Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Nghịch lý Femi - Lời cảnh báo cho Trái đất

  Một khái niệm của các nhà khoa học được đưa ra từ năm 1950. Do nhà khoa học nguyên tử Enrico Fermi nêu ra nay đã tròn 70 năm. Chuyện của các nhà nghiên cứu khoa học lại làm kẻ vô học quan tâm. Nghịch lý Femi hiểu một cách dân giả là: Vũ trụ vô tận có hàng tỷ tỷ hành tinh vì sao chỉ có mổi trái đất có sự sống? Mãi từ năm 1950 Femi đã nhìn nhận vậy, điều bất ngờ là 70 năm sau khi mà nền khoa học công nghệ của thế giới ngày càng phát triển vượt bậc. Mà "Nghịch lý" vẩn còn nguyên, ý muốn nói là đến nay vẩn chưa hề phát hiện ra sự sống ngoài trái đất. Cái nghịch lý chính mà Femi muốn đề cập là sự sống có trên các hành tinh đã tự hủy diệt do nhiều nguyên nhân. Đơn cử như khi sự sống ở một hành tinh nào đó phát triển đến độ cực thịnh họ cũng có thể tiêu diệt lẩn nhau. Bằng các loại vũ khí nguy hại dẩn đến tự diệt vong. Hoặc do các nguyên nhân khác... Bởi thế trên vũ trụ mới không thể tìm ra sự sống khác ngoài trái đất.
Tâm đắc với ý tưởng này của Femi hình dung sự sống trên trái đất này. Thực ra thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt của con người trên trái đất cũng đã có như vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh hoc... Nhưng đó là nguy cơ có thể họ chưa sử dụng đến. Cái mà mọi sự sống trên trái đất đối mặt rỏ ràng hơn chính là bùng nổ dân số nay đã trên 7 tỷ người. Sự bùng nổ dân số lại đồng thời với khai thác sử dụng mọi tài nguyên thiên nhiên không hề có giới hạn. Biến đổi khí hậu trái đất nóng lên các nhà khoa học đã róng riết cảnh báo nhiều năm nay. Tuy nhiên thử hỏi có ai thấm nhuần từ nhà lãnh đạo cho đến người dân?
  Nghịch lý Femi đây chính là lời cảnh báo. Điều đáng buồn chẵng mấy ai quan tâm khi chưa chưa thấy cận kề, đến khi đã cận kề thì đã là quá muộn. Bởi vậy trong vũ trụ này dường như đơn côi chỉ mổi trái đất có sự sống. Và rồi trái đất vẩn sẻ cứ thế diễn tiến đúng như vết xe đỗ mà không sao cưỡng lại nổi "Nghịch lý Femi"!

Lê Văn Thưa

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Kỷ niệm vẻ ảnh Bác Hồ với hải quân


   Bức vẻ Bác Hồ trên nóc hội trường vùng 5 ở Kông pông som
Cuối năm 1980 tôi được điều chuyển về ban tác chiến vùng 5 hải quân không phải là ngẩu nhiên. Các chỉ huy đơn vị lúc đó lần đầu tiên biết đến tên tôi qua một bức vẽ đó là ảnh chân dung Bác Tôn Đức Thắng. Trong buổi lễ trang trọng truy điệu Bác Tôn chủ tịch nước qua đời năm 1980 của đơn vị vùng 5 hải quân đóng quân tại Kông Pông som.
      Cuộc đời nhiều khi thật khó mà lường tới ngay chính bản thân mình. Trước đấy 2 năm việc vẽ vời là thứ cao xa tôi chưa bao giờ nghỉ tới. Với đôi bàn tay chai sần chỉ quen với cuốc cày rồi cầm súng, học hành chẳng vào đâu vì nghèo đói. Không hiểu  sao đang ở trong quân đội nơi góc rừng cuối biển bỗng dưng tôi nghỉ đến vẽ. Động lực nào dục giả tôi phải học vẽ lúc đó tôi không thể lý giải được. Chỉ biết rằng từ 9 giờ đêm khi anh em đồng đội buông màn tôi chong cây đèn dầu hỏa leo lét lên bắt đầu tự học vẽ. Từ chiếc bút chì đen với ít tờ giấy trắng, trước hình mẫu lấy từ sách báo. Thức cho đến khoảng 3 giờ sáng mới đi ngủ chút đĩnh đến 5 giờ sáng đơn vị báo thức là dậy tập thể dục và làm việc. Cứ như vậy qua suốt một năm đêm nào cũng giống đêm nào dành 2 giờ ngủ còn là học vẽ, ngày chủ nhật nghỉ được học vẽ cả ngày. Từ một người không biết vẽ là gì sau 1 năm đã nâng tay lên vẽ ra được hình người. Từ đây tôi bắt đầu vẽ chân dung đen trắng bằng bút chì và bột vẽ chuyên dụng.
     Tôi làm việc ở ban tác chiến thuộc phòng tham mưu V5 hải quân một hôm có trưởng ban tuyên huấn phòng chính trị V5 đến liên hệ với tôi. Muốn tôi vẽ cho vùng một bức ảnh Bác Hồ với hải quân cở lớn để trang trí trên nóc hội trường của BTL vùng 5 hải quân ở Kông Pông som. Tôi thảng thốt sao có thể làm được khi chỉ có mới tập vẽ ảnh trên chất liệu giấy với chì hay bằng bột. Thuốc nước hay sơn chưa hề đụng tới làm sao vẽ chân dung Bác Hồ trang trí ngoài trời? Mặt khác là lính bên tham mưu sao lại đi làm việc cho bên chính trị được? Việc này tưởng bỏ qua nhưng trưởng ban tuyên huấn và ý kiến các thủ trưởng khuyên nên cố gắng. Sau nhiều ngày đắn đo suy nghỉ tôi đánh liều nhận lời. Khi mà chưa bao giờ vẽ chân dung quá lớn cũng chưa bao giờ vẽ ngoài chất liệu giấy và bột vẽ. Một thách thức vượt quá xa sức mình tôi phải làm sao đây chẳng biết nửa? Một công việc như vậy nhưng chỉ được phép làm hoàn toàn ngoài giờ làm việc cũng giống như khi tôi tự học vẽ.
    Tôi trao đổi với trưởng ban tuyên huấn về chuẩn bị một bộ khung gỗ chắc cao 2m rộng hơn 1m rồi căng lên tấm vải bạt. Nó được đưa đến phòng nghỉ và làm việc ban tác chiến của tôi. Về chất liệu vẻ tôi chọn sơn 2 màu trắng và xanh nước biển, cùng các cọ để vẽ. Tôi bắt tay vẽ từ chiếc ảnh mẫu Bác Hồ về thăm Hải quân rất ý nghĩa với quân chủng hải quân. Lần đầu tiên trong đời cầm trong tay chiếc cọ để quét sơn không phải chỉ quét sơn thông thường mà để vẽ lên chân dung của lãnh tụ.
    Tôi bắt đầu những ngày tháng quên ăn mất ngủ tập trung vào bức vẽ thật cao độ. Đó là ngoài giờ hành chính vào buổi trưa cùng buổi tối và ngày nghỉ chủ nhật tôi lại miệt mài trên tấm khung vẽ lớn cùng chiếc cọ. Ngoài áp lực làm sao thể hiện bức vẽ bằng sơn lần đầu tiên thực hiện. Tôi còn đối mặt với anh em trong bộ phận với những lời dị nghị: ông Thưa mà cũng vẽ vời nửa à vẽ ra hình ai đấy... Rồi thì: việc của bên chính trị nó ngồi chơi xơi nước bắt ông phải làm thay nó suốt đêm hôm… Với tôi lúc đó chỉ có một điều là toàn tâm toàn ý với tác phẩm của mình. Ngày này qua ngày khác rồi tuần này đến tuần khác thách thức với chính mình… Điều bất ngờ là tôi cũng đã làm được sau hơn 1 tháng phải miệt mài lao động ngoài giờ hành chính. Bức tranh Bác Hồ với Hải quân được vẽ bằng sơn trên nền vải cũng đã hoàn thành. Vào một ngày đẹp trời phòng chính trị đã nhận tranh và bức tranh được dựng cố định ngay trên nóc hội trường lớn của BTL vùng 5 hải quân tại Kông Pông som.
    Từ đây tại khuôn viên này bức tranh Bác Hồ với hải quân nhìn xuống khu sân rộng. Nơi mọi cán bộ chiến sĩ trong BTL vùng 5 hải quân thường qua lại làm việc và hội họp tại đây. Bức tranh này tồn tại qua nhiều năm cho đến khi quân tình nguyện Việt nam rút khỏi Căm Pu chia năm 1989. Nhìn bức tranh của chính mình làm ra tôi cảm thấy thật tự hào vì mình đã đóng góp một việc vượt quá sức mình. Bởi xuất thân từ người dân nghèo quen làm ruộng, ít học, đi đánh giặc. Rồi bỗng nhiên cầm bút vẽ thay cho các họa sĩ ở nơi chiến trường xa này. Cho đến nay đã qua hàng chục năm tôi cũng không sao tự lý giải nổi nghị lực đâu sao thời đó tôi có thể tràn đầy sức sống làm những điều ngoài sức tưởng tượng đến thế? Tôi tin đó chính là một đĩnh cao của cuộc đời mà tôi đã từng thể hiện mình. Thật may mắn ban tuyên huấn lúc đó đã chụp cho tôi một tấm ảnh làm kỷ niệm và đây là chứng cứ.
    Có điều đôi khi tôi cũng có chút phân vân tôi cống hiến cho đơn vị 2 bức ảnh có nhiều ý nghĩa đó là ảnh Bác tôn và bức Bác Hồ với hải quân. Phải đỗ ra bao mồ hôi công sức phải làm việc ngoài giờ hành chính hàng tháng trời. Đồng thời hoàn toàn đây không phải là nhiêm vụ của tôi. Nhưng không hề có ai hỏi hay thanh toán cho công sức của tôi một đồng nào. Có chăng khi vẽ ảnh Bác Hồ ban tuyên huấn vùng có đưa cho tôi vài hộp sửa bò gọi là bồi dưỡng. Tôi chưa bao giờ có ý kiến hay đòi hỏi đến việc này cứ thế lặng lẻ nó trôi qua. Nhưng có cái gì đó không ổn chút nào ở vào một đơn vị lớn từ lực lượng đến cở sở vật chất lớn hơn cả một quân khu vào thời đó. Tôi cảm giác mình đã bị xúc phạm khi đỗ ra bao nhiêu công sức tinh túy nhất lại bị xem thường. Hoặc nửa mang danh thời đại XHCN, con người XHCN thời đó là làm việc không công?
    Đây quả là kỷ niệm hiếm có trong đời đã làm được việc vượt ra ngoài khả năng của mình. Đó là sự thể hiện đĩnh cao của cuộc đời về những gì tiềm ẩn không ngờ đến. Sau này cũng có nhiều người ngạc nhiên vì sao bỗng nhiên tôi có thể vẻ được như vậy đó như là chuyên lạ. 

Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Xem truyền hình bỗng nghe gọi tên mình lên nhận giải

    Chuyện lạ, đề tài thường phải là hấp dẫn nào là chuyện lạ của thế giới, chuyện lạ từ đất nước. Cơ mà chính tôi cũng từng trải qua chuyện lạ sao không kể để mọi người cùng nghe? Cách đây gần 10 năm có chuyện đã xẩy ra chính tôi với truyền thông nước mình. Câu chuyện này nếu tôi không nói ra thì chẵng ai biết đến nếu ai có biết thì cũng phải dấu nhẹm cho qua đi.
  Trong một ngày thật đẹp trời ở ngay trong nhà tôi cùng bà xã mở truyền hình kênh VTV1 xem. Đó là chương trình người ta đang truyền về lễ trao giải một cuộc thi mà tôi cũng có đề tài tham dự. Ban tổ chức xướng tên người đoạt giải: -Giải nhất… -Giải bình chọn qua SMS (ngang với giải nhì) Lê Văn Thưa… Quảng bình. Ơ ơ sao nghe như tên của chính mình. Mà chẵng thấy ai chịu đứng lên nhận giải này cả khán phòng trao giải cứ im re. Còn tôi đang xem trước màn hình TV bỗng hoảng loạn sao lại có tên mình đoạt giải? Mình có quá mong được giải mới hóa rồ, nghe người ta kêu tên mà mình đã vội “bắt quàng làm họ” chăng??? Tôi đã muốn thét lên: -Ta trúng giải rồi! ơ mà sao chẵng thấy ai thông báo đi nhận giải? Phải thật bình tỉnh không người ta cười cho thối mồm. Trên khán phòng trao giải rất nhiều quan chức ban tổ chức cuộc thi gồm truyền hình Việt nam và VNPT tập đoàn bưu chính viễn thông Việt nam. Người ta còn mời đến nhiều người có đề tài tham gia dự thi dù không đạt giải. Thì có lý gì người đoạt giải cao lại không được mời đến?
   Tuy nhiên chẵng phải quá khó khăn để kiểm chứng việc này chỉ cần vào intenet tìm thông tin trên báo chí. Thật bất ngờ cả một loạt báo đăng đều có tên tôi người đoạt giải. Không hiểu điều gì đang xẩy ra người tham gia dự thi có đầy đủ mọi thông tin như: Số điện thoại, hộp thư điện tử, có đầy đủ quê quán. Mà sao không ai thông báo gì? Đơn giản lúc này là phải gọi điện thoại và gửi thư điện tử để hỏi ngay ban tổ chức... Thật bất ngờ không hề có sự phản hồi nào từ một, hai, ba ngày cho đến 1 tuần sau lễ trao giải vẩn chẵng ai trả lời!? Từ háo hức đến biến thành tức giận ban tổ chức cuộc thi không hề đoái hoài đến người dự thi đoạt giải. Nơi tổ chức không phải là đơn vị tầm thường mà là đài truyền hình Việt nam và VNPT tập đoàn bưu chính viễn thông Việt nam!
 Cùng đường và thật bức xúc không biết liên hệ đâu để xướng lên có tôi đây người đạt giải trong cuộc thi sao bỗng dưng như bị loại không lý do. Tôi mới nghỉ ra chỉ có một cách, thời đó tôi thường có nhiều bài viết đăng báo chí. Như báo Tuổi trẻ đã từng đăng khá nhiều bài của tôi. Tôi mới gửi thư điện tử đến tòa soạn báo Tuổi trẻ nêu sự việc nhờ tòa báo can thiệp. Một phóng viên báo Tuổi trẻ được cử tìm đến ban tổ chức cuộc thi: “1 phút có trong sự thật”. Đến tận lúc này không thể lẩn tránh được nửa một người gọi điện thoại cho tôi tự xưng là ban tổ chức cuộc thi. Nói vài lời xin lỗi và hứa gửi kết quả đến cho tôi. Dù sao thì tôi vẩn cứ bức xúc khó nguôi ngoai tôi đã viết thư cho nhà thơ Trần Đăng Khoa là thành viên trong ban tổ chức cuộc thi. Nhưng không thấy Khoa trả lời. Một câu chuyện thật khó tin nhưng đó lại là sự thật. Cái hay là ở chổ chỉ mổi có nạn nhân chứng kiến sự này, nhiều dấu hiệu lạ trong cách tổ chức đi vào êm lặng.
   Nhiều khi nghỉ mà buồn mình đã nổ lực hết mình dù mình chẵng học được kiến thức gì ngoài trải nghiệm từ cuộc sống. Ấy vậy mà vẩn cố thi thố để đóng góp cái gì đó với đời dù chỉ là thứ cò con vớ vẩn. Nhưng ở đời này nhiều thứ xem cứ lạ lắm đi đánh giặc nơi sống chết hàng chục năm mới về chưa từng ai hỏi đến. Đừng nói gì đến chuyện tiếp đón tung hô. Còn muốn tung hô thì cứ phải 22 thằng tranh nhau 1 quả banh đich thị được nâng tầm lên mầu cờ sắc áo, Việt nam chiến thắng, VN Hồ Chí Minh muôn năm… Màu áo đỏ băng rôn cờ sao nhuốm ngập đường hơn máu chảy, pháo hoa nổ đì đùng xe máy rồ ga. Tiếng gào sái họng VN chiến thắng vĩ đại trò đá banh.
   Mình từng ít ra cũng là người chiến thắng trong cuộc thi trớ trêu thay người ta lại truất luôn quyền được đứng trước diễn đàn truyền thông nhận giải. Chuyện chưa từng có hay chỉ có ở VN lại rơi vào chính là mình. Dở khóc dở cười dở phải bực mình quái lạ

Lê Văn Thưa