trí miếu cổ từ đây nhìn lên nằm ở vùng tầm giửa ngọn núi. Vậy là hoàn toàn ngược lại: Tôi nghỉ vị trí tôi đánh dấu là phía nam, hóa ra nó ở phía bắc ngọn núi. Rất cám ơn người dân đã chỉ cho khái niệm về vị trí trên núi. Tôi chuyển hướng chụp ảnh, nó phù hợp với sự nghi ngờ lệch hướng của tôi. Thực ra khó mà hình dung về điểm tôi đã đánh dấu trên đó khi đứng tại thực địa ở chân núi. Chỉ có kháí lược về hướng còn tầm (ở trên cao hay dưới thấp) thì bó tay. Tôi đành chụp hú họa nhiều bức ảnh khắp núi mong bức nào đó ghi lại dấu hiệu của bao ni lông “trời đánh” kia!
 
 Nhiều ảnh chụp lên ngọn núi để tìm điểm đánh dấu
Trở về nhà tôi bắt đầu ngồi lỳ trên máy tính bằng cách phóng lớn từng bức ảnh để lần tìm việc làm này hết sức mất công và nhức mắt. Tôi quên hết khái niêm về thời gian, bỗng đâu bà xã xông vào phòng la lối. - Có phải ông đã phát điên rồi không ngồi lỳ máy tính từ sáng đến trưa từ trưa đến tối không hề rời ghế, già rồi còn bày đặt cưa sừng làm nghé! Vâng có thể như thế, có điều tôi sẻ không tự công nhận mà lặng lẻ rời máy tính bằng một nụ cười nhăn nhở xuê xoa. Tôi bỏ ra hơn một ngày lục tìm trên máy tính số ảnh tôi chụp để xác định vị trí được đánh dấu trên đĩnh núi, nhưng biệt vô âm tính! Cả núi rừng cây sẻ có bao nhiêu tỷ tỷ, lũy thừa… cành lá nhỉ? tôi lại đem đánh dấu ở đó một vật chỉ nhĩnh hơn một chiếc lá thôi thì có mà đem đánh đố!
 Nhưng sự đời cũng nhiều lúc trớ trêu tưởng điên rồ lại hóa ra được việc. Để không phải mất công tìm kiếm tôi đành xóa bỏ số ảnh trở thành vô tác dụng chụp dưới chân núi. Trong lúc xóa ảnh, thể nào bỗng nhiên lại lộ ra vị trí đánh dấu. Nó chỉ là điểm tý xíu nằm gần với đĩnh núi. Khi đã định vị được tôi lục lại số ảnh chụp đúng vào khu vực đó để kiểm chứng. Thì thật bất ngờ có đến khoảng 10 ảnh như thế, ảnh nào lúc này cũng dể dàng tìm ra ngay điểm đánh dấu đó. Phải nói công nghệ làm ra máy ảnh thật tuyệt vời nó lưu giử được hết dù rất nhỏ bé, chỉ có kiên nhẩn là tìm ra thôi. 
 
Dù khó khăn điểm đánh dấu được tìm ra trên ảnh .
Tưởng thất bại lại hóa ra thành công rồi! Sau khi thư thái lại mới nhận ra có nhiều cách đánh dấu theo kiểu này rất dể tìm ra đơn giản như: Cởi ra chiếc áo lót trắng đang bận căng lên thay miếng ni lông bé tý. Hay đứng tại một điểm định đánh dấu chụp 2 ảnh, mổi ảnh có các vật thẵng hàng và ảnh nầy cách ảnh kia khoảng trên 45 độ trở lên. Sau đó dùng chính 2 ảnh nầy kẻ 2 đường trên các vật thẵng hàng, điểm giao nhau chính là vị trí đứng (đánh dấu), cách này gọi là phương pháp điểm giao hội. Nói thì nghe xuôi nhưng khi thực hành lại theo cách tự đánh đố!
    Tóm lại cuộc khám phá bước đầu núi Thần đinh đã rất thành công đối với tôi. Tìm được ví trí quan sát rất thuận tiện, được ngắm nhìn chụp ảnh trên đĩnh cao hàng trăm mét thật hiếm có.

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Phần 2. Kiếm tìm trên núi điểm nhìn thấy đồng bằng

  Sau cuộc trải nghiệm lần đầu leo núi Thần đinh vài ngày sau tôi quyết định phải trở lại núi. Lần này phải lẻn đi một mình có như thế mới tự do khám phá trên núi những gì mình ưa thích. Tuy nhiên đi một mình là mạo hiểm vì núi cao, hiểm trở và tuổi đã cao. Nhưng không có lựa chọn khác vì không tìm ra ai thích khám phá thế giới tự nhiên nơi hoang dã như mình.
 Sau khi chuẩn bị một số hành trang cần thiết cho vào ba lô mang trên người cho tiện tôi bắt đầu cuộc leo núi một mình. Gặp những người cùng leo núi họ hỏi bác đi với ai tôi đều trả lời: Đi với bạn bè do tôi chậm chân nên đi sau. Mục tiêu chính của tôi lần đi này là khám phá đó là phải tìm ra vị trí trên đĩnh núi quan sát được về đồng bằng và vùng dân cư. Không còn cách nào khác là leo lên ngọn núi đá hiểm trở mới có cơ hội nhìn tầm xa mà số thanh niên ưa mạo hiểm mới dám leo.
Ngọn núi đá có thể nhìn xa.
 Lối nhỏ này rất khó đi có chổ phải chui qua lổ tò vò chỉ rộng bằng chiếc nón. Nhưng cái khó khăn là phải leo lên khối đá này đến bám sang khối đá khác bên dưới là vực sâu hàng chục mét. Nản! Mặc dù đã cố vượt qua được ba phần tư chặng đường nhưng không thể dám mạo hiểm thêm khi chỉ một thân một mình, khớp gối tôi vốn đã bị bệnh không thể gập sát được. Bó tay, tôi buộc lòng phải quay trở lại. Trên đường trở lại tôi gặp một nhóm thanh niên khoảng 7, 8 người chủ yếu là nữ tôi khuyên nên quay lại vì đường quá hiểm trở mà là nữ, các cháu đã nghe theo. Nhân dịp này tôi nhờ chụp mấy kiểu ảnh, kẻo không người đi chụp ảnh mà chính mình lại chẵng có bức ảnh nào.
 
 Con đường sang ngọn núi đá quá hiểm trở khó đi
Tôi quay lại khu vực chính miếu cỗ ngồi nghỉ ngơi và ăn uống ở đây hôm nay thấy khá vắng người lên núi chỉ đâu khoảng trên dưới vài chục người. Tôi ngồi cạnh một nhóm phụ nữ đang phấn khích họ cười nói vui vẻ có người còn nhảy cẩng lên, hô hào nhau đến tập trung để chụp ảnh lưu niệm. Sẳn máy ảnh trên tay tôi định chụp mấy kiểu nhóm nữ này, nhưng không hiểu sao lại thôi. Sau đó tôi lại còn đi ngang ngay trước mắt nhóm nữ. Không ngờ một điều kỳ lạ đã xẩy ra trong số nữ đó có một người ở gần nhà và lại bạn Facebook với tôi. Nhưng vì sao cả 2 người đều không thể nhận ra nhau trong một phạm vi hẹp chỉ có vài chục người. Sau đó gặp một người quen nói lại tôi mới giật mình, thế mới biết đừng có hoàn toàn tin vào mắt mình, kể cả người khác. Bỗng nhiên lại có những khoảng mù rất khó hiểu đã xẩy ra.
   Mục tiêu chính của cuộc  leo núi hôm nay có nguy cơ bị phá sản tôi lưỡng lự không biết nên sao đây? Sau một thời gian khám phá xung quanh đĩnh núi tôi nghỉ phải cố gắng tìm ra vị trí nơi có thể nhìn thấy vùng đồng bằng. Mặc dù tôi là người còn mới chưa quen thuộc địa hình ở đây. Men theo triền núi rúc qua những dây dợ, gai góc, triền đá dưới tán cây rừng, cố leo lên gần đĩnh núi.
 
 Triền núi đá
 Phải nói rằng không một ai có thể biết lúc này tôi đang ở đâu. Một mình giửa núi đá cây rừng ngút ngàn bao phủ mà không biết sẻ đến đâu. Dần dần nhận thấy ở đây có thể là hướng ít người tìm đến. Một ý nghỉ trong đầu nẩy ra cần hướng tới nơi có loài dứa dại thường mọc trên đĩnh núi.
Loài dứa không gai thường mọc ở đĩnh núi cao
 Vì loài này chỉ mọc thấp không thể vươn lên cao lớn như các loài cây rừng khác để che khuất tầm nhìn. Tôi đang bước đến trước mặt là triền dốc đứng, tán rừng có vẻ ít rậm rạp hơn. Hình như “Mơ được ước thấy” tôi phát hiện ra một khóm cây dứa liền hướng tới. Vừa đến nơi đã thấy lấp ló ở hướng đông một khoảng trống, đồng bằng. 
Khoảng trống lộ ra
Thành công rồi! thật sung sướng tôi muốn reo lên một mình khi phóng được tầm mắt ra xa. Dẩu vậy tôi phải bỏ ra một thời gian để phát quang tầm nhìn níu bẻ những cành nhỏ vướng trên địa hình cheo leo. Ở đây khá hiểm trở đứng trên một tảng đá lớn chênh vênh vị trí này dường như chưa ai đến.
Tôi bắt đầu thực hiện ước muốn của mình đó là chụp ảnh và quay phim từ trên cao. Tất cả cảnh vật thuộc phạm vi huyện Quảng ninh và một phần của thành phố Đồng hới nằm trong tầm ngắm. Vâng thật đã đời, nếu có được ống nhòm để nhìn rỏ hơn mọi khu vực dưới kia thì tuyệt. Dẩu vậy mặc dù là một ngày nắng đẹp nhưng tầm nhìn vẩn bị hạn chế bởi một lớp như sương mỏng ở tầm xa. Những địa hình ở gần thì rỏ nhưng ở vùng xa như ven quốc lộ 1 thì rất tù mù chỉ bằng cách chụp hú họa hay chụp theo dán cách từng khoảng. Vấn đề là mắt người không nhìn thấy nhưng với máy ảnh loại chuyên nghiệp có chức năng có ống kính phù hợp vẩn có thể hy vọng, mặc dù cần phải qua khâu xử lý nửa. Có thể đây là những bức ảnh mà tôi thấy thích nhất trong đời vì được chụp trên cao.
Khoảng rộng nhìn về sông nước đồng quê
Thật bất ngờ một người mới leo núi như tôi đã nhanh chóng tự tìm ra được vị trí khá lý tưởng để được vãn cảnh. Mặc dù vị trí này khá hẹp chỉ phù hợp với ít người và cũng khá cheo leo. Có thể đây là nơi đắc địa để nhìn được bao quát về miền xuôi. Vấn đề đây là địa điểm khá dể đến không quá hiểm trở và lại không phải đi quá xa.  

Lê Văn Thưa                         (Còn nửa)

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

"Kỷ nguyên" của riêng tôi

   Tôi vốn là người thích khám phá và trải nghiệm với thế giới tự nhiên. Có thể tôi đã rời “kỷ nguyên đồi cát ven biển” của tôi khoảng dăm ba năm nay. Mặc dù nhiều điều còn phải trăn trở khi mà vùng đồi cát ngày nay trở thành nơi cho cá nhân và doanh nghiệp thi nhau chiếm đất mở dự án đầu tư đình đám. Họ không cần biết rằng điểm đặc thù hệ sinh thái vùng đồi cát nơi đây chính là nguồn lưu dử nước (tài nguyên nước) cho hàng chục ngàn người dân sống ven đồi cát từ xưa đến nay. “kỷ nguyên đồi cát ven biển” với tôi đã lưu giử nhiều điều về hệ sinh thái đồi cát.
Đồi cát ven biển và núi rừng Trường sơn
 Đặc biệt là động thực vật trên đồi cát như nhiều loài cây các loài chim và nhiều loài côn trùng độc đáo. Đã được đăng rải rác trên các báo và trên trang blog và you tube của tôi. Riêng kênh truyền hình VTC14 đã có khá nhiều phim tài liệu và phóng sự giới thiệu về vùng đồi cát Quảng bình có sự đóng góp của tôi. Cái gọi là “kỷ nguyên đồi cát ven biển” của tôi kéo dài trong khoảng10 năm. Đến những năm gần đây có thể tôi đã chuyển sang “Kỷ nguyên rừng núi Trường sơn” chăng? Mấy năm qua tôi chủ yếu lên hướng tây nơi núi rừng thế giới tự nhiên ở đây đang rất cuốn hút tôi. Tiếc rằng nay tuổi đã cao trở lực nầy là vật cản lớn cho những mong muốn tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên. Tuy nhiên vẩn cố gắng có thể để được trải nghiệm và khám phá.

Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Trải nghiệm núi Thần đinh

1. Lần đầu lên núi Thần đinh
   Núi Thần đinh
Núi Thần đinh đã từ nhiều năm nay đã trở thành nơi nhiều người dân đủ mọi thành phần quan tâm thăm viếng nhất là vào dịp đầu năm mới. Núi Thần đinh luôn là mục tiêu tôi muốn hướng tới đã nhiều năm qua. Dẩu vậy cho đến nay tôi mới chính thức lên khám phá muốn được chia sẻ nhiều điều về ngọn núi này.
Người đi lễ hội chùa Kim Phong núi Thần đinh
  Núi Thần đinh nằm trên dẫy Trường sơn cao khoảng 400m so với mặt biển, có 1300 bậc lên đến đĩnh. Thuộc huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng bình đã trở thành một điểm du lịch tâm linh nhiều năm nay. Thu hút nhiều tầng lớp người dân đến cầu an, vãn cảnh, leo núi, đặc biệt vào các dịp đầu xuân năm mới. Tôi cũng là một fan hâm mộ cảnh núi non này, tuy nhiên đã từng trên dưới chục lần đến tận chân núi Thần đinh chụp rất nhiều ảnh. Có điều lại chưa lần nào leo lên đĩnh đơn giản là chưa có bạn cùng đi, nghe nói leo lên đĩnh cao dốc đứng là khó khăn vất vả lắm. Nhưng lần này thì khác đã có bạn rủ nhau leo núi tôi hăm hở đi ngay, mục đích chính của tôi là khám phá và trải nghiệm.
Leo núi 1300 bậc
 Khi leo lên tận đĩnh núi Thần đinh rồi tôi mới ngộ ra rằng chẵng đến nổi nào mình vẩn có thể trụ vững được. Dầu là núi đá nhưng cây rừng ở đây hầu hết chiếm chổ chẵng khác gì vào rừng già nhưng nó mát mẻ trong lành hơn vì ở trên núi cao. Tôi nẩy ra ý tưởng hay lúc nào trời nóng nực ta lên đây ở dưới tán cây để hưởng cái mát mẻ của đất trời?
Nơi cúng tế miếu cỗ trên núi
Sau khi đi hết các điểm đến trên đĩnh núi tôi thử không đi theo đường mòn mà rúc sâu vào rừng. Hóa ra có nơi xa đường mòn cả trăm mét vẩn để lại nhiều dấu tích người đi leo núi. Những bao bì túi xách vỏ bánh kẹo vỏ bia thậm chí cả chiếu để nằm nghỉ… tóm lại nguy cơ một ngày không xa đĩnh núi Thần đinh sẻ trở thành núi rác thải của con người!
Rác đống trên đĩnh núi
 Khi lên tận đĩnh núi ai cũng muốn được nhìn xuống cảnh vật xung quanh, tôi muốn tìm một vị trí khả dĩ như thế.  Nhưng ô thôi hóa ra chẵng có điểm nào do rừng cây cao lớn che phủ hết tầm mắt. Ngoại trừ có một ngọn núi đá cheo leo hiểm trở chỉ có thanh niên trẻ mới dám leo lên. Quả là khá thất vọng leo lên tận đĩnh núi cao mà không được nhìn xuống cảnh vật bao quanh thì còn gì là leo núi?!
Khó tìm nơi nhìn xa thoáng rộng

Lê Văn Thưa                       (Còn nửa)