Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

Một loài cua sống trên đồi cát ven biển

 

Nói đến loài cua cũng như muôn loài khác là rất đa dạng chủng loại ngay trong nước ta cũng khó mà kể ra hết các loài. Tuy nhiên có một loài khá phổ biến lại ít người biết đến, thậm chí không có tên phổ thông về loài cua này. Đây là loài cua tạm gọi là cua cát dân địa phương gọi là con gia. Là loài cua khá phổ biến sống ven biển trên đồi cát miền Trung.

Loài cua cát vốn có từ khai sinh lập địa trước cả con người chỉ có người dân bản địa ở đây mới biết đến loài cua này. Đặc điểm nổi bật của nó vỏ ngoài có màu trắng như loài còng biển nên dể nhầm nó với còng biển. Hầu hết các loài cua đều sống gần nước hoặc trong môi trường nước loài cua cát này thì không nó xa lạ với nước. Đào hang trên cồn cát ven biển miền Trung để sống. Sự phân bố của loài cua này có ranh giới khá rỏ ràng bờ cát trắng tiếp giáp với biển khoảng 100m đây chính là khu vực của loài còng biển và dã tràng. Loài cua cát không có ở đây mà chỉ sống từ khoảng 100m trở vào nơi đây là cồn cát cùng các loài cây cỏ. Mới là lãnh địa của loài cua cát này chúng đào hang để sống. Có thể do ranh giới quá gần gủi của loài còng biển và loài cua cát này nên con người dể lầm lẩn. Tưởng cũng là loài còng biển nên không hề có tên phổ thông loài cua này. Phân biệt giửa loài còng biển và loài cua cát về hình dáng còng biển lớn chân dài chạy nhanh và gầy gộc hơn. Cua cát nhỏ có vẻ tròn trịa hơn và chậm. Còng thì thường chạy ra lặn xuống nước biển, cua cát không bao giờ chạy ra nước biển. 2 loài này cùng có vỏ ngoài màu trắng khá giống nhau. Có một điều cua cát chỉ phân bố sống tiếp giáp với bờ biển trở vào vùng cồn cát khoảng hơn 100m. Chứ không thấy ở sâu vào trong vùng đồi cát. Điều này khó để mà giải thích vì sao chúng chỉ sống men theo bờ biển trong phạm vi nhất định. Cua cát thường nằm trong hang chúng tự đào độ sâu khoảng 1m trở lại. Chỉ ra khỏi hang vào ban đêm để kiếm ăn và giao tiếp với đồng loại. Khi thấy động là chúng chạy ngay vào hang để trốn tránh.Thức ăn của loài cua cát này chưa xác định rỏ có thể chúng ăn các loài cây cỏ. Ngày xưa thời còn đói kém người dân vẩn bắt loài cua gia này để ăn tuy không nhiều. Bằng cách đào hang bắt về làm các loại thức ăn có thể làm mắm ruốc nhưng không phổ biến lắm. Thường dùng nhất là thời bé chăn trâu cắt cỏ bắt loài cua cát này đốt lửa lên nướng ăn hay cặp với lá non cây mua ăn cũng tạm được. Đến thời nay thì không còn ai để ý đến loài cua cát này nó sinh tồn ra sao nửa.

Cua cát là loài phân bố có giới hạn trên đồi cát ven biển miền Trung chỉ người dân bản địa biết đến. Tuy nhiên đặc điểm sinh thái của loài cua này còn khá bí ẩn bởi chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đây là loài cua khá là khác biệt sống trên vùng đồi cát không hề tiếp xúc với bất cứ nguồn nước nào, đây là sự thể hiện tính đặc trưng của loài cua này.

Cua cát trung bình mai dài 30 rộng 25mm

Cua cát đào hang sống trên đồi cát ven biển
Ngày xưa người dân vẩn có ăn loài cua này
Ranh giới giửa còng và cua cát ven biển

Lê Văn Thưa





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét