Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Khám phá trên vách đá Thần đinh

 Sông Long đại - núi thần đinh

  Núi Thần đinh một danh lam thắng cảnh một điểm du lịch tâm linh và sinh thái nổi tiếng thuộc huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng bình. Đây là một ngọn núi đá vôi điển hình trên dẫy Trường sơn cao trên 400m đã dung dưỡng những loài cây sống trên đá thách thức với sự cằn cổi khô hạn vẩn tươi xanh đơm nụ khai hoa ngay giửa nắng nóng gió lào.

    Đã có nhiều bài viết và hình ảnh về ngọn núi này nhưng chắc rằng chưa có những bức ảnh đặc tả ẩn chứa những gì trên vách núi đá cheo leo dựng đứng. Nơi mà con người khó lòng tiếp cận chỉ nhờ đến những bức ảnh chụp từ khá xa này. Dù khó mà rỏ nét nhưng như thế mới khái quát bức tranh tổng thể trên núi Thần đinh.
Trên núi cao hàng trăm mét không có nguồn nước nhưng nhiều loài cây sống bám trên đá vẩn xanh tươi trong cả mùa hè nóng nực. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những bức tranh đã ghi lại rỏ trên núi đá cheo leo giử cái nắng nóng khô hạn lại đang khoe ra muôn bông hoa thắm đỏ. Đã làm cho ta phải ngở ngàng trước sự sinh tồn mạnh mẻ của những loài cây sống trên núi cao. Đây chính là nét đẹp đầy sức cuốn hút từ núi thần đinh.
 Từ xưa đến nay con người vẩn học cách phỏng theo từ những núi non trong tự nhiên làm nên những hòn non bộ để tự tưởng thưởng cho mình cái thú được ngắm núi non. Nhưng đó cũng chỉ là những thứ giả sơn, tiểu cảnh nhỏ nhoi so với cái hoàng tráng hùng vĩ mà thiên nhiên đã tạo ra. Như nhà thơ Thế Lữ lớp người xưa đã từng viết:
"Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối
Hoa chăm, cỏ xen, lối phẵng, cây trồng
Giải nước đen giả suối, chẵng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Dăm vầng lá hiền lành, không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u..."

Toàn cảnh núi Thần đinh
Đĩnh núi trăng treo
 
Trên đĩnh núi Thần đinh
 
Hoa trên vách núi đá Thần đinh
 Rừng cây trên núi Thần đinh
Cây cỗ thụ gốc đá trên núi Thần đinh
  Con người thường bắt chước thiên nhiên, tất nhiên rồi bởi con người là một sản phẩm của tự nhiên. Nhưng có điều con người lại đòi cải tạo lại thiên nhiên, chiếm hữu hầu hết mọi không gian của thiên nhiên!? Mong rằng chúng ta phải biết tôn trọng sống hòa nhập với thiên nhiên. Bảo vệ những giá trị mà thiên nhiên đã tạo ra đó chính là hệ sinh thái, sinh quyển. Có như thế mới phát triển bền vững không chỉ riêng con người mà cho cả muôn loài được thế giới tự nhiên chọ lọc sinh ra. Để được ngắm những non sông hùng vĩ như ngọn núi Thần đinh bề thế tươi xanh sống mãi với thời gian.

Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Anh ơi! có phải anh là nhà báo không?

 
 Hôm nay tôi ra bãi biển Hải ninh để chụp ít kiểu ảnh về biển chơi. Bãi biển vào mùa nắng nóng này trước đây lúc nào cũng đông đúc nay thì vắng tanh. Chỉ mình tôi rảo bước trên bãi biển cùng với chiếc máy ảnh chụp đủ kiểu về biển, trời, bờ cát trắng...
Sau khi chụp đủ tôi quay lại với chiếc xe máy sắm sửa ra về thì một chị chủ quán, quán phục vụ ăn uống ở bãi biển cạnh đó gọi:
- Anh ơi, anh là nhà báo phải không? vào quán em uống nước nói chuyện đã. Tôi chợt nghỉ chắc chị này chèo kéo khách đây nhưng tôi cũng miển cưỡng bước vào chị ta mời tỏ vẻ thật tình. Quán rộng mênh mông không một mống khách ngoài tôi ra, mà mời tôi vào quán chỉ có mổi mình thì bỏ bèn gì còn mất công tiếp. Theo thói quen khi đã vào quán thì phải gọi cái gì đó tôi gọi cà phê. Dường như chị chủ quán không quan tâm đến lời gọi của tôi chị vào lấy một chai nước khoáng rót ra ly mời tôi uống. Lúc này tôi mới trả lời cho chị biết rằng tôi chỉ là một người đi chụp ảnh chơi chứ không phải là nhà báo. Tôi mới ngồi xuống ghế ở quán một phút đã thấy nhiều người khác ở các quán lân cận tò mò đến góp chuyện. Hóa ra thấy tôi một mình vác máy ảnh đi lại chụp trên bãi biển ai cũng để ý và đều nghỉ rằng tôi là nhà báo. Lúc này chị chủ quán mời tôi vào mới nói: - Em tưởng anh là nhà báo về khảo sát tình hình ở làng biển này để viết báo. Bọn em nhà quán phục vụ bãi tắm ở đây từ ngày xẩy ra vụ cá biển chết do Fomosa gây ra cho đến nay đã thành thất nghiệp. Giửa mùa nắng nóng mùa tắm biển mà bãi biển và quán xá ở đây vắng tanh.
Lúc này tôi mới giật mình ừ nhỉ bãi tắm mà vắng bóng khách chỉ còn chủ các hàng quán ở đây. Tôi tưởng vụ này đã nguôi nguôi rồi ai ngờ đến với người dân trực tiếp bị hại mới nhận ra hậu quả nặng nề của nó. Những người bán hàng quán ở đây nói rằng chưa có ai đến thống kê những thiệt hại về kinh doanh buôn bán của họ hoặc hỗ trợ nào đó cho người dân bị thiệt hại trong vụ đầu độc cá biển ở các tỉnh miền Trung. Vậy mà tiền đã trảm được ấn định 500 triệu đô còn người dân thì chưa được tấu những thiệt hại của họ. Vậy thì dựa trên cơ sở nào để ra giá đền bù đó? Còn vô số người dân không trực tiếp thiệt hại họ phải chịu sống thèm vì không có cá biển ăn, không được thú đi tắm biển. Họ phải bỏ ra số tiền cao hơn để mua các thực phẩm đắt đỏ vì mất hẳn nguồn thực thẩm chính là cá biển. Số người này cũng cần được đền bù chứ?
Cám ơn chị chủ quán mời tôi vào quán uống nước mà không lấy tiền. Điều quan trọng chị cùng với những người làm hàng quán đã chia sẻ cho tôi thêm thông tin về vụ cá biển chết. Họ bức xúc nói lên những băn khoăn lo lắng bị mất việc làm không có thu nhập để lo cho cái ăn cái mặc.
Tôi nghỉ rằng tập đoàn Fomosa đã gây ra vụ cá biển chết ở các tỉnh miền Trung là cực kỳ nghiêm trọng. Dẩn đến những hệ quả khôn lường về môi trường biển cho 4 tỉnh miền Trung nó tác động trực tiếp đến người dân sống dựa vào biển. Người dân ở đây có quyền đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của họ khi bị hại.
Vậy thì các nhà báo chân chính những lãnh đạo công tâm sao lúc này không gần gủi với dân đứng về phía dân đòi hỏi bảo vệ cho quyền lợi chính đáng khi họ bị xâm hại. Tập đoàn Fomosa phải chịu trách nhiệm trước thảm họa về môi trường biển, phải chịu bồi thường thiệt hại cho người dân. Đó là điều hiển nhiên còn chần chừ gì nhỉ?
 
Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Một loài cây chẵng chút cảm tình: cây ngấy

   Bạn chớ vội vàng bỏ qua khi mới nghe cái tên đã đủ chán ngấy. Vâng, vì chính đây đang muốn nói về cây Ngấy một loài cây có thân dây leo sẳn có ở rừng núi các tỉnh miền Trung. Những người nay đã thành bậc cha, ông vào cái tuổi thiếu thời khi đi chăn trâu cắt cỏ, đi hái củi làm sao mà quên được hình ảnh gai góc và vị ngọt hơi đắng từ quả ngấy chín mọng đỏ tươi trên đầu lưởi. Để cơ hồ xua đi cái đói luôn thường trực thời đói kém.
   Người đi rừng nào mà bị lạc vào giửa rừng cây ngấy cũng phải nản lòng bởi những thân dây đầy gai nhọn như móc câu sẳn sàng níu kéo. Móc vào quần áo hay đâm vào da thịt người đi rừng, có lẻ vì thế mà nó được đặt cho cái tên chẵng chút cảm tình nào đó là: Ngấy.
  Tuy vậy cây ngấy vẩn có một thứ cho ta thấy cảm tình đó là mùa quả ngấy. về hình thức phải nói đây là bản sao của quả dâu tây hay là quả mâm xôi. Như thế là đủ biết một loài cây dù "chán ngấy" nhưng lại cho quả đáng xếp vào loại đẹp tiếc là hơi nhỏ. Loại quả ăn được này như trên đã nói do ngày nay con người quá no đủ nên không ai còn đoái hoài đến. Nó trở thành vật kỷ niệm của những lớp người đã luống tuổi.
Quả dâu tây và quả mâm xôi
  Nếu xét về mặt sinh học phải nói cây ngấy là một loại đã sinh tồn phát triển rất thành công. Chiến thuật của loài cây này là: Mọc ra gai trước khi mọc lá (hi hi... quá là ranh khôn) nhằm đe dọa và cản trở các loài cạnh tranh với nó.

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Trao đổi 2 người bạn cùng thời về cựu chiến binh


Nguyễn Chí Phong 
 Ở Đà Nẵng, mỗi khi các Ban liên lạc truyền thống CCB cấp trung đoàn trở lên, có đăng ký hoạt động với Hội CCB thành phố, 3 năm 1 lần tổ chức họp mặt và những năm chẵn kỷ niệm thành lập đơn vị là được UBND thành phố hỗ trợ 20 triệu đồng. Ngoài ra, nếu Ban chủ nhiệm biết vận động các quận, huyên, các doanh nghiệp và các mạnh thường quân ủng hộ thì dư giã để tổ chức gặp mặt, có liên hoan mặn mà các CCB không phải đóng góp xu nào, lại còn dư để tổ chức đi tham quan hoặc gửi tiết kiệm để làm quỹ. Hồi cuối tháng 12/2015, Ban liên lạc truyền thống CCB trung đoàn 31 (sư đoàn 2, quân khu 5) tại Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập trung đoàn (1965-2015). Cả Ban liên lạc chỉ có 32 người mà Ban chủ nhiệm đã vận động được hơn 120 triệu đồng, trong đó Bộ tư lệnh QK5 hỗ trợ 30 triệu, UBND thành phố 20 triệu đồng, BCHQS thành phố, BTL sư đoàn 2 và BCH trung đoàn 31 mỗi đơn vị 10 triệu, các quận, huyện mỗi đơn vị 5 triệu, chưa kể các doanh nghiệp và các mạnh thường quân... Ngoài ra, kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN hàng năm, thành ủy và UBND thành phố gặp mặt cấp tá đã nghỉ hưu và xuất ngũ, ngoài quà tặng là sách, báo thì có phong bì trước đây là 200 ngàn đồng, từ năm 2016 là 300 ngàn đồng; cấp huyện gặp mặt cấp úy đã nghỉ hưu và xuất ngũ, quà tặng 100 ngàn đồng; cấp phường, xã gặp mặt hạ sỹ quan và chiến sỹ đã xuất ngũ, quà tặng 50 ngàn đồng. Dù cấp nào tổ chức gặp mặt và tặng quà thì tiền đều do ngân sách của UBND thành phố cấp. À quên, cấp tướng đã nghỉ hưu tại Đà Nẵng thì do BTL QK5 và UBND thành phố phối hợp gặp mặt, quà tặng là bạc triệu đấy. Vậy cuộc hội ngộ CCB pháo binh tỉnh QB kỷ niệm 70 năm thành lập binh chủng thì UBND tỉnh, BCHQS tỉnh, UBND các huyện, thị, các doanh nghiệp và các mạnh thường quân có hỗ trợ xu nào không?

Le van Thua
 -Được bạn trao đổi về CCB ở trong đó mà thèm. Ở Quảng bình dù ở cấp nào CCB tổ chức lễ lạc thì cũng phải tiền đóng gạo góp. Mổi người cứ phải bỏ tiền túi ra không bao giờ có chuyện phong bì mang về. Các tổ chức CCB các đơn vị hay như CCB pháo binh Quảng bình cũng xin tài trợ từ các tổ chức khác nhưng ai đi dự lễ hội cũng phải đóng nộp tiền. Tuy nhiên mình ở Quảng bình còn có hội cựu pháo binh và hội cựu hải quân cấp tỉnh cứ 5 năm được mời dự một lần để có cơ hội gặp lại các đồng đội. Còn như hội CCB Việt nam chính thức thì chẵng bao giờ có chuyện mời mọc ngoài chi hội CCB thôn làng. Của đáng tội khi mình mới nghỉ hưu cấp huyện cũng có mời 2 lần nhưng từ đó đến nay khoảng 20 năm chẵng ai còn nhớ. Chắc là đã chết theo các cuộc chiến tranh biên giới Tây nam và biên giới phía Bắc mà hàng chục năm qua truyền thông nhà nước cũng chẵng buồn nhắc đến. Mình đã dính vào một trong 2 cuộc chiến tranh đó, suốt 10 năm (bằng một nửa tuổi quân của mình) ở đất khách xứ người nước Căm pu chia thách thức trước hòn tên mủi đạn, phải sống xa lắc quê hương xa người thân... Mấy câu thơ mình viết cho con lúc đó:
“Ba ra đi mang theo nổi nhớ thương
Những ngày tháng mới lọt lòng bé bỏng
Tay kềnh khoàng ôm con chăm bẳm
Miệng à ơi tiếng vịt được ru hời
Ba lăng xăng vì con đó trên đời
Là thiên thần của ba là mặt trời của mẹ
Năm tháng với chiến tranh đi suối thời trai trẻ
Ba mươi tư tuổi đời mới lên chức cha…”

 Chỉ có 20 năm tuổi quân mà có đến hơn 16 theo chiến trận sống sót là may nhưng đó cũng phải là niềm tự hào đấy chứ? bằng cái giá ai muốn không: một mất, một còn…
Chiến tranh đã lùi xa quân đội ngày nay quân hàm quân hiệu đầy vai mặt mày hớn hở chẵng phải góc biển cuối rừng nhiều, chẵng phải thách thức bom đạn ấy vậy lại được ưu đải đề huề. Đời lính của mình đánh trận cho đến khi không còn giặc mà đánh nửa (năm 1989 quân đội VN rút khỏi Căm pu chia) hết giặc rồi buộc phải về hưu sớm. Lúc đó mình mang quân hàm thiếu tá đã đến hạn 3 năm, chưa khảo mà các nhà chức trách đơn vị lúc đó đã hồn nhiên tuyên bố: Không có chuyện phong quân hàm cho các sĩ quan sắp nghỉ hưu, chuẩn bị nghỉ rồi phong quân hàm làm gì? Ấy vậy mà ngày nay trong thời bình êm xuôi được sống gần quê cạnh vợ; cùng tính chất trên lại được ưu tiên vận dụng hết sức linh hoạt thỏa đáng cho các cán bộ sĩ quan. Nghe cụm từ “Cựu chiến binh” cứ tưởng như chỉ dành cho những người từng tham gia chiến trận, hay sẻ ưu ái cho những ai có bề dày tham gia chiến tranh. Nhưng hóa ra lại không phải vậy nó muôn hình muôn vẻ không hề tham gia đánh giặc cũng nghiễm nhiên thành cựu CCB. Người có bề dày tham gia chiến tranh không bằng người có quân hàm chức vị to dù họ chưa từng tham chiến, thể hiện rỏ trong các cuộc mời gặp mặt lễ lạc liên quan đến CCB. Dù chưa thể là nhiều nhưng so với tuổi đời mình đã trải qua 16 năm chiến trận thì đây quả không phải ít đó là không muốn nói khá hiếm. Vậy mà mình lại chẵng bằng ai khi mang danh CCB. Sao chẵng nhà ngôn ngữ học công minh nào định nghĩa cho rỏ thực chất đâu là CCB và đâu là cựu quân nhân nhỉ. 
Mình đưa ra suy nghỉ thế này các nhà chức trách có bao giờ thay đổi tư duy khi nói đến khái niệm về CCB? Tiêu chí trọng yếu nhất của đối tượng này phải là những người có bề dày và người từng tham gia chiến tranh sau đó mới tính đến các trường hợp hữu hạn khác.


Lê Văn Thưa