Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Chuyện động trời về nghiên cứu vũ trụ


 Hình thù khá kì dị sao chổi 67p (ảnh intenet)
Mấy hôm nay người truy cập intenet vào các công cụ tìm kìm kiếm thì ai cũng sẻ gặp một hình ảnh vệ tinh. Đó chính là biểu tượng tàu đổ bộ mang tên Philae đã đáp xuống bề mặt sao chổi có ký hiệu 67p. Xác lập một thành tựu khoa học chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
    Trung tâm nghiên cứu vũ trụ châu Âu kết hợp với Nasa từ năm 2004 cách đây tròn 10 năm đã phóng một con tàu vũ trụ mang tên Rosetta. Sứ mạng con tàu này là nhằm nghiên sao chổi có ký hiệu là 67p. Nói bao hàm là vậy nhưng nó hết sức phức tạp làm sao con tàu vũ trụ này phải đuổi kịp sao chổi với tốc độ vũ trụ. Sau đó phóng một khoang đổ bộ lên trực tiếp trên sao chổi để nghiên cứu khoa học về sự hình thành vũ trụ. Đằng đẳng suốt 10 năm trời các nhà khoa học không ngừng theo dỏi và điều khiển nó. Có những chi tiết cụ thể để tiết kiệm pin năng lượng cho con tàu các nhà khoa học đã cho con tàu này ngủ hơn 2 năm trời, tất nhiên hành trình vẩn bình thường.
  Đúng ngày 12/11/2014 sau hơn 10 năm khoang đổ bộ mang tên Philae đã đáp thành công xuống sao chổi đúng như dự kiến. Đây là một thành tựu rực rỡ của giới khoa học trong nghiên cứu vũ trụ. Chúng ta cùng chia sẻ và chúc mừng các nhà khoa học đã làm nên sự kiện trọng đại này.
 Tàu đổ bộ mang tên Philae (ảnh intenet)
 Tàu đổ bộ Philae đáp xuống bề mặt sao chổi (ảnh intenet)
  
Các nhà khoa học mừng reo khi nhân được thông tin 
Philae đổ bộ thành công  (ảnh intenet)

Lê Văn Thưa 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét