Giống phi lao vốn không phải ở VN nhờ người Pháp đưa vào VN
từ mấy trăm năm trước, đây là loài cây xuất xứ ở Úc. Khi sang VN lại trở thành
loài cây không thể thiếu cho vùng đồi cát ven biển miền Trung. Cùng với cây
Rười bản địa nó trở thành tổ hợp cây chống cát bay cát lấp vô cùng hữu hiệu.
Tuy nhiên ở đây không bàn đến tác dụng ưu việt của nó mà nhìn qua lăng kính của
sự bi hài về cây phi lao sống trên đồi cát này.
Con người luôn tự
nghỉ đến mình về sự thông minh vượt trội và tâm hồn rộng mở có khi nào quan tâm
đến muôn loài cùng sinh tồn trên thế gian này? Tất nhiên là cũng có nhưng quá
ít ỏi người ta mãi lo cho việc cạnh tranh, làm giàu. Lo tầm nã nhu cầu cuộc
sống sao cho thật cao sang thật rời xa cuộc sống tự nhiên hơn nửa theo như trí
tưởng tượng của con người. Còn thời gian đâu mà quan sát mà suy ngẩm trước thế
giới tự nhiên vốn vẩn tồn tại phát triển qua hàng triệu năm này.
Từ những cây phi lao trên đồi cát
nhìn qua lăng kính của bạn hãy bình thử xem sao.
“Kẻ ăn không hết” cao lớn đình huỳnh cành lá sung túc
“Người làm không ra” chỉ là một mẩu cành queo quắt gắn lên
dăm
ba chiếc lá màu xanh. Để tin báo với thế gian rằng tôi đang tồn tại.
“Thả hồn theo gió”
khi cao hứng lại đưa cả thân mình vờn theo gió
hằn lên những vòng
tròn trên cát trắng, họa lại bản
nhạc vi vu muôn thủa của đồng
loại mình.
Con người thường nói đến cội nguồn, gốc gác, gốc rể
hãy nhìn
vào cây này thì chắc phải cải lại là: Ngọn rễ.
Tạo hóa khi sinh ra thực vật vốn chỉ có thân mộc. Nhưng lại
có cây
phi lao trên đồi cát phát kiến ra kiểu bò. Đó là gợi ý cho nhiều
loài
cây chuyển sang cây dây leo hóa ra tiện lợi này.
Còng lưng vì gánh nặng nắng gió trên đồi cát
Chỉ còn nước chui ngọn xuống cát vì nắng gió
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Con người có nhiều lễ hội thỉnh cầu thần linh. Cây phi lao
giữa nắng gió
đồi cát cũng biết hóa rồng để cầu sao cho gió ít mưa nhiều.
Lê Văn Thưa