Cái cảnh bán mặt
cho đất bán lưng cho trời nay đã dần qua rồi đó là điều tốt đẹp cho người nông
dân. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận lại hiệu quả của việc người nông dân tự đi
mua sắm máy gặt liên hợp về phục vụ cho đồng đất của mình. Quả là sử dụng máy
gặt liên hợp có chí phí rất rẻ gặt một sào ruộng chỉ mất không đến 150.000
đồng. Trong lúc thuê người gặt bằng tay chi phí phải gấp 2 đến 3 lần đó là cái
lợi trông thấy trước mắt. Do mới sử dụng máy gặt liên hợp một vài năm nên người
nông dân chưa kịp rút ra được điều gì chỉ thấy trước mặt là thu hoạch nhanh và
rẻ. Nhưng sau cái vụ hè thu này thu hoach xong có một quảng thời gian đồng
ruộng được nghỉ ngơi đợi qua mùa lũ lụt. Nếu ai ra thăm lại cánh đồng thì mới
nhận thức ra được vấn đề. Sau vụ thu hoạch bằng máy gặt liên hợp khoảng 1 tháng
lúc này là vào mùa mưa nên ruộng có độ ẩm nhất định. Thì kỳ lạ thay cánh đồng
như đã được ai đó gieo mạ, mạ lên xanh tốt phủ kín đồng ruộng. Tất nhiên đây
mới chỉ là phần nổi vì hạt thóc không dể nẩy mầm hết ở môi trường ngoài tự
nhiên khi không thuận lợi, như những thửa ruộng ngập nước thì không có mạ lên.
Trước đây sử dụng gặt tay thì không thể có hiện tượng mạ mọc lên cả lớp như thế
này. Đàn trâu lúc này chẵng cần gặm cỏ trên bờ mặc dù cỏ rất sẳn mà lội ngay
xuống ruộng trước lớp mạ đang non tươi được quyền ăn thả cửa.
Như thế đã rỏ máy
gặt liên hợp đã kiêm luôn việc “gieo mạ”! Máy gặt liên hợp thế giới đã có cả
gần trăm năm nay đây là kết quả của sáng tạo kỷ thuật mà nhiều nước đã áp dụng.
Ở nước ta do chậm phát triển nay mới xuất hiện nhưng lại phát triển một cách
rầm rộ sản xuất buôn bán tràn lan không kiểm định chọn lọc mới dẩn đến máy gặt
kém chất lượng. Người nông dân đã đỗ ra bao công sức chi phí bao nhiêu khoản
cho vụ mùa đến công đoạn cuối cùng thu hoach thì thóc không đỗ hết vào bao mà
một phần đem rải đỗ ra đồng ruộng. Chưa ai có thể kiểm chứng sự thất thoát
thiệt hại này cho người nông dân là bao nhiêu?
Kiểm định chất
lượng sản phẩm đã luôn được đặt ra nhưng đối mới những loại có nguy cơ gây
thiệt hại lớn thì nhà nước cơ quan chức năng cần phải quản lý chặt chẻ. Máy gặt
liên hợp phải nằm trong số đó. Nếu không sau mổi vụ gặt nó có thể rãi ra trên
đồng hàng chục, hàng trăm, có khi đến hàng ngàn tấn thóc. Thì đau biết mấy cho
người nông dân, cho tài nguyên của đất nước.
Mạ non phủ đầy ruộng sau một tháng gặt máy
Với mật độ mạ dày như vầy thì bao nhiêu thóc bỏ lại trên ruộng?
Lê Văn Thưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét