Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Cơ sở nuôi ong mật anh Lê Minh Đức ở bản Ta niết, Mộc châu



  Tọa lạc bên con đường số 6 đi Sơn la ở bản Ta niết, huyện Mộc châu tỉnh Sơn la gia đình anh Lê Minh Đức đã đến lập nghiệp ở vùng sơn cước này đã 22 năm nay. Với vườn cây ăn quả rộng trên 2,5 ha hàng năm gia đình anh thu hoạch trên 25 tấn quả các loại chủ yếu là nhản và vải thiều. Không dừng lại ở đây sẳn có hoa rừng và hoa trái vườn nhà anh đã phát triển đàn ong mật. Đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình. Đến nay anh đã phát triển đến 150 tổ ong mật tạo thêm công ăn việc làm cho con cái trong gia đình và bà con xóm bản.
 Cơ sở nuôi ong mật anh Lê Minh Đức
Thùng nuôi ong  đăt trong vườn nhà
Thu hoach mật ong

Bàn quay thu mật
Thu gom phấn hoa tại tổ
Vợ chồng anh Đức về thăm đồng đội tại Quảng bình
 năm 2014 (Anh Đức người bên phải cùng)
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ trước đây anh Lê Minh Đức từng là chiến sĩ pháo binh thuộc tỉnh đội Quảng bình. Trong những năm chiến tranh phá hoại ác liệt nhất do máy bay và tàu chiến của Mỹ anh Lê Minh Đức đã từng sát cánh với quân và dân tỉnh Quảng bình. Sau chiến tranh anh ra quân đến lập nghiệp ở tỉnh Sơn la. Đến nay sau hơn 40 năm anh đã tìm về với đồng đội về thăm lại chiến trường xưa. Nhân dịp này anh đã mang sản phẩm hoa trái của mình mà đặc biệt là mật ong và phấn hoa từ bàn tay anh làm ra về giới thiệu với đồng đội và người dân ở tỉnh Quảng bình. Hiện nay sản phẩm mật ong từ rừng sơn la, vùng Tây bắc này đã có bán ở thành phố Đồng hới và ở Võ ninh huyện Quảng ninh.

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Trăn trở với sáng kiến: Giử sạch giếng nước vùng lũ lụt

Mọi sự trên đời rồi cũng sẻ qua đi cái củ nhường cho cái mới. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nó lại cứ đeo đẵng mãi. Sáng kiếnGiử sạch giếng nước vùng lũ lụt” là một đơn cử nó làm tôi cứ phải trăn trở duyên nợ suốt hơn chục năm nay.

  Một sáng kiến hết sức đơn giản chẵng có gì phải bàn cải khi lũ lụt vào, nhà có giếng lấy một tấm vải không thấm nước bịt miệng giếng dùng dây buộc lại thế là xong. Nó còn dể hơn cả việc như tự mình bận áo quần vậy thôi. Khi nước rút xuống dưới miệng giếng ta mở tấm bịt ra là có nước sạch dùng ngay (tất cả giải pháp và việc thực hiện chỉ gói gọn trong có 2 câu). Vậy là khỏi phải kêu trời sao không có nước sạch dùng sâu lụt, Nhà nước khỏi phải lo cung cấp hóa chất gấp để thanh lọc nước giếng nhiểm bẩn do lũ lụt cho người dân. Trong điều kiện lũ lụt đang chia cắt giao thông vận chuyển rất khó khăn.
Báo đăng lần đầu tiên và đạt giải cuộc thi

   Sáng kiến bảo vệ giếng nước này lần đầu tiên tôi viết bài gửi đến báo Khoa học và đời sống đăng từ năm 2004. Năm 2005-2006 tham gia dự thi đạt được giải trong cuộc thi sáng kiến bảo vệ môi trường. Cho đến nay đã hơn 10 năm dù đã được truyền thông trong nước phổ biến khá rộng rải nhưng giải pháp hết sức đơn giản này vẩn chưa được người dân áp dụng đầy đủ. Đơn cử như trận lụt lịch sử năm 2010 ở nhiều tỉnh miền Trung được báo chí cho biết có đến hàng trăm ngàn giếng nước của người dân bị nhiễm bẩn!

 Giếng bị ô nhiểm lũ lụt (ảnh intenet)
 Nghĩa là hầu như không ai áp dụng sáng kiến bảo vệ giếng nước khi lũ lụt dù đã được quảng bá khá rộng rải từ trước nhiều năm. Tìm kiếm trên báo chí thời gian đó tôi cũng không phát hiện được bài viết nào nói đến có người dân đã thực hiện 4 tại chổ trong phòng chống bão lụt trong đó tự bảo vệ được giếng nước sạch cho nhà mình.

   Tuy nhiên trong trận lụt lịch sử đó ở miền Trung cũng có người áp dụng, tối thiểu nhất là chắc chắn có một gia đình. Đó chính là gia đình tôi tác giả sáng kiến (là người đang cầm bút ở đây)! Đây chính là điều mà tôi hết sức trăn trở trong suốt nhiều năm qua. Hóa ra dường như chỉ người đưa ra sáng kiến rồi tự áp dụng lấy! Mặc dù giới truyền thông trong suốt nhiều năm qua rất quan tâm ủng hộ đưa tin quảng bá sáng kiến này; Từ đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí từ trung ương đến địa phương, trên các trang web, trong các cuộc thi sáng kiến vv... Vậy nguyên nhân nào trận lũ lịch sử năm 2010 ở miền Trung có đến hàng trăm ngàn giếng nước của người dân bị nhiểm bẩn? Đây chính là cái thước đo “duyên nợ” cho hiệu quả của một sáng kiến, đã làm tôi cảm thấy đau lòng thất vọng. May sao chính trong trận lũ lịch sử đó lần đầu tiên tôi đã ghi lại được phim, ảnh để minh chứng cho ý nghĩa thực tế của sáng kiến này. Để ngay sau trận lụt đã được đăng tải trên báo Vov đài tiếng nói Việt nam, báo Tuổi trẻ và một số báo khác về hiệu quả thực chất trông thấy này.
Ảnh minh chứng cho việc bảo vệ giếng nước

 Lũ lụt nặng giếng vẩn sạch (báo Tuổi trẻ)
Giờ tôi muốn nói thẳng đến nguyên nhân nào năm 2010 có hàng trăm ngàn giếng nước bị lũ lụt nhiễm bẩn. Trước hết là do người dân chủ quan, tiếp đến khi mọi người vội vả dọn đồ lụt đã quên đi cái giếng. Nhưng có một nguyên nhân tiềm năng xuất phát từ chính sáng kiến này đó là do sáng kiến quá đơn giản ngắn gọn lại chẵng tốn kém gì. Đơn giản đến mức không cần phải nhớ gì cả, chẵng phải mua sắm nhiêu khê. Thành ra nó không được lưu giử gì trong bộ nhớ của mọi người đến khi sự việc vội ập đến không ai nhớ ra gì cả! Cái quên, đã làm cho hàng trăm ngàn giếng nước nhiểm bẩn là thế. Để khắc phục việc này trước khi bước vào mùa lũ lụt, hay sắp sửa có mưa lụt truyền thông nên nhắc đến giải pháp bảo vệ giếng nước. Còn một điều nửa, điều này hơi ngớ ngẩn nhưng có thể lại tác dụng đó là: Trong sáng kiến hay phát minh ở lĩnh vực nào đó mang tính cộng đồng nếu gặp phải giải pháp quá đơn giản thì nên làm phức tạp hóa và tốn kém hóa lên một chút. Để nhằm kích thích trí nhớ đến sáng kiến giải pháp đó cho cộng đồng.

  Điểm lại sáng kiến Giử sạch giếng nước vùng lũ lụt đến nay đã hơn 10 năm nó đã được xã hội khá quan tâm từ đó đến nay: Năm 2004 đăng trên báo Khoa học & đời sống, năm 2005 nó đã vượt ra ngoài phạm vi đất nước được phát thanh và đăng trên đài báo Châu Á tự do. Năm 2006 sáng kiến này đạt giải 3 trong cuộc thi phát hiện và sáng kiến bảo vệ môi trường. Năm 2006 “Nước sạch cho mọi người” nói về sáng kiến này được phát trên truyền hình trong chuyên mục Tại sao không của VTV1. Trong các năm này có rất nhiều báo chí, trang web và đài phát thanh đăng tải, phát thanh về sáng kiến bảo vệ giếng nước này. Đến năm 2011 trong cuộc thi phim ngắn “1 phút có trong sự thật”. Phim: “Giử sạch nước giếng vùng lũ lụt” được khán giả cả nước quan tâm bình chọn qua SMS đã đạt giải cao.
Báo châu Á Tự do 2005 (ảnh màn hình)
Truyền hình "Nước sach cho mọi người" 2006
Nhiều báo chí và trang web đăng tải về sáng kiến
 bảo vệ giếng nước(ảnh màn hình)
 Đạt giải thi phim ngắn năm 2011

Mặc dù xã hội ngày nay giếng nước không còn sử dụng nhiều như trước đây nhưng nhiều vùng nông thôn do đặc điểm địa hình vẩn phải sống dựa vào nguồn nước giếng này. Nên việc chủ động bảo vệ giếng nước trong mùa lũ lụt vẩn rất cần thiết. Đây là một tiêu chí thiết yếu trong 4 tại chổ trong phòng chống bão lụt hiện nay.

Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Chuyện về đoạt giải phim ngắn 2011 "Bảo vệ giếng nước mùa lũ"


 Phim ngắn dự thi đạt giải
Đây là Clip lần đầu tiên được thực hiện áp dụng từ một sáng kiến đơn giản bảo vệ giếng nước vùng lũ lụt. Sáng kiến này đã được phổ biến khá rộng rải nhiều năm trước nhưng chưa có cơ hội nào quay phim chụp ảnh để minh chứng cho sáng kiến này. Nay nó đã được ra mắt trong cuộc thi làm phim “1 phút có trong sự thật” năm 2011.


1, Sự ra đời phim ngắn giử sạch nước giếng vùng lũ lụt

Liên tiếp nhiều trận lũ lụt lịch sử ở miền Trung năm 2010 qua các phương tiện truyền thông thống kê cho biết có đến hàng trăm ngàn giếng nước dùng cho sinh hoạt bị nhiểm bẩn! Ảnh hưởng rất lớn cho người dân vùng lũ, để có nước sạch dùng sau lũ phải sử dụng đến hóa chất và nhiều sự tốn kém khác. Đặc biệt là người dân phải đối mặt với nguy cơ bị nhiểm dịch bệnh. Trong lúc đó sao không áp dụng một sáng kiến hết sức đơn giản không phải tốn kém gì lại đem đến sự bất ngờ là giử sạch nước giếng qua lũ lụt?
 Sau khi lũ rút mở tấm bịt ra
 Gia đình tôi ở nơi rốn lũ đi qua hàng chục trận lũ lụt có bao giờ nước giếng bị nhiểm bẩn đâu, trận lụt lịch sử năm 2010 cũng vậy gia đình tôi vẩn có nước sạch dùng.  Điều quan trọng là sau bao năm đưa ra sáng kiến nay lần đầu tiên tôi mới quay phim chụp ảnh để minh chứng giải pháp bảo vệ nước giếng trong vùng lũ lụt. 
2, Vui buồn đạt giải trong cuộc thi “1 phút có trong sự thật”  

Video lip “Cách giử sạch nước giếng vùng lũ lụt” là sản phẩm từ phim ảnh tôi đã ghi lại được trong trận lũ lịch sử năm 2010 tại quê nhà ở Quảng bình (không dể gì có được phim ảnh này trong điều kiện mưa lũ lớn bị cô lập hoàn toàn). Tôi cũng đã tự mày mò dựng Video clip để tham gia cuộc thi. Nhưng cái chính là từ diễn đàn này để nhằm quảng bá về giải pháp bảo vệ giếng nước vùng lũ lụt cho đông đảo người dân thấy rỏ.

   Thật bất ngờ, trước hết tôi phải cám ơn độc giả cả nước đã tham gia bình chọn qua SMS cho phim ngắn này của tôi trong dịp đó. Tôi là người may mắn duy nhất đoạt giải qua khán giả bình chọn, đây là niềm hạnh phúc nhất cho tôi.

  Tuy nhiên đối với ban tổ chức cuộc thi “1 phút có trong sự thật” năm 2011 đã để xẩy ra thiếu sót có thể nói là chưa từng xẩy ra trong các cuộc thi. Ngay trong thời đại bùng nổ thông tin, ý muốn nói là nay có rất nhiều phương tiện để dể dàng thông tin với nhau. Như: Điện thoại, thư điện tử, thư tín, trang web... để thông báo, trao đổi, chia sẻ những điều cần thiết hay thông thường nào đó. Đằng này trong một cuộc thi có quy mô rộng rải cả nước ban tổ chức là nơi nắm giử phương tiện truyền thông chủ chốt. Lại không thể, không có cách nào thông báo hay trao đổi gì cho chính người đoạt giải, đó là điều thật khó tin.

 Vào một buổi chiều ngẩu nhiên tôi mở xem truyền hình VTV1 thì bắt gặp ngay phát thanh viên đang đưa tin về lễ trao giải cuộc thi “1 phút có trong sự thật” mà chính tôi đã tham gia. Khi điểm tên những người đoạt giải thứ nhất, thứ hai đến người thứ 3 lại là chính tên của tôi. Tôi không thể tin vào tai mình nửa?! Tất cả khá đông người tham gia lễ trao giải đó đang hân hoan nhận giải tay bắt mặt mừng trước ống kính truyền hình. Sao tôi là người đạt giải được xướng tên ở vị trí thứ 3 lại không hề hay biết gì? Đây là điều hết sức khó hiểu, một cảm giác lẩn lộn lúc đó trong tôi giửa niềm hân hoan đoạt được giải và nổi bực nhọc không nguôi! Sao không ai thông báo cho tôi quyền được đến nhận giải, ai có thể tước đi cái quyền đáng vinh dự tự hào đó của tôi?... Sau đó tôi phải mất nhiều thời gian kiến nghị đòi hỏi (trực tiếp và gián tiếp) đến ban tổ chức cuộc thi mới được nhận giải thưởng qua đường bưu điện, một kỷ niệm buồn!

 Video Clip “Cách giử sạch nước giếng vùng lũ lụt” là một nổ lực lớn của bản thân tôi từ việc sáng kiến ra nó cho đến tìm cách ghi lại được hình ảnh thực tế để giới thiệu đến với mọi người dân. Đoạn phim cực ngắn này vừa đủ để mọi người biết một cách đơn giản bảo vệ giếng nước của mình gặp khi lũ lụt tràn về sẻ có nước sạch dùng ngay sau lụt.



Lê Văn Thưa