Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

Sự lừa dối thương tâm về người lính chiến vùng 5 Hải quân

Ảnh minh họa

Sau gần nửa thế kỷ mới bật mí câu chuyện này quá đủ qua thời gian giử kín. Năm 1980 tôi được đi phép sau hơn 4 năm nơi góc rừng cuối biển với chiến tranh, lúc này tôi vẩn chưa có bạn gái. Ở nơi quá xa cách, vùng biển Tây nam giúp Căm pu chia nên đơn vị giao việc kết hợp khi đi phép đó là thẩm tra lý lịch cho việc kết nạp đảng hay phát triển cán bộ cho một số quân nhân cùng quê (Ở chế độ lý lịch mà).

    Tôi về thẩm tra lý lịch đồng đội Nguyễn Văn Tài một người ở cạnh xã tôi trước khi về thẩm tra tôi chưa biết anh này bởi đơn vị lớn ở trải rộng. Theo việc thẩm tra nhân thể tôi ghé vào gia đình anh Tài dù chưa quen biết. Bước vào nhà một ông già đang ngồi đan lát ở hiên, thấy khách lạ vào ông không nói gì lúc này mẹ của Tài trong nhà bước ra xởi lởi phân bua rối rít. Rằng thì là: Ông này là người hàng xóm tôi thuê sang đan lát thôi mà. Ơ lạ nhỉ sao không nói đến gia đình mình mà nhằm vào người làm thuê? Tôi trình bày với bà là ghé thăm gia đình nhân dịp đến thẩm tra lí lịch anh Tài (ai bày từ thẩm tra nghe đã khiếp). Ý tôi muốn để gia đình anh Tài vui và tự hào là con mình đang rất tiến bộ. Thế nhưng bà như muốn khụy xuống hoảng hốt tôi thì không hiểu đầu cua tai nheo vì sao. Tôi đến xã làm việc thì được hẹn khất lại hôm sau, khi tôi quay lại thì người tiếp tôi là chủ tịch xã lại chính là anh ruột của đồng đội Tài. Lúc này anh của Tài mới thổ lộ rằng: Tài đươc nghỉ phép đặc biệt bởi khi đang chiến tranh không ai được nghỉ, Tài nghỉ phép với lý do bố qua đời! anh ruột của Tài mới thành thật hối lỗ rằng; Người làm thuê đan lát ngồi ở hiên nhà mà tôi gặp là chính bố đẻ. Trời đất! tôi quá ngở ngàng chứng kiến một sự việc có một không 2 chưa từng thấy. Chắc tối qua gia đình đã tổ chức bàn bạc về tôi là người được cử về điều tra vụ Tài đi phép hay chỉ là thật sự thẩm tra lý lịch cán bộ, Sự đời đôi khi lại ngẩu nhiên rơi vào tình huống oái oăm này. Có ai ngờ đưa ra lý do bố mất để được đi phép là xuất phát từ vợ chồng trẻ của Tài cùng gia đình mong mỏi có con cháu. Trớ trêu thay lần đi phép gian khai đó thì nguyện vọng của vợ chồng Tài cũng không thành! Khi biết có người đơn vị ở cùng chồng, vợ Tài thường ghé đến nhà tôi với nguyện vọng xin đi cùng để được đến thăm chồng ở đơn vị nhưng cũng bất thành. Khoảng 2 năm sau Tài đã đề đạt được đơn vị cho ra quân. Đây là nguyện vọng chính đáng của đôi vợ chồng trẻ không thể sống xa nhau.

Câu chuyện này tôi đã giử kín gần suốt 50 năm qua ngoài người trong gia đình và tôi không ai biết đến. Đây tưởng là chuyện chẵng hay vì dối đơn vị để được đi phép của đôi vợi chồng trẻ có dịp bên nhau sau hàng năm xa cách. Vậy thì đã sao họ có khát khao quyền bên nhau chứ? Khi mà thực tế sự đời này còn bao là tồi tệ hơn nhiều. Như tội tham nhủng của quan chức, tội lừa dối để ăn tiền khi dịch bệnh vv... Câu chuyện lại là sự thương tâm cho người lính chiến và người thân của họ với sự xa cách mòi mỏi chờ mong trong đó có cả tôi suốt 20 năm đánh giặc. Lấy gì để bù đắp nổi cho những thiếu thốn mất mát hàng năm đến hàng chục năm phải xa cách người thân phải xa tình cảm vợ chồng dài lâu. Chỉ những người trong cuộc mới thấm đẩm âm thầm với nổi khổ đau này, mà hình ảnh người đồng đội Nguyễn Văn Tài là minh chứng. Vợ chồng nhớ mong nhau đến mức tìm mọi cách để hầu được bên nhau đây là điều chính đáng của mổi con người.

 Tôi đã từng gặp người nói với tôi rằng: Anh đi đánh giặc xa cũng như tôi ở nhà làm việc khác giống nhau cả. Hoặc đi đánh giặc mà sống sót trở về là may rồi không cần gì nửa. Á ha hóa ra kẻ đi đánh giặc cứu nước được chết thì nghĩa trang tôn thờ còn kẻ chiến thắng trở về thì không là gì cả! Hèn chi khi thắng đá banh cả nước rợp trời cờ sao nghẻn đường đưa rước. Còn như tôi đi đánh giặc cứu nước thắng 2 cuộc chiến tranh về hơn 30 năm qua không 1 ai hỏi đến.

Nguyễn Văn Tài sau khi ra quân mặc dù ở gần tôi đi làm qua trước nhà tôi nhưng chưa bao giờ gặp mặt. Tài là người quá thật thà có thể Tài đã rất ngại không muốn nhắc lại câu chuyên củ. Tuy nhiên nghe tin Tài cũng đã qua đời cách đây mấy năm rồi tiếc cho người đồng đội.

Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2024

Ký ức 45 năm chiến tranh biên giới Tây nam

Ảnh chụp tôi và đồng đội tại cảng Kông pông som 1982

Điểm lại cuộc chiến này của bản thân tôi may nắm hay run rủi! đi trước cuộc chiến một năm. Trung đội pháo binh của tôi, tôi B trưởng được điều về hòn Đốc quần đảo Hải tặc từ đầu năm 1978. Đây chính là nơi chảo lửa thời đó hố đạn chồng lên hố đạn pháo địch bấn sang ngày đêm. Vẩn sống sót mới là lạ, Một lần tối đen pháo địch bắn tôi chạy trước ra trận địa pháo nghe tiếng rít liền nằm xuống lăn đại đạn nổ người phủ kín đất đá. Định thần lại sờ soạng xem có vết thương không. Hoá ra hố đạn chỉ cách có gang tay nếu không lăn hay lăn sang phải là dín nguyên quả đạn. Còn tôi lăn qua trái để sống thì đây chỉ là số trời lăn. Khi chuyển về cơ quan vùng ở Kông pông som. Tôi lại là người chắc đầu sổ dính nhiều trận phục kích nhất khoảng 5,6 cuộc. Đâu mà lắm vậy? ở ban Tác chiến hầu như tôi là người đặc cách mang tài liệu tác chiến đi nộp cho tiền phương bộ tổng ở Pnông pênh theo hàng tháng hàng quí. (Nhiều đến mức thời đó tôi là người duy nhất có luôn cả người yêu ở BTL 719). Con đường 4 rừng núi Kông Pông som đi Pnông pênh là nổi kinh hoàng thời đó thường xuyên bị phục kích. Một lần tôi cùng đồng đội Lê Tân Triều ban quân lực 2 người trên chuyến xe ngồi sát nhau chuyện trò. Địch phục Triều dính đạn hy sinh một kỷ niệm thật buồn! Quân đội và chiến trận là vậy nói đến đạn bom sự sống và cái chết. Hơn 10 năm với cuộc chiến Tây nam giúp Căm pu chia là những thách thức lớn lao ngoài chiến trận, còn quê hương người thân lại xa cách mù khơi chỉ người lính trong cuộc mới thấm hiểu. Gần 20 năm chiến trận qua bao hòn tên mủi đạn vẩn sống sót. Đừng có nghỉ rằng sự may mắn ở đây. Qua chiến trận tôi mới rút ra ràng đạn tránh mình chứ đâu mình tránh đạn. Trong một lần đồng đội làm cướp cò nòng súng hướng đúng tôi bỗng nhiên tôi nghiêng người đạn sướt qua. Đang hành quân bom nổ một mảnh bom khá lớn đâm thẳng vào lưng. Tôi khựng xuống thế là chết, không sau lưng tôi còn ba lô, cóc sau ba lô có tấm ni lông quân đội tôi xếp nhỏ mảnh bom găm đúng ni lông mắc lại đó thủng cả trăm chổ. Trong chiến tranh không phải ai cũng chết còn nhiều người qua thời gian chiến trận vẩn sống sót.

 Điều kinh tởm là họ sống sót mà bị lãng quên như cuộc chiến biên giới Tây nam và biên giới phia Bắc.

Lê Văn Thưa

 


Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2024

Vẻ ảnh Bác Hồ hội ở trường vùng 5 hải quân

 

Nếu ai đó đưa ra câu hỏi trong đời anh đã làm được điều gì mà thể hiện khả năng và nghị lực của mình lớn nhất? Thì tôi sẻ trả lời ngay đó là bức tranh tôi vẻ Bác Hồ với Hải quân trang trí cho hội trường vùng 5 hải quân năm 1981 Ở cảng Kông pông som. Cho dù tôi đã làm rất nhiều thứ việc có kết quả khác.

Vùng 5 Hải quân thời tôi ai cũng có thể biết bức tranh này nhưng không ai hiểu tôi là ai. Người ta nghỉ tôi là họa sĩ hay chí ít là người có hoa tay giỏi vẻ (tay tôi có cả 10 hoa tay thật) nhưng không hề thể hiện gì về vẻ. Lớn lên ở vùng đất nông nghiệp nghèo đói quá phải bỏ học đi chăn trâu, Đủ lớn vào quân đội theo cuộc chiến dài lâu. Có điều tuổi trai trẻ mà chỉ ở góc rừng cuối biển theo cuộc chiến quá buồn. tôi mới tìm giấy lộn và bút chì tự tập vẻ cho bớt cô đơn đó là vào lúc 21 giờ cho đến 3 giờ sáng tôi làm như vậy trong suốt 2 năm. Theo cuộc chiến biên giới Tây nam tôi về vùng 5 ở đây là lúc Bác Tôn mất. Tôi đã vè ảnh bác Tôn cho vùng 5 tổ chức lễ truy điệu và rồi mọi người biết tôi vẻ được. Sau đó ban tuyên huấn vùng đề nghị tôi vẻ ảnh Bác hồ tôi đã từ chối vì không thể vẻ những ảnh trang trí đại sự được. Tôi chỉ tập vẻ bằng bút chì hay thuốc bột chưa bao giờ dùng thuốc nước hay sơn, bị ép quá tôi đành nhận. Lần đầu tiên trong đời cầm chổi sơn chỉ sơn thông thường đã chưa từng đây lại là vẻ ảnh Bác Hồ để trang trí! Đây như là chuyện không tưởng vậy mà tôi đã làm trong thời gian khoảng 3 tháng trời chỉ được làm ngoài giờ hành chính. Tôi đã hoàn thành kiện tác của cuộc đời mình bức tranh được treo trên nóc hội trường vùng 5 ở cảng Kông pông som cho đến tận năm 1989 đơn vị rút quân về nước.

Chuyện giờ mới nói ra bao nhiêu tâm huyết công sức tôi bỏ ra tạo nên bức tranh trang trí hiếm hoi đó. Mọi người vùng 5 thời đó ai cũng thấy cũng biết. Nhưng về mặt tổ chức ý là muốn nói đến lãnh đạo đơn vị vùng 5 Hải quân đã quên bẵng tôi. Tôi chưa từng nhận được một lời biểu dương động viên hoặc lời cám ơn nào. Đồng thời suốt 3 tháng làm việc ngoài giờ, miệt mài đem hết tinh tuy nhất của mình làm việc lại không hề được nhắc đến công cán thù lao. Tôi đợi mãi cho đến khi ra quân đến nay non nửa thế kỷ, Đây có thể là chuyện lạ nhất trong các chuyện lạ

Nhưng dù sao đây là sự kiện để đời minh chứng điều tưởng không thể lại có thể khi tôi vẻ được bức tranh Bác Hồ với Hải quân. Người ta tưởng tôi là họa sĩ mà kỳ thực chỉ là anh nông dân lại phải thiếu học do nghèo đói với chiến tranh.

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2024

Nấm rười một loài nấm mới lạ

Tôi phát hiện ra loài nấm lạ này từ năm 2008 sau đó nhiều năm tôi theo dỏi loài nấm này. bởi nó phát triển từ gốc cây Rười nên tôi gọi là nấm rười. Cũng như nhiều loài nấm như nấm rơm, nấm tràm, nấm cỏ may vv... Cây rười là một loài cỏ hiếm chỉ mọc trên đồi cát ven biển mà nhiều nhất là đồi cát ở Quảng bình.

 Nấm rười chỉ phát triển vào đầu mùa mưa khi mà hình thành các bàu nước do nước mưa. Thì loài nắm rười này xuất hiện bên gốc cây rười với điều kiện khá khắt khe là chỉ mọc bên bờ của bàu nước. Do vậy loài nấm này phát triển rất hạn chế thậm chí chỉ phát hiện trong một khu vực. Còn các khu vực khác có điều kiện tương tự lại không thấy nấm rười đây là điều khó hiểu. Nấm rười có hình dáng giống như quả trứng gà vỏ ngoài trắng mềm bên trong cũng lòng trắng như trứng. nhưng giửa nhân thì cứng có màu đen. Nấm rười phát triển từ nhỏ lớn lên như quả trứng gà rồi tàn lụi xẹp đi là kết thúc vòng đời. Hàng năm nó chỉ phát triển mổi đợt vào đầu mùa mưa rồi biến mất trong cát cho đến năm sau. Như vậy đây là loài nấm phát triển rất hạn chế không hiểu sao lại vậy. Nếu mùa mưa những năm không đủ hình thành bàu nước trên đồi cát thì nấm rười vẩn ngủ yên đợi năm khác đủ điều kiện mới phát triển.

 Trên đời này lại có một loài nấm dè dặt hiếm hoi đến vậy, nhiều năm theo dỏi mới nhận ra như vậy. Tôi đã giới thiệu và gửi mẩu nấm cho các nhà khoa học sinh học nghiên cứu.

Nấm rười được lấy lên
Nấm rười bổ đôi
Nấm rười mọc ở gốc cây rười trên đồi cát
Chuột ăn nấm rười
Nấm rười thời kỳ lụi tàn
Cây rười trên vùng đồi cát ven biển

Lê Văn Thưa