Theo sự phát triển của xã hội ngày nay tìm lại cánh đồng quê theo đúng nghĩa của nó quả là chẵng dể chút nào. Cánh đồng hôm nay trở nên chật hẹp
bởi chằng chịt những dây cột điện, biển quảng cáo, tháp ăng ten... Chưa hết
người dân theo nhau dựng lều trại ngay giửa đồng ruộng, kỳ lạ hơn nhiều người còn
bỏ ra không ít tiền bạc dù còn nghèo khó để xây tường dựng trụ bê tông chăng
dây thép gai bao bọc lấy khu ruộng hay hồ ao của mình ngay trên cánh đồng nơi
vốn xưa nay là cò bay thẵng cánh. Đã đành dù ở vùng quê mổi gia đình nay đều có
hàng rào bê tông cổng kín cao tường. Thế vẩn cảm thấy chưa yên lòng nay
lại lân ra cả đồng ruộng! Dây thép gai vốn là hình tượng là thứ sản phẩm phát
sinh từ chiến tranh và nhà tù đã từng có câu thơ:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Nay dây thép gai, lưới sắt đang“đâm nát” đồng quê
Đường dây điện, biển quảng cáo án ngử trên đồng
Cái thứ gai góc hoen ố ám ảnh với chiến tranh đó nay đã qua rồi thì đáng ra
phải đào sâu chôn chặt. Ai ngờ nay nó lại được dùng rộng rải hơn đem rào chắn ngay
trên những cánh đồng quê yên bình. Từ xưa đến nay ruộng lúa là những cánh đồng
chung, ranh giới của nhau là các đường bờ, có ai phải dùng đến hàng rào bao giờ?
Điều
đáng nói là những thứ rào ngăn rối mắt đó thử hỏi có xua
nổi những kẻ gian manh trộm cắp? Hay đó chỉ là những thứ phí phàm mình
tạo ra để
lại tự cầm tù trong cái không gian giới hạn của chính mình. Để rồi tạo
ra sự ngăn
cách với những con người vốn thật thà chất phác họ chính là người thân,
láng giềng...
Rỏ ràng dù cỗng kín cao tường, hàng rào dây thép gai chẵng thể ngăn cấm
được kẻ
xấu, nhưng như thế nó đã phát đi cái thông điệp đáng buồn. Đó là thói
ích kỷ hẹp hòi sự
ngờ vực không đáng tin cậy giửa con người với nhau. Đồng quê đang bình
yên mênh
mang lả lướt cánh cò là thế sao lại đem dây thép gai, lưới chống đạn B40
thủa nào ra ngăn chia! Vậy mà ta đã từng tự hào về một nền văn minh lúa
nước, nền văn minh đó nay đi đâu về đâu?
Bải cỏ xanh hoa cỏ dại trên đồng
Hoàng hôn xuống đồng quê
Dù xã hội có phát triển đến tầm cở nào thì cũng cần phải luôn trân trọng gìn
giử lại bản sắc từ hình ảnh mênh mông, hiền hòa vốn có cánh đồng quê.Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét