Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Trăn trở với sáng kiến: Giử sạch giếng nước vùng lũ lụt

Mọi sự trên đời rồi cũng sẻ qua đi cái củ nhường cho cái mới. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nó lại cứ đeo đẵng mãi. Sáng kiếnGiử sạch giếng nước vùng lũ lụt” là một đơn cử nó làm tôi cứ phải trăn trở duyên nợ suốt hơn chục năm nay.

  Một sáng kiến hết sức đơn giản chẵng có gì phải bàn cải khi lũ lụt vào, nhà có giếng lấy một tấm vải không thấm nước bịt miệng giếng dùng dây buộc lại thế là xong. Nó còn dể hơn cả việc như tự mình bận áo quần vậy thôi. Khi nước rút xuống dưới miệng giếng ta mở tấm bịt ra là có nước sạch dùng ngay (tất cả giải pháp và việc thực hiện chỉ gói gọn trong có 2 câu). Vậy là khỏi phải kêu trời sao không có nước sạch dùng sâu lụt, Nhà nước khỏi phải lo cung cấp hóa chất gấp để thanh lọc nước giếng nhiểm bẩn do lũ lụt cho người dân. Trong điều kiện lũ lụt đang chia cắt giao thông vận chuyển rất khó khăn.
Báo đăng lần đầu tiên và đạt giải cuộc thi

   Sáng kiến bảo vệ giếng nước này lần đầu tiên tôi viết bài gửi đến báo Khoa học và đời sống đăng từ năm 2004. Năm 2005-2006 tham gia dự thi đạt được giải trong cuộc thi sáng kiến bảo vệ môi trường. Cho đến nay đã hơn 10 năm dù đã được truyền thông trong nước phổ biến khá rộng rải nhưng giải pháp hết sức đơn giản này vẩn chưa được người dân áp dụng đầy đủ. Đơn cử như trận lụt lịch sử năm 2010 ở nhiều tỉnh miền Trung được báo chí cho biết có đến hàng trăm ngàn giếng nước của người dân bị nhiễm bẩn!

 Giếng bị ô nhiểm lũ lụt (ảnh intenet)
 Nghĩa là hầu như không ai áp dụng sáng kiến bảo vệ giếng nước khi lũ lụt dù đã được quảng bá khá rộng rải từ trước nhiều năm. Tìm kiếm trên báo chí thời gian đó tôi cũng không phát hiện được bài viết nào nói đến có người dân đã thực hiện 4 tại chổ trong phòng chống bão lụt trong đó tự bảo vệ được giếng nước sạch cho nhà mình.

   Tuy nhiên trong trận lụt lịch sử đó ở miền Trung cũng có người áp dụng, tối thiểu nhất là chắc chắn có một gia đình. Đó chính là gia đình tôi tác giả sáng kiến (là người đang cầm bút ở đây)! Đây chính là điều mà tôi hết sức trăn trở trong suốt nhiều năm qua. Hóa ra dường như chỉ người đưa ra sáng kiến rồi tự áp dụng lấy! Mặc dù giới truyền thông trong suốt nhiều năm qua rất quan tâm ủng hộ đưa tin quảng bá sáng kiến này; Từ đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí từ trung ương đến địa phương, trên các trang web, trong các cuộc thi sáng kiến vv... Vậy nguyên nhân nào trận lũ lịch sử năm 2010 ở miền Trung có đến hàng trăm ngàn giếng nước của người dân bị nhiểm bẩn? Đây chính là cái thước đo “duyên nợ” cho hiệu quả của một sáng kiến, đã làm tôi cảm thấy đau lòng thất vọng. May sao chính trong trận lũ lịch sử đó lần đầu tiên tôi đã ghi lại được phim, ảnh để minh chứng cho ý nghĩa thực tế của sáng kiến này. Để ngay sau trận lụt đã được đăng tải trên báo Vov đài tiếng nói Việt nam, báo Tuổi trẻ và một số báo khác về hiệu quả thực chất trông thấy này.
Ảnh minh chứng cho việc bảo vệ giếng nước

 Lũ lụt nặng giếng vẩn sạch (báo Tuổi trẻ)
Giờ tôi muốn nói thẳng đến nguyên nhân nào năm 2010 có hàng trăm ngàn giếng nước bị lũ lụt nhiễm bẩn. Trước hết là do người dân chủ quan, tiếp đến khi mọi người vội vả dọn đồ lụt đã quên đi cái giếng. Nhưng có một nguyên nhân tiềm năng xuất phát từ chính sáng kiến này đó là do sáng kiến quá đơn giản ngắn gọn lại chẵng tốn kém gì. Đơn giản đến mức không cần phải nhớ gì cả, chẵng phải mua sắm nhiêu khê. Thành ra nó không được lưu giử gì trong bộ nhớ của mọi người đến khi sự việc vội ập đến không ai nhớ ra gì cả! Cái quên, đã làm cho hàng trăm ngàn giếng nước nhiểm bẩn là thế. Để khắc phục việc này trước khi bước vào mùa lũ lụt, hay sắp sửa có mưa lụt truyền thông nên nhắc đến giải pháp bảo vệ giếng nước. Còn một điều nửa, điều này hơi ngớ ngẩn nhưng có thể lại tác dụng đó là: Trong sáng kiến hay phát minh ở lĩnh vực nào đó mang tính cộng đồng nếu gặp phải giải pháp quá đơn giản thì nên làm phức tạp hóa và tốn kém hóa lên một chút. Để nhằm kích thích trí nhớ đến sáng kiến giải pháp đó cho cộng đồng.

  Điểm lại sáng kiến Giử sạch giếng nước vùng lũ lụt đến nay đã hơn 10 năm nó đã được xã hội khá quan tâm từ đó đến nay: Năm 2004 đăng trên báo Khoa học & đời sống, năm 2005 nó đã vượt ra ngoài phạm vi đất nước được phát thanh và đăng trên đài báo Châu Á tự do. Năm 2006 sáng kiến này đạt giải 3 trong cuộc thi phát hiện và sáng kiến bảo vệ môi trường. Năm 2006 “Nước sạch cho mọi người” nói về sáng kiến này được phát trên truyền hình trong chuyên mục Tại sao không của VTV1. Trong các năm này có rất nhiều báo chí, trang web và đài phát thanh đăng tải, phát thanh về sáng kiến bảo vệ giếng nước này. Đến năm 2011 trong cuộc thi phim ngắn “1 phút có trong sự thật”. Phim: “Giử sạch nước giếng vùng lũ lụt” được khán giả cả nước quan tâm bình chọn qua SMS đã đạt giải cao.
Báo châu Á Tự do 2005 (ảnh màn hình)
Truyền hình "Nước sach cho mọi người" 2006
Nhiều báo chí và trang web đăng tải về sáng kiến
 bảo vệ giếng nước(ảnh màn hình)
 Đạt giải thi phim ngắn năm 2011

Mặc dù xã hội ngày nay giếng nước không còn sử dụng nhiều như trước đây nhưng nhiều vùng nông thôn do đặc điểm địa hình vẩn phải sống dựa vào nguồn nước giếng này. Nên việc chủ động bảo vệ giếng nước trong mùa lũ lụt vẩn rất cần thiết. Đây là một tiêu chí thiết yếu trong 4 tại chổ trong phòng chống bão lụt hiện nay.

Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét