Ngẩm về clip “Sự
trăn trở của một kẻ lười biếng” đây không phải là những điều quá mới lạ nhưng
bạn trẻ này đã dám nói lên suy nghỉ bằng khả năng hùng biện của mình.Cách đây
gần 2 năm trên blog cá nhân tôi cũng đã từng cảnh báo “Đôi điều suy ngẩm về
giáo dục ngày nay” nhân dịp ngày Nhà giáo Việt nam vào năm 2011. Dù đó chỉ là
những câu ngắn gọn nhưng nội hàm của nó cũng đã nói lên sự “lạc hướng” trong
giáo dục đào tạo.
Ảnh “Sự
trăn trở của một kẻ lười biếng” (ảnh intenet)
“Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 xin gửi đến
những người thầy cô lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Kính chúc thầy cô trong giáo
dục thế hệ trẻ ngày nay không chỉ đủ tài, mà rất cần đến đủ đức, đủ kỷ năng
sống đáp ứng với thực tế cuộc sống gia đình và xã hội. Giáo dục ngày nay thực
chất chỉ quan tâm định hướng đến tài, không chú trọng về đức, lại thiếu hẳn về
kỷ năng sống. Quan niệm rằng học lấy “con chữ” để mai sau kiếm công việc làm
đây là một sự sai lầm. Việc học là để nên người có đủ hành trang từ: Nhân, tâm,
đức, tài và kỷ năng sống. Học mà chỉ chú tâm vào con chữ con số đây chính là
một sự lạc hướng khó lường cho thế hệ sau. Quá chú trọng đến tài năng từ gia
đình đến xã hội nên đặt nền giáo dục luôn là áp lực nặng nề cho người học lẩn
người dạy. Đây đang là căn bệnh khó lòng chửa trị nếu không đổi mới căn bản
cách nhìn nhận vấn đề xã hội về giáo dục và đào tạo.”
Clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” là
giọt nước tràn ly trong khi xã hội vốn đã có nhiều lời cảnh tĩnh về những bất
cập của nó. Vấn đề là ở chổ ai là người có tâm lẩn có tầm để nhìn nhận mà tiếp
thu những ý kiến, phát hiện đầy tâm huyết đó. Họ là những chuyên
gia, học giả cho đến người dân thường không bằng cấp gì hay như clip của một em
học sinh lớp 12... Tiếc thay có những cảnh báo phát hiện rất sát đúng kịp
thời lại không được quan tâm để rồi dẩn đến những hậu quả đáng tiếc. Đơn cử như
sự việc:
Ảnh chụp màn hình trang thư điện tử gửi đi ngày 6/9/2010 (*)
Nhớ lại trận lụt lịch sử năm
2010 ở Quảng bình và Hà tĩnh trước trận lụt đó 1 tháng đã có lời nhắc nhở cảnh
báo (không chỉ 1 lần) chuẩn bị bảo vệ giếng nước khi lũ lụt. Nó hết sức đơn
giản chỉ cần một tấm vải không thấm nước (ni lông) cùng một sợi dây bịt lấy
miệng giếng trước khi nước lũ ngập vậy là xong. Sẻ có nước sạch dùng ngay sau
khi nước rút vậy mà không hiểu sao báo chí thời điểm đó không đăng cơ quan
chức năng cũng không quan tâm đến dù sáng kiến này đã có trước đó rồi. Để rồi
sau 2 trận lụt liên tiếp qua báo chí cho biết ở Quảng bình và Hà tĩnh có đến
hàng trăm ngàn giếng nước của dân bị nhiểm bẩn do ngập lụt.
Giếng nước người dân bị ngập lụt (ảnh intenet)
Chính phủ phải khẩn cấp huy động chuyển hàng trăm, tấn hóa
chất chở đến vùng lụt xử lý nước giếng để cho dân có nước sạch dùng. Hầu như chỉ
duy mổi một cái giếng bị ngập sâu trong vùng lũ mà không hề hấn gì, khi nước
lụt rút xuống là có nước sạch dùng ngay. Đó chính là giếng nhà của người đưa ra
lời cảnh báo trước, đồng thời là tác giả của sáng kiến này!
Nhà tôi khi nước lũ rút mở tấm bịt giếng ra có nước sạch ngay (**)
Trở lại với chuyện giáo dục ở đây tôi muốn nói đến sự xa rời thực tế trong giảng dạy cũng vẩn từ chuyện cái giếng nước thôi. Không ai biết nó xuất hiện tự bao giờ chắc nó phải có từ thời còn mông muội của loài người. Vậy mà cho đến ngày nay khi con người đã xác lập ra bản đồ gen người còn tính cả đến chuyện sửa đổi gen nửa. Vậy mà cái giếng nước chuyền từ đời này sang đời khác ngay trước mắt mọi người vẩn chỉ coi đó là cái giếng thôi. Không ai buồn xem xét nó là cái gì vì sao ta cứ múc nước hàng đời mà nó không cạn? Bài học vật lí từ lớp 8 đã học đến Bình thông nhau với chất lỏng, có muôn vàn sự ứng dụng: Trong phòng thí nghiệm, trong các hình vẻ, trong sự gợi trí tưởng tượng về những ứng dụng cao siêu nào đó... Vậy mà, không một tài liệu giáo án hay bài giảng nào đề cập đến giếng nước “cái giáo cụ trực quan” luôn sờ sờ trước mắt ấy là nơi sinh hoạt thường ngày của hầu hết mọi con người từ xưa đến cả nay. Lại chính là hiện thân của bình thông nhau với chất lỏng nước. Giá như bài học nhằm đúng vào cái thực chất trong đời sống thì học sinh sẻ dể hiểu dể tiếp thụ biết bao. Từ hiểu biết đó sẻ sớm tìm ra giải pháp áp dụng cho thực tế cuộc sống tạo thành kỷ năng sống.
Giếng nước là bình thông nhau
Tại sao không? khi tất cả mọi học sinh được truyền thụ kiến
thức bài học sát với thực tế cuộc sống. Thì bài học thực hành các em về nhà hãy
tự xử lý lấy giếng nước nhà mình trước nguy cơ bị ngập lụt. Vậy làm sao lại để
đến nổi mổi mùa lũ lụt (đến tận thiên niên kỷ thứ 3 này) hàng trăm nghìn giếng
nước của người dân vẩn bị nhiểm bẩn vì thiếu hiểu biết! Có phải vì thừa kiến thức bách khoa lại
thiếu hiểu biết thực tế?
Từ một thanh niên trẻ học lớp 12 “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” cho đến một người đã luống tuổi như tôi. Không có lấy được một bằng cấp gì thậm chí chưa học hết phổ thông chỉ là những người dân thường. Vậy mà không hẹn mà gặp cùng tranh trăn trở về những bất cập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Lĩnh vực mà xưa nay vẩn dành cho những nhà hoạch định những người có học vấn cao đây chính là điều để cho mọi người hãy cùng suy ngẩm.
Từ một thanh niên trẻ học lớp 12 “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” cho đến một người đã luống tuổi như tôi. Không có lấy được một bằng cấp gì thậm chí chưa học hết phổ thông chỉ là những người dân thường. Vậy mà không hẹn mà gặp cùng tranh trăn trở về những bất cập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Lĩnh vực mà xưa nay vẩn dành cho những nhà hoạch định những người có học vấn cao đây chính là điều để cho mọi người hãy cùng suy ngẩm.
Lê Văn Thưa
----------------------------------------
(*) Đây là một trong nhiều thư ĐT tôi gửi vào thời điểm đó. Tôi xin xóa tên nơi nhận
(**) Tham khảo thêm: http://vov.vn/Phong-su-anh/Cach-giu-gieng-nuoc-sach-tai-vung-lu-Quang-Binh/158780.vov