Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Anh ơi! có phải anh là nhà báo không?

 
 Hôm nay tôi ra bãi biển Hải ninh để chụp ít kiểu ảnh về biển chơi. Bãi biển vào mùa nắng nóng này trước đây lúc nào cũng đông đúc nay thì vắng tanh. Chỉ mình tôi rảo bước trên bãi biển cùng với chiếc máy ảnh chụp đủ kiểu về biển, trời, bờ cát trắng...
Sau khi chụp đủ tôi quay lại với chiếc xe máy sắm sửa ra về thì một chị chủ quán, quán phục vụ ăn uống ở bãi biển cạnh đó gọi:
- Anh ơi, anh là nhà báo phải không? vào quán em uống nước nói chuyện đã. Tôi chợt nghỉ chắc chị này chèo kéo khách đây nhưng tôi cũng miển cưỡng bước vào chị ta mời tỏ vẻ thật tình. Quán rộng mênh mông không một mống khách ngoài tôi ra, mà mời tôi vào quán chỉ có mổi mình thì bỏ bèn gì còn mất công tiếp. Theo thói quen khi đã vào quán thì phải gọi cái gì đó tôi gọi cà phê. Dường như chị chủ quán không quan tâm đến lời gọi của tôi chị vào lấy một chai nước khoáng rót ra ly mời tôi uống. Lúc này tôi mới trả lời cho chị biết rằng tôi chỉ là một người đi chụp ảnh chơi chứ không phải là nhà báo. Tôi mới ngồi xuống ghế ở quán một phút đã thấy nhiều người khác ở các quán lân cận tò mò đến góp chuyện. Hóa ra thấy tôi một mình vác máy ảnh đi lại chụp trên bãi biển ai cũng để ý và đều nghỉ rằng tôi là nhà báo. Lúc này chị chủ quán mời tôi vào mới nói: - Em tưởng anh là nhà báo về khảo sát tình hình ở làng biển này để viết báo. Bọn em nhà quán phục vụ bãi tắm ở đây từ ngày xẩy ra vụ cá biển chết do Fomosa gây ra cho đến nay đã thành thất nghiệp. Giửa mùa nắng nóng mùa tắm biển mà bãi biển và quán xá ở đây vắng tanh.
Lúc này tôi mới giật mình ừ nhỉ bãi tắm mà vắng bóng khách chỉ còn chủ các hàng quán ở đây. Tôi tưởng vụ này đã nguôi nguôi rồi ai ngờ đến với người dân trực tiếp bị hại mới nhận ra hậu quả nặng nề của nó. Những người bán hàng quán ở đây nói rằng chưa có ai đến thống kê những thiệt hại về kinh doanh buôn bán của họ hoặc hỗ trợ nào đó cho người dân bị thiệt hại trong vụ đầu độc cá biển ở các tỉnh miền Trung. Vậy mà tiền đã trảm được ấn định 500 triệu đô còn người dân thì chưa được tấu những thiệt hại của họ. Vậy thì dựa trên cơ sở nào để ra giá đền bù đó? Còn vô số người dân không trực tiếp thiệt hại họ phải chịu sống thèm vì không có cá biển ăn, không được thú đi tắm biển. Họ phải bỏ ra số tiền cao hơn để mua các thực phẩm đắt đỏ vì mất hẳn nguồn thực thẩm chính là cá biển. Số người này cũng cần được đền bù chứ?
Cám ơn chị chủ quán mời tôi vào quán uống nước mà không lấy tiền. Điều quan trọng chị cùng với những người làm hàng quán đã chia sẻ cho tôi thêm thông tin về vụ cá biển chết. Họ bức xúc nói lên những băn khoăn lo lắng bị mất việc làm không có thu nhập để lo cho cái ăn cái mặc.
Tôi nghỉ rằng tập đoàn Fomosa đã gây ra vụ cá biển chết ở các tỉnh miền Trung là cực kỳ nghiêm trọng. Dẩn đến những hệ quả khôn lường về môi trường biển cho 4 tỉnh miền Trung nó tác động trực tiếp đến người dân sống dựa vào biển. Người dân ở đây có quyền đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của họ khi bị hại.
Vậy thì các nhà báo chân chính những lãnh đạo công tâm sao lúc này không gần gủi với dân đứng về phía dân đòi hỏi bảo vệ cho quyền lợi chính đáng khi họ bị xâm hại. Tập đoàn Fomosa phải chịu trách nhiệm trước thảm họa về môi trường biển, phải chịu bồi thường thiệt hại cho người dân. Đó là điều hiển nhiên còn chần chừ gì nhỉ?
 
Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét