Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Trao đổi 2 người bạn cùng thời về cựu chiến binh


Nguyễn Chí Phong 
 Ở Đà Nẵng, mỗi khi các Ban liên lạc truyền thống CCB cấp trung đoàn trở lên, có đăng ký hoạt động với Hội CCB thành phố, 3 năm 1 lần tổ chức họp mặt và những năm chẵn kỷ niệm thành lập đơn vị là được UBND thành phố hỗ trợ 20 triệu đồng. Ngoài ra, nếu Ban chủ nhiệm biết vận động các quận, huyên, các doanh nghiệp và các mạnh thường quân ủng hộ thì dư giã để tổ chức gặp mặt, có liên hoan mặn mà các CCB không phải đóng góp xu nào, lại còn dư để tổ chức đi tham quan hoặc gửi tiết kiệm để làm quỹ. Hồi cuối tháng 12/2015, Ban liên lạc truyền thống CCB trung đoàn 31 (sư đoàn 2, quân khu 5) tại Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập trung đoàn (1965-2015). Cả Ban liên lạc chỉ có 32 người mà Ban chủ nhiệm đã vận động được hơn 120 triệu đồng, trong đó Bộ tư lệnh QK5 hỗ trợ 30 triệu, UBND thành phố 20 triệu đồng, BCHQS thành phố, BTL sư đoàn 2 và BCH trung đoàn 31 mỗi đơn vị 10 triệu, các quận, huyện mỗi đơn vị 5 triệu, chưa kể các doanh nghiệp và các mạnh thường quân... Ngoài ra, kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN hàng năm, thành ủy và UBND thành phố gặp mặt cấp tá đã nghỉ hưu và xuất ngũ, ngoài quà tặng là sách, báo thì có phong bì trước đây là 200 ngàn đồng, từ năm 2016 là 300 ngàn đồng; cấp huyện gặp mặt cấp úy đã nghỉ hưu và xuất ngũ, quà tặng 100 ngàn đồng; cấp phường, xã gặp mặt hạ sỹ quan và chiến sỹ đã xuất ngũ, quà tặng 50 ngàn đồng. Dù cấp nào tổ chức gặp mặt và tặng quà thì tiền đều do ngân sách của UBND thành phố cấp. À quên, cấp tướng đã nghỉ hưu tại Đà Nẵng thì do BTL QK5 và UBND thành phố phối hợp gặp mặt, quà tặng là bạc triệu đấy. Vậy cuộc hội ngộ CCB pháo binh tỉnh QB kỷ niệm 70 năm thành lập binh chủng thì UBND tỉnh, BCHQS tỉnh, UBND các huyện, thị, các doanh nghiệp và các mạnh thường quân có hỗ trợ xu nào không?

Le van Thua
 -Được bạn trao đổi về CCB ở trong đó mà thèm. Ở Quảng bình dù ở cấp nào CCB tổ chức lễ lạc thì cũng phải tiền đóng gạo góp. Mổi người cứ phải bỏ tiền túi ra không bao giờ có chuyện phong bì mang về. Các tổ chức CCB các đơn vị hay như CCB pháo binh Quảng bình cũng xin tài trợ từ các tổ chức khác nhưng ai đi dự lễ hội cũng phải đóng nộp tiền. Tuy nhiên mình ở Quảng bình còn có hội cựu pháo binh và hội cựu hải quân cấp tỉnh cứ 5 năm được mời dự một lần để có cơ hội gặp lại các đồng đội. Còn như hội CCB Việt nam chính thức thì chẵng bao giờ có chuyện mời mọc ngoài chi hội CCB thôn làng. Của đáng tội khi mình mới nghỉ hưu cấp huyện cũng có mời 2 lần nhưng từ đó đến nay khoảng 20 năm chẵng ai còn nhớ. Chắc là đã chết theo các cuộc chiến tranh biên giới Tây nam và biên giới phía Bắc mà hàng chục năm qua truyền thông nhà nước cũng chẵng buồn nhắc đến. Mình đã dính vào một trong 2 cuộc chiến tranh đó, suốt 10 năm (bằng một nửa tuổi quân của mình) ở đất khách xứ người nước Căm pu chia thách thức trước hòn tên mủi đạn, phải sống xa lắc quê hương xa người thân... Mấy câu thơ mình viết cho con lúc đó:
“Ba ra đi mang theo nổi nhớ thương
Những ngày tháng mới lọt lòng bé bỏng
Tay kềnh khoàng ôm con chăm bẳm
Miệng à ơi tiếng vịt được ru hời
Ba lăng xăng vì con đó trên đời
Là thiên thần của ba là mặt trời của mẹ
Năm tháng với chiến tranh đi suối thời trai trẻ
Ba mươi tư tuổi đời mới lên chức cha…”

 Chỉ có 20 năm tuổi quân mà có đến hơn 16 theo chiến trận sống sót là may nhưng đó cũng phải là niềm tự hào đấy chứ? bằng cái giá ai muốn không: một mất, một còn…
Chiến tranh đã lùi xa quân đội ngày nay quân hàm quân hiệu đầy vai mặt mày hớn hở chẵng phải góc biển cuối rừng nhiều, chẵng phải thách thức bom đạn ấy vậy lại được ưu đải đề huề. Đời lính của mình đánh trận cho đến khi không còn giặc mà đánh nửa (năm 1989 quân đội VN rút khỏi Căm pu chia) hết giặc rồi buộc phải về hưu sớm. Lúc đó mình mang quân hàm thiếu tá đã đến hạn 3 năm, chưa khảo mà các nhà chức trách đơn vị lúc đó đã hồn nhiên tuyên bố: Không có chuyện phong quân hàm cho các sĩ quan sắp nghỉ hưu, chuẩn bị nghỉ rồi phong quân hàm làm gì? Ấy vậy mà ngày nay trong thời bình êm xuôi được sống gần quê cạnh vợ; cùng tính chất trên lại được ưu tiên vận dụng hết sức linh hoạt thỏa đáng cho các cán bộ sĩ quan. Nghe cụm từ “Cựu chiến binh” cứ tưởng như chỉ dành cho những người từng tham gia chiến trận, hay sẻ ưu ái cho những ai có bề dày tham gia chiến tranh. Nhưng hóa ra lại không phải vậy nó muôn hình muôn vẻ không hề tham gia đánh giặc cũng nghiễm nhiên thành cựu CCB. Người có bề dày tham gia chiến tranh không bằng người có quân hàm chức vị to dù họ chưa từng tham chiến, thể hiện rỏ trong các cuộc mời gặp mặt lễ lạc liên quan đến CCB. Dù chưa thể là nhiều nhưng so với tuổi đời mình đã trải qua 16 năm chiến trận thì đây quả không phải ít đó là không muốn nói khá hiếm. Vậy mà mình lại chẵng bằng ai khi mang danh CCB. Sao chẵng nhà ngôn ngữ học công minh nào định nghĩa cho rỏ thực chất đâu là CCB và đâu là cựu quân nhân nhỉ. 
Mình đưa ra suy nghỉ thế này các nhà chức trách có bao giờ thay đổi tư duy khi nói đến khái niệm về CCB? Tiêu chí trọng yếu nhất của đối tượng này phải là những người có bề dày và người từng tham gia chiến tranh sau đó mới tính đến các trường hợp hữu hạn khác.


Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét