Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Đại hội đại biểu họ Lê tỉnh Quảng bình lần thứ nhất

Ngày 30/11/2014 tại Đồng hới Quảng bình tổ chức đại hội đại biểu dòng họ Lê tỉnh Quảng bình lần thứ nhất. Đến dự có Đại diện họ Lê Việt nam, ban liên lạc họ Lê tỉnh Quảng bình, đại diện các dòng họ Lê trong tỉnh cùng nhiều khách mời dự.
Gần 300 đại biểu tham dự đại hội
Rước tượng tranh nhà vua Lê Lợi
Lẵng hoa ông Lê Khả Phiêu gửi tặng đại hội
Đại tá họa sĩ Lê Duy ứng tặng bức tranh Võ Nguyên giáp
Tặng quà các cụ 95 tuổi trở lên
Phát biểu của đại diện họ Lê Việt nam
 
Hội đồng họ Lê Quảng bình đã được bầu 40 người
Đoàn đại biểu họ Lê Đồng hới

Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Chuyện động trời về nghiên cứu vũ trụ


 Hình thù khá kì dị sao chổi 67p (ảnh intenet)
Mấy hôm nay người truy cập intenet vào các công cụ tìm kìm kiếm thì ai cũng sẻ gặp một hình ảnh vệ tinh. Đó chính là biểu tượng tàu đổ bộ mang tên Philae đã đáp xuống bề mặt sao chổi có ký hiệu 67p. Xác lập một thành tựu khoa học chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
    Trung tâm nghiên cứu vũ trụ châu Âu kết hợp với Nasa từ năm 2004 cách đây tròn 10 năm đã phóng một con tàu vũ trụ mang tên Rosetta. Sứ mạng con tàu này là nhằm nghiên sao chổi có ký hiệu là 67p. Nói bao hàm là vậy nhưng nó hết sức phức tạp làm sao con tàu vũ trụ này phải đuổi kịp sao chổi với tốc độ vũ trụ. Sau đó phóng một khoang đổ bộ lên trực tiếp trên sao chổi để nghiên cứu khoa học về sự hình thành vũ trụ. Đằng đẳng suốt 10 năm trời các nhà khoa học không ngừng theo dỏi và điều khiển nó. Có những chi tiết cụ thể để tiết kiệm pin năng lượng cho con tàu các nhà khoa học đã cho con tàu này ngủ hơn 2 năm trời, tất nhiên hành trình vẩn bình thường.
  Đúng ngày 12/11/2014 sau hơn 10 năm khoang đổ bộ mang tên Philae đã đáp thành công xuống sao chổi đúng như dự kiến. Đây là một thành tựu rực rỡ của giới khoa học trong nghiên cứu vũ trụ. Chúng ta cùng chia sẻ và chúc mừng các nhà khoa học đã làm nên sự kiện trọng đại này.
 Tàu đổ bộ mang tên Philae (ảnh intenet)
 Tàu đổ bộ Philae đáp xuống bề mặt sao chổi (ảnh intenet)
  
Các nhà khoa học mừng reo khi nhân được thông tin 
Philae đổ bộ thành công  (ảnh intenet)

Lê Văn Thưa 

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Máy gặt liên hợp kiêm “gieo mạ”

Một vài năm lại đây vùng nông thôn nghèo với đồng ruộng manh mún cũng đã có máy gặt liên hợp. Quả là tiện lợi cho người dân làm ruộng, nhiều năm qua đã không phải còng lưng cấy lúa thay bằng đứng gieo hạt giống. Nay lại thêm không phải cúi lưng gặt lúa nửa đã có máy gặt liên hợp.
    Cái cảnh bán mặt cho đất bán lưng cho trời nay đã dần qua rồi đó là điều tốt đẹp cho người nông dân. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận lại hiệu quả của việc người nông dân tự đi mua sắm máy gặt liên hợp về phục vụ cho đồng đất của mình. Quả là sử dụng máy gặt liên hợp có chí phí rất rẻ gặt một sào ruộng chỉ mất không đến 150.000 đồng. Trong lúc thuê người gặt bằng tay chi phí phải gấp 2 đến 3 lần đó là cái lợi trông thấy trước mắt. Do mới sử dụng máy gặt liên hợp một vài năm nên người nông dân chưa kịp rút ra được điều gì chỉ thấy trước mặt là thu hoạch nhanh và rẻ. Nhưng sau cái vụ hè thu này thu hoach xong có một quảng thời gian đồng ruộng được nghỉ ngơi đợi qua mùa lũ lụt. Nếu ai ra thăm lại cánh đồng thì mới nhận thức ra được vấn đề. Sau vụ thu hoạch bằng máy gặt liên hợp khoảng 1 tháng lúc này là vào mùa mưa nên ruộng có độ ẩm nhất định. Thì kỳ lạ thay cánh đồng như đã được ai đó gieo mạ, mạ lên xanh tốt phủ kín đồng ruộng. Tất nhiên đây mới chỉ là phần nổi vì hạt thóc không dể nẩy mầm hết ở môi trường ngoài tự nhiên khi không thuận lợi, như những thửa ruộng ngập nước thì không có mạ lên. Trước đây sử dụng gặt tay thì không thể có hiện tượng mạ mọc lên cả lớp như thế này. Đàn trâu lúc này chẵng cần gặm cỏ trên bờ mặc dù cỏ rất sẳn mà lội ngay xuống ruộng trước lớp mạ đang non tươi được quyền ăn thả cửa.
  Như thế đã rỏ máy gặt liên hợp đã kiêm luôn việc “gieo mạ”! Máy gặt liên hợp thế giới đã có cả gần trăm năm nay đây là kết quả của sáng tạo kỷ thuật mà nhiều nước đã áp dụng. Ở nước ta do chậm phát triển nay mới xuất hiện nhưng lại phát triển một cách rầm rộ sản xuất buôn bán tràn lan không kiểm định chọn lọc mới dẩn đến máy gặt kém chất lượng. Người nông dân đã đỗ ra bao công sức chi phí bao nhiêu khoản cho vụ mùa đến công đoạn cuối cùng thu hoach thì thóc không đỗ hết vào bao mà một phần đem rải đỗ ra đồng ruộng. Chưa ai có thể kiểm chứng sự thất thoát thiệt hại này cho người nông dân là bao nhiêu?
   Kiểm định chất lượng sản phẩm đã luôn được đặt ra nhưng đối mới những loại có nguy cơ gây thiệt hại lớn thì nhà nước cơ quan chức năng cần phải quản lý chặt chẻ. Máy gặt liên hợp phải nằm trong số đó. Nếu không sau mổi vụ gặt nó có thể rãi ra trên đồng hàng chục, hàng trăm, có khi đến hàng ngàn tấn thóc. Thì đau biết mấy cho người nông dân, cho tài nguyên của đất nước.
 
 Đàn trâu đươc ăn mạ non no lặc lè trên đồng ruộng
 Mạ non phủ đầy ruộng sau một tháng gặt máy
 Với mật độ mạ dày như vầy thì bao nhiêu thóc bỏ lại trên ruộng?
  Máy găt liên hợp
Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Ấn tượng loài sam biển



Vùng biển Quảng bình hiếm thấy loài sam là một người dân gần biển nhưng đây là lần đâu tiên trong đời tôi bắt gặp một con sam. Tuy nhiên mặc dù còn nguyên vẹn nhưng nó đã không còn sống nửa nếu nó còn sống thì hẳn phải là cả 2 con. Loài sam là biểu tượng cho lòng chung thủy sống bên nhau trọn đời.

     Ai lần đầu gặp sam cũng phải ấn tượng bởi cái dáng vẻ kỳ khôi của nó. Khen thay cho tạo hóa đã chấm phá nên cái nét thô mộc mà vẩn trung thành giử nguyên hình hài từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Nó như một cái gì đó thật độc đáo làm ta gợi nhớ đến bộ giáp của các chiến binh từ thời trung cỗ. Phần thân đang phải mang bộ giáp quá khổ kềnh càng thì bổng nhiên lại gắn vào một cái đuôi nhỏ tý tẹo trông chẵng ăn nhập là mấy. Tuy nhiên thế mới gọi là sam, đây là sự kết hợp giửa 3 loài là mai rùa, thân cua và chân càng tôm.

   Được biết loài sam ngày nay nhìn chung trên thế giới đang bị sụt giảm nghiêm trọng về số lượng. Không còn nhiều cảnh ngoạn mục hằng hà sa số cặp đôi sam thi nhau vào biển bờ đẻ trứng vào mùa sinh sản của nó. Nguyên nhân làm giảm số lượng sam lại cũng là do con người. Con người đã chiếm lấn không gian sinh tồn nơi sinh đẻ của nó. Đặc biệt con người đã làm ô nhiểm nước biển phát thải ra quá nhiều hóa chất độc hại từ sự sản xuất phát triển không giới hạn của mình. Loài sam thì rất nhạy cảm với mọi thứ chất thải này nhất là con non không thể sống nổi khi nước biển không được trong sạch như ngày xưa.

  Loài sam là biểu trưng của hóa thách sống hiếm hoi còn sót lại tuy nhiên đang gặp phải cuộc đấu tranh sinh tồn thách thức từ phía con người. Thể hiện lòng chung thủy một vợ một chồng từ một loài giáp xác thì đây quả là loài có một không hai. Mong rằng loài sam vượt qua được thời kỳ khó khăn vẩn tồn tại với thời gian.
 
 Sam biển với vẻ ngoài làm gợi nhớ đến bộ áo giáp của chiến binh thời trung cỗ
  Mặt dưới con sam
 Hằng hà sa số cặp đôi sam thi nhau vào bờ đẻ trứng vào mùa sinh sản (ảnh intenet)

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Cây trồng trong đền chùa thời hiện đại

Đền chùa thời hiện đại ngày nay không những được trùng tu tôn tạo mà còn được xây cất mới hoành tráng hơn to đẹp hơn. Tuy nhiên xưa nay khuôn viên đền chùa thì thường trồng những cây được chọn lọc như bộ tứ linh đó là: đa, đề, sanh, si. Không hiểu sao ngày nay người ta lại đem trồng luôn cả những cây ngoại lai, lại là thứ cây hết sức đơn giản như cây keo, cây tràm loài nhanh lấy gỗ?

Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Một bài học cho người làm ngành y, ngành dược và cho mọi người bệnh


Tôi vốn đã là một con bệnh kinh niên cực chẵng đã lắm phải đến bệnh viện vậy nên rất ghét khi thấy có dấu hiệu gì đó của bệnh tật là lo đi khám tầm soát bệnh. Khốn nổi ngày nay người ta lại khuyến khích hãy thường xuyên định kỳ đi tầm soát bệnh. Đúng là rỗi chuyện để mà rước về mình “Bói ra ma quét nhà ra rác”. Vậy mà chính tôi lại đi dính vào cái vụ rắc rối ngớ ngẩn này thế mới đau.
    Tôi đi Hà nội thăm con nhân dịp này bà xã điện cho con rằng là mấy tháng nay ba có dấu hiệu bị ho dai dẵng nên đưa đi khám. Ho dai dẵng kiểu này nghe người ta cảnh báo dể nguy cơ lao hay bị ung nhọt gì đó. Tôi liền bị con “bắt cóc” đưa đi khám ở một bệnh viện của trung ương. Ở đây tôi được tầm soát về bệnh hen thì không có gì nghiêm trọng chỉ là hội chứng phế quản nhưng lại có một phát hiện mới là men gan cao hơn gấp 3 lần bình thường. Tôi đã rất ngạc nhiên về phát hiện này vì vẩn cảm thấy người bình thường ăn uống tốt. Bác sĩ ở viện này liền kê cho một đơn thuốc để chửa hội chứng phế quản và men gan cao toàn là kháng sinh liều cao hết hơn 1 triệu đồng (có loại thuốc mổi viên đến 20 000 đồng) vậy mà con tôi còn bảo là thế còn ít chán. Nếu ở vùng nông thôn của tôi dùng thuốc kháng sinh một liều khoảng dăm ba chục hay trên dưới 1 trăm gì đó là cùng rồi.
 Sổ khám bệnh ở một viện trung ương
  Tôi uống số thuốc này vào hai ba ngày đầu sức khỏe suy sụp nghiêm trọng người cảm thấy mệt nhọc không còn muốn ăn uông gì nửa. Phải tìm đến thuốc sâm nhung để bồi bổ mới hồi phục lại. Uống xong đợt thuốc 10 ngày này tình trạng ho vẩn như củ nhưng tôi không quan tâm mà chỉ nghỉ đến vì sao men gan cao? Tôi lại phải đi viện tuyến huyện để kiểm tra lại men gan, ở đây cho biết men gan bình thường! Tôi mới đưa kết quả mới khám ở viện trung ương Hà nội cho một bác sĩ xem. Thì bs này nói rằng sao kết luận men gan cao lại điều trị kháng sinh liều cao là không phù hợp. Nhưng một phát hiện quan trọng rằng men gan tôi được khám ở Hà nội vẩn ở chỉ số bình thường được ghi trong kết luận của xét nghiệm máu?! Vậy thì bs ở bệnh viện trung ương Hà nội vì sao lại kết luận là men gan cao mà còn nói trực tiếp với tôi rằng: - Men gan bác cao hơn gấp 3 lần bình thường. Chẵng thể hiểu được lấy đâu ra? chỉ có thể rằng do áp lực công việc bệnh nhân ở bệnh viện lớn quá nhiều bs ở bệnh viện trung ương này đã rơi vào sự nhầm lẩn nghiêm trọng là: Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân này đem gán cho bệnh nhân khác mà không hề hay biết!
      Lại nói đến chuyện ho kéo dài sau đợt uống kháng sinh tuyến trung ương tôi còn uống thêm một đợt kháng sinh tuyến huyện nửa nhưng vẩn cứ ho? Tôi vốn là một con bệnh kinh niên lâu nay vẩn uống thuốc áp huyết mổi ngày, thật là ngẩu nhiên dịp này bỗng dưng đổi loại thuốc áp huyết khác. Chỉ sau 3 ngày tôi đã thấy dấu hiệu thuyên giảm đến hết ho. Trước đó tôi đã cẩn thận tìm kiếm trên mạng về nguyên nhân ho kéo dài trong đó có nói đến tác nhân một loại thuốc áp huyết. Nhưng không phải loại thuốc tôi đang dùng nhiều tháng nay là Enalapril 5mg. Mặt khác vì sao các bs khám bệnh ở các tuyến bệnh viện lại không nghỉ đến nguyên nhân gây ho do thuốc gây ra khi khám cho bệnh nhân cao tuổi. Các hãng sản xuất thuốc lại đã không cảnh báo rỏ tác dụng phụ của thuốc đã dẩn đến những thiệt hại không đáng có cho bệnh nhân về tiền bạc, sức khỏe và tinh thần của họ.
    Tờ giới thiệu thuốc không có cảnh báo về gây ho
Đây là một bài học cho tất cả mọi người từ ngành y, ngành dược cho đến mọi người bệnh. Một việc nhỏ hóa ra to do thiếu hiểu biết thiếu trách nhiệm hay quá lo lắng cho bệnh tình của mình. Tôi đã cố ý không lộ rỏ tên bệnh viện TƯ nào bs nào khi khám bệnh đã để những sai sót không đáng có trên, vì lòng nhân đạo.

Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Loài cây biết cách tận dụng - sống chu du



Con người thời hiện đại ngày nay phát thải ra môi trường không thiếu thứ gì từ “thượng vàng đến hạ cám”. Đơn cử như món nhựa xốp trắng dùng để bảo quản hàng hóa nó có mặt khắp mọi nơi. Vì rất nhẹ nên dể dàng được gió hoặc nước cuốn đi, khi ở trên mặt nước nó trở thành một  “hòn đảo” tý hon trôi nổi, hay như một chiếc du thuyền di chuyển vô định ngẩu hứng theo chiều gió.
     Không thể bỏ phí cái thứ trời cho đó, một loài cây đó là cây mua đã biết cách tận dụng, khi hạt giống vô tình rơi vào mảnh xốp này nhờ có độ ẩm nên nó đã nẩy mầm mặc dù chất nhựa ở đây không hề có dinh dưỡng nào cho cây. Nhưng cây mua đã có cách đó là đâm rễ xuyên qua miếng xốp để rễ lấy dinh dưỡng trực tiếp từ trong nước. Thật kỳ diệu nó đã thành công từ một miếng nhựa xốp trắng đã mọc lên những cây xanh. Mảnh nhựa trở thành cái đảo nổi cứ thế lênh đênh dập dìu mang theo cây xanh mọc trên mình. Những cây xanh này trở thành thứ cây khác lạ nhất hành tinh là biết di chuyển thường xuyên liên tục trên mặt hồ nhờ gió đưa đi. Chứ không như muôn loài thực vật trên đời này phải chịu nằm yên bất động.
 Nhìn những cây nhỏ được sống dập dìu trên “đảo nổi” con người cũng phải ghen tỵ với cách sống phóng khoáng chu du nay đây mai đó của những cây biết cách tận dụng này.
Lê Văn Thưa

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Hoa súng trên đồng đất Võ xá-Quảng bình


Nói đến hoa súng ai cũng nghỉ ngay quê hương của nó là ở vùng đất đồng bằng Nam bộ. Đây là một loài hoa đẹp, vì đẹp mà lại có thể sống trên bùn nước nên con người đã đưa về trồng. Đây là cách mà loài cây này đã phát tán đi khắp nơi.

   Cánh đồng Võ xá xưa vốn là đồng lầy câu ca xưa từng để lại “Nhất Lũy Thầy nhì đồng lầy Võ xá” (Ý nói lên sự lầy lội hiểm trở). Từ xưa vùng đất này vốn không hề có loài hoa súng ở đây, nhưng vùng đất lầy lội này lại tiềm ẩn là môi trường thuận lợi cho loài hoa súng phát triển. Bởi thế chẵng ai đem trồng mà nay trên cánh đồng ở các mương nước ao hồ cây hoa súng lại đang phát triển tốt tươi. Đó là nhờ vào lũ lụt đã mang mầm cây từ các gia đình đem về trồng mà phát tán ra mọi nơi. Hóa ra đây lại là một cách khá tự nhiên từ cánh đồng lúa nay lại được điểm tô thêm những bông hoa súng tươi đẹp.

   Nhìn vào bông hoa súng ai cũng phải ngở ngàng trước sự cuốn hút bởi sắc màu đỏ tươi rực rở. Nói về vẻ đẹp của các loài hoa sống trên nước nếu như được mở một cuộc thi chọn thì chắc chắn hoa sen sẻ gật giải hoa hậu rồi. Còn giải á hậu 1 là loài hoa nào đây? Chắc hẳn đó phải là loài hoa súng.

   Đến đây ta mới nhận ra rằng thực vật trong tự nhiên để phát triển sinh tồn nòi giống phải qua nhiều hình thức phát tán hạt giống trong tự nhiên. Tuy nhiên độc đáo nhất phải kể đến một số loài thực vật trong đó có hoa súng đã dùng ngay con người loài thông minh nhất để phát tán giống nòi dùm cho mình, thế mới siêu. Bằng cách cuốn hút con người bằng  nhiều hình thức như hoa tươi, quả ngọt, bổ dưỡng… Để con người đem trồng đây là cách sinh tồn phát triển mang tính bền vững nhất trong thời đại mà sự phát triển của con người là nguy cơ cho nhiều loài động thực vật bị diệt chủng.
 
Lê Văn Thưa