Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Mùa chim hoét (hét) về

Cứ dến cuối mùa mưa làng quê mình bắt đầu thấy xuất hiện loài chim hoét. Loài chim hay tìm đến ở các góc vườn nhà.
 Thời trẻ thơ tôi đã thấy loài chim này người ta gọi là chim hét. Nó sống âm thầm không hót ca gì chốc chốc thấy nó sà xuống một góc vườn nào đó để kiếm mồi đó là giun đất hoặc sâu bọ. Trong khi do sự phát triển của con người chiếm lấn hết mọi không gian sống nhiều loài chim đã phải biến mất. Riêng loài chim hoét vẩn cứ tồn tại, ở miền quê này cứ tưởng chỉ một loài chim hoét ai ngờ mới đây tôi phát hiên có đến 3 loài chim hoét. Đó là chim hoét đen, hoét xanh lam và có cả hoét lửa dù không nhiều chỉ thấy xuất hiện đơn lẻ một con nhưng như thế đủ dể khẳng định loài chim này đang tồn tại.
Hoét lửa
Hoét lam
Hoét đen

Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Phát hiện ra sáng kiến tưởng lãng quên



Cách đây khoảng 10 năm trong một lần truy cập inttenet khi tìm kiếm trên Google tôi bất ngờ phát hiện mình có tên trong lưu trữ thông tin khoa học công nghệ quốc gia. Nội dung:
45.31 - Khí cụ điện
Tác giả:  Lê Văn Thưa,
 Nhan đề:  Mạch hẹn giờ đa dụng
Nguồn trích:  Tạp chí Điện tử
Số:  3
Trang:  38
ISSN:  0868-2747
Kí hiệu kho:  TTTTKHCNQG, CVv 138
Phiên bản ZoSTD .Ver01, được thực hiện bởi VISTA Software Group
Hộp hẹn giờ dung trong gia đình
  Tôi hết sức ngạc nhiên về thông tin này bởi lẻ không hề có ai thông báo rằng đã nhận được sáng kiến của tôi, hay sáng kiến của tôi đã đăng nơi này nơi kia. Tôi copy ngay thông tin quan trọng này rồi ngẩm nghỉ. Chẵng lẻ có như vậy? cách đó gần 10 năm nghĩa là cách đây gần 20 năm. Lúc đó tôi rất say mê điện tử đã từng làm nghề sửa chửa điện tử các loại. Và tôi cũng đã dành nhiều thời gian sáng kiến về các mạch điện tử đơn giản như: Tự lắp ráp bộ Âm ly (nay còn dùng) tự làm micrô không dây cho con hát trên băng rađiô vv... Rồi sáng kiến mạch hẹn giờ sử dụng cho đồ điện trong gia đình rất tiện lợi. Lúc đó ở quê chưa có intenet tôi viết sáng kiến này gửi qua thư bưu điện cho Tạp chí Điện tử. Gửi đi mà không hề thấy hồi âm tôi nghỉ có thể nó đã thất lạc hoặc nửa bị người ta vứt bỏ rồi. Qua thời gian tôi cũng đã quên luôn, thật không ngờ từ thông tin TTKHCNQG này để hiểu rằng bài viết về sáng kiến mạch điện tử hẹn giờ của tôi cách đây gần 20 năm. Thời đó nó đã từng được đăng trên Tạp chí điện tử đó là cơ sở để xác định đây là một sáng kiến sau này đã được vào lưu trữ quốc gia. 
 Cũng may, tất cả những sáng kiến tự tôi làm ra đồ điện và điện tử phục vụ cho gia đình hầu như đến nay vẩn còn dùng được cả. Thế mới lạ còn những thứ đồ mua trông hào nhoáng bắt mắt lại hỏng từ đời nào! Trong đó có hộp hẹn giờ nay vẩn còn dùng tốt. Nói đến thiết kế mạch hẹn giờ để sử dụng cho đồ điện trong sinh hoạt đây là một loại mạch điện tử đơn giản và khá phổ biến cho những ai có biết đến điện tử. Cũng xin bật mí tôi vốn ít chữ vì đói nghèo, điện tử thì cũng chưa bao giờ ai dạy cho. Nhưng thấy thích tự học nên cũng có thể đọc được các ký hiệu, bản thiết kế điện tử và các linh kiện điện tử thời trước đây. Nói đến mạch hẹn giờ tôi đã thiết kế này tôi chỉ muốn nêu lên một sáng kiến mang tính đột phá đây chính là một công tắc nhấn kép hết sức đơn giản. Xuất phát từ tất cả mạch điện đều thông qua nguồn nuôi. Riêng với mạch hẹn giờ sau khi đã ngắt điện các thiết bị rồi chẵng lẻ chính nó vẩn khư khư giử nguồn điện? Thiết kế của tôi là sau khi đến giờ ngắt điện mọi thiết bị thì nguồn điện nuôi chính nó cũng tự ngắt luôn. Tất cả được giải quyết chỉ thông qua một công tắc nhấn kép này. Sáng kiến này còn áp dụng cho các mạch điện khác tương tự

Sơ đồ mạch điện bộ hẹn giờ, đột phá chính là từ công tắc nhấn kép.
  Mặc dù một sáng kiến được đăng tải trên tạp chí mà tác giả không hề được hay biết nhưng sáng kiến đó lại được lưu trữ trong thông tin khoa học công nghệ quốc gia đó cũng là một nguồn an ủi lớn cho tôi. Và tôi cũng thấy tự hào vì mình cũng đã được ghi nhận có sáng kiến dù là rất nhỏ về lĩnh vực điện tử.

Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Ta vẩn sống và mến yêu trên bãi cứt vĩ đại

 Đồi cát ven biển
Nói ra thì nghe như gớm giếc và thô thiển nhưng thực chất là vậy. Có thể ai đó chưa biết đến hay chúng ta quá yêu thích miền đồi cát này mà bỏ qua nguồn ngốc nghe xấu xa của nó. Đã có bao nhiêu là áng văn thơ vẩn ngợi ca bãi cứt này. Tôi lại là một môn đệ sùng kính bãi cứt từ khi lọt lòng cho đến nay tuổi xế chiều vẩn luôn trăn trở cận kề cùng bãi cứt. Được đi được chạy, lăn lốc trên cứt, bốc cứt mà xoa trên thân mình hay ném thẵng vào mặt nhau cho đã cơn chơi vui. Ôi sao mà thích thế không ai chịu tránh xa lạị còn thích sống trên đống phân này.
 
 Nước ven đồi cát chảy ra
tuy nhiêu điều mà tôi quí tôi thích nhất là thứ nước trong cứt chảy ra nó trong vắt ngọt lành mát mẻ cả tâm can. Ôi được tắm thứ nước này bên động cứt tuổi ấu thơ mới sung sướng làm sao. Với cứt tất thẩy điều là thứ gớm giếc duy chỉ cứt này lại là thứ đáng quí đáng yêu. Kẻ cho ta bãi phân vĩ đại này không ai khác đó chính là loài cá vẹt.
 Cá Vẹt
Chúng vẩn ngày đêm thi nhau ỵ ra sau khi tứa no cây san hô. Cứ đều đều mổi con cá 1 năm ỵ ra 90kg cứt san hô. Suốt hàng triệu năm qua cây san hô được nghiền nát thành cứt này đã tạo ra hàng núi cứt ven bờ biển. Chúng ta đã gọi cát cho nó đẹp lòng thưc ra đây chính là một thứ cứt. Nhìn những đồi cứt vàng mịn mênh mông thế này ai mà không rung cảm mến yêu. Cám ơn cây san hô và loài cá vẹt cho ra một loại cứt thật giá trị. Trước mắt là cảnh quan đồi cát trắng nên thơ, Rồi là nơi lưu trử nước quanh năm cho người dân cho hệ sinh thái đồi cát. Thế rồi nếu không có cát thì lấy gì mà xây cất mà san lấp còn bao nhiêu thứ trên đời. Ôi bãi cứt cá vẹt vĩ đại chạy dàì ven biển luôn là biểu tượng không nguôi lòng yêu mến của đời ta!

Lê Văn Thưa


Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

Ngày xưa dùng phép thuật chửa hóc xương?

Khi còn nhỏ tôi từng bị hóc xương gà thời đó chưa có bệnh viện coi như là bó tay chịu chết. May sao lúc đó dân gian lại có cách, một ông già người cùng xã cha tôi mời đến nhà chửa cho tôi.
 Ông lang vườn chỉ bảo tôi ngồi chính giửa gian nhà đội một cái nón. ông lấy một bát nước lã cầm trên tay khấn vái gì đó rồi đừng bên gọi tên tôi. Tôi đáp lời: - Dạ. Rồi ông hô: -Xuống! đồng thời ông đỗ bát nước trên chiêc nón tôi đội. Bỗng nhiên cái xương bị mắc trong cỗ họng tôi từ từ trôi xuống bụng. Lúc đó tôi hoàn toàn cảm giác rỏ ràng như vậy. Tuy nhiên ngày hôm sau tôi lại bị cảm giác lấn cấn trong họng nhưng vẩn ăn uống được. Có thể vị trí nơi mắc xương gà gây tỳ vết viêm tấy dù xương đã trôi qua nhưng vẩn bị đau cảm giác như xương còn mắc. Cha tôi phải đi mời ông thầy một lần nửa. Lần này thuật chửa của ông có thay đổi ông phải leo lên mái nhà gở mái tranh hở một lỗ giửa gian nhà. Cách hành lễ giống như trước chỉ khác là ông ngồi trên mái nhà và đỗ bát nước xuống lổ hở dưới nền nhà tôi ngồi. Lần này cũng vậy khi ông hô: -Xuống! thì cảm giác nơi cỗ tôi vẩn trôi xuống như lần trước vậy. Ông thầy này chỉ đến giúp chứ không lấy tiền ai.
Cho đến nay tôi sống qua thời đại của đĩnh cao khoa học nhưng không thể tự lý giải phép thuật chửa hóc xương quá ư đơn giản trong dân gian. Tiếc rằng ông thầy này khi qua đời mà không thể truyền lại cho con cháu. Để chứng minh cho thế giới khoa học ngày nay cái cứ tưởng như là mê tính dị đoan mà tính hiệu quả còn thách thức cả với khoa học hiện đại. Y học ngày nay vẩn không thể phát minh ra một loại máy có thể tác động không tiếp xúc miếng xương mắc trong cỗ họng trôi đi. Như ông thầy lang nhà quê ở thời còn mông muội lạc hậu lại có thể dùng nước lã chỉ là thứ tượng trưng đẩy xương gà mắc trong họng. Đây là sự kỳ diệu mà chính tôi là một nhân chứng, rất mong có lời giải thích.

Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Bất khả kháng ngồi trên đùi một vị tướng


Đô đốc Giáp Văn Cương tại Quần đảo Trường sa 

     Vào khoảng năm 1988 một lần đô đốc hải quân (thượng tướng) Giáp Văn Cương cùng cán bộ tùy tùng đến kiểm tra vùng 5 hải quân bằng máy bay trực thăng. Khi rời đơn vị ông hiểu vùng 5 hải quân phải làm nhiệm vụ quốc tế ở nơi khó khăn xa xôi nên ông gợi ý với đơn vị: Có cán bộ sĩ quan nào đi phép hay đi công tác về thành phố Hồ Chí Minh thì cho lên máy bay cùng đi luôn.

Trong số này có tôi đi công tác, máy bay hạ cánh xuống sân bay quân sự Tân sơn nhất. Bộ tư lệnh hải quân cho 2 xe đến đón một xe riêng cho Đô đốc hải quân tất nhiên rồi, còn xe nửa chở cán bộ tùy tùng. Không ai biết có nhiều cán bộ vùng 5 đi kèm nên không điều thêm xe. Sau khi đã lên xe tướng Cương nhìn thấy một số cán bộ cố chen lên xe kia nhưng không còn chổ. Ông liền chỉ thị: -Các đồng chí còn lại lên xe tôi. Tất cả những người còn lại đều đứng yên quá e ngại bởi không ai lại dám lên xe riêng của Đô đốc Hải Quân Giáp Văn Cương cả. Ông phải nhắc lại lần nửa các cán bộ mới rụt rè lên xe nhưng rồi chính xe của tư lệnh cũng đã chật chỗ. Ông lại phải lên tiếng một lần nửa: -Còn chổ này đây -ông chỉ vào khe hở còn lại sát bên ông. Không ai dám vào đó nhưng ai cũng sợ vì ông đã chỉ chổ mà không chịu vào! Một chút chần chừ chỉ tôi mới đủ “Dũng cảm” nhảy lên ngồi, làm mấy cán bộ đi cùng xe thở phào nhẹ nhỏm. Tôi tin rằng mình là người duy nhất có thể ngồi cận kề bên một vị tư lệnh kiệt xuất của quân chủng Hải quân. Xe chuyển bánh tôi co người lại vì dường như tôi đang ngồi trên đùi của Thượng tướng Giáp Văn Cương. Chổ ngồi quá chật lúc này trọng tâm sức nặng của tôi rơi đúng vào chân của ông tôi chẵng thể nhổm người lên được… Từ sân bay Tân sơn nhất đến bến Bạch đằng cơ sở 2 của bộ tư lệnh Hải quân ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chặng đường chưa đến 10km mà tôi tưởng chừng như phải đi qua một thế kỷ! Thực ra với cương vị tư lệnh Hải quân ông có thể ra lệnh điều bao nhiêu xe đưa đón chẵng được. Đây cũng không phải ông vì tiết kiệm chi phí, mà đơn giản là ông quan tâm đến cán bộ cấp dưới của mình phải ở nơi xa xôi đi lại quá khó khăn. Ông muốn chia sớt tiêu chuẩn đi lại của mình nếu có thể như máy bay như xe riêng dành cho ông, cùng với cán bộ cấp dưới. 

Qua các đời tư lệnh hải quân ai cũng biết đến tài chỉ huy, uy lãnh đạo quân chủng Hải quân của đô đốc Giáp Văn Cương. Tôi không ngờ mình lại được ưu ái ngồi bên ông chứng kiến một vị tướng quan tâm đến cán bộ chiến sĩ cấp dưới như thế, một kỷ niệm không quên đời lính của tôi. Tiếc rằng ông đã mất sớm vì bệnh hiểm nghèo.

Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Chuyện tình bạn, tình yêu của người lính biển

Tôi được lệnh rời Hòn Đốc đi học lớp tập huấn cán bộ pháo binh tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm tôi mới thực sự tiếp xúc với xã hội con người, chỉ có lính và lính với nhau ở mãi tận góc rừng cuối biển.
 Chỉ khoảng 3 tháng đi tập huấn đây là thời gian dài nhất trong quân ngủ người ta cho tôi đi học. Và cho đến lúc này gần 30 tuổi tôi mới có cơ hội thực sự tiếp xúc với giới nữ. Hóa ra họ cũng không đến nổi nào mà mình cứ phải đỏ mặt tía tai cứ như thừa chân thừa tay khi gặp họ, dù trong lòng lại rất muốn gần gủi.
 Chị Kim Quy và một số bạn ở trường LĐTL
Lớp tập huấn pháo binh của tôi ở gần một trường có cái tên khá lạ: Lao động tiền lương học viên ở trường này lại chủ yếu là nữ. Ngày nghỉ chủ nhật mình chẵng biết đi đâu gặp phải học viên trường này họ cũng thế đều ở xa nhà. Thế là bắt quen may mắn tôi quen một chị là Nguyễn Thị Kim Quy một nhân vật lịch sử của du kích Quảng trị chị từng được dự liên hoan thanh niên sinh viên thế giới. Biết tôi chưa có bạn gái chị rủ về có đến cả chục cô ôi, tôi hoa cả mắt cô nào cũng đẹp cũng xinh kết bạn với họ là nổi ước mơ. Tôi còn nhớ đó là: Khánh Vân, Bạc liêu; Tố Hương, Tiền giang; Lệ Ngành, Quảng bình; Thanh Châm, Đà lạt… Mới đầu tiếp xúc với giới nữ tôi chẵng biết làm sao thổ lộ được lòng mình. Chỉ bằng cách vẻ ảnh và làm thơ tặng các bạn gái. Nên có thơ rằng:
HƯƠNG VÀ BIỂN
Gió hôm nào đưa đến
Đậm đà hương về đây.
Bâng khuâng lời tình biển
quyện với hương đắm say.
Gió hôm nào đưa đến
náo nức hương ngất ngây
Rạo rực tình yêu mến
Biển cùng hương tháng ngày.
Gió hôm nào đưa đến
Nơi nước biếc xa vời
Con thuyền đang lưu luyến
Mà sao hương đi rồi!?
Đã đi rồi có phải
Ơi ngọn gió đưa hương
Biết bao giờ trở lại
Nơi biển nhớ đoạn trường!

ĐỢI
Anh vẩn đợi nơi phương trời xa ấy
Cánh thư về với biển tình mơ
Anh vẩn đợi cùng trăng đêm xa vợi
Vắng đâu em để ngày tháng mong chờ?
XANH
Xanh biếc chiều về mặt biển khơi
Xanh lam nắng sớm rạng chân trời
Xanh ngát trưa rừng cây trên đảo
Xanh xanh ánh mắt nhớ xa vời.
TRẮNG
Sóng trắng gợi nên nổi nhớ nhà
Hải âu cánh trắng gánh ngày qua
Tà trắng áo anh người lính thủy
Trong trắng cuộc đời lính đảo xa.
ĐEN
Khẩu súng anh kề một màu đen
Biển hờn dông tố kéo mây đen
Da màu anh rám đen nắng biển
Để lại nhớ về mái tóc đen.
TÍM
Sim tím mùa hoa trên đảo nhỏ
Hoàng hôn tím biển nhuốm một màu
Xa vợi ai trao màu tím nhớ
Mênh mông trên biển một con tàu.
HỒNG
Long lanh trên sóng nước biển đông
Mổi sáng vừng dương tỏa ánh hồng
Mổi buổi chiều về hồng sắc biển
Má hồng đâu gợi nổi mênh mông.
Ảnh vẻ các bạn
   Ha ha làm thơ, vẻ ảnh tặng bạn gái đó chỉ có ở người lính xa xưa kia, nghe có lạ quá không hở thanh niên ngày nay? Phải sống trong một hoàn cảnh ngặt nghèo ở góc rừng cuối biển trước hòn tên mủi đạn. Họ đã phải hy sinh tất cả tuổi xuân của mình mà không hề kêu ca, tôi là một chứng nhân như thế.

Lê Văn Thưa