Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Bỗng mình có tên trong lưu trữ KHCN quốc gia

Ấy là vào năm 2010 trong một lần tìm kiến trên intenet bỗng phát hiện ra tên của chính mình trong kho thông tin dữ liệu Khoa học công nghệ quốc gia. Cái gì mà dữ dội thế này mà bản thân không hề biết?
    Tôi mới lưu lại thông tin này để về thử xem xét vì mình chưa từng liên hệ gì với quốc gia đại sự về khoa học. Lục tìm mãi trong trí nhớ thì mới lờ mờ phát hiện ra là cách đó cũng hơn 10 năm 1999. Vào thời đó tôi đang say mê với điện tử, của đáng tội chẵng dấu gì đã ít chữ lại lao vào thứ rối rắm. Tất cả đều tự mày mò học hỏi rồi sửa chửa đồ điện tử. Như ra đi ô, cát séc, ti vi, tự lắp cả âm ly... lại còn bày đặt sáng chế ra một số mạch điện tử đơn giản. Cái mạch điện tử nằm trong dữ liệu quốc gia chính là một sự ngẩu nhiên. Tôi sáng kiến ra mạch hẹn giờ này là để dùng trong gia đình tôi thấy nó rất tiện dụng. Nên mới gửi mạch điện sáng kiến này đến Tạp chí Điện tử (giai đoạn này cả nước có một tạp chí Điện tử). Gửi đi rồi từ đó mất tiêu luôn chẵng thấy ai nhắn gửi gì về cái sáng kiến đó!… Cho đến hơn 10 năm sau khi mà tôi bất ngờ phát hiện mình có tên trong dữ liệu KHCN quốc gia. Thì chính là cái sáng kiến đó tôi đã gửi đến và được đăng ngay trong tạp chí Điện tử. Lẻ ra tòa soạn này phải gửi tạp chí có đăng bài đồng thời gửi tiền nhuận bút cho tác giả. Đằng này bỏ qua, bỏ quên luôn tác giả đã đỗ bao mồ hôi công sức trí tuệ để sáng tạo ra! Chẵng lẻ tôi phải kiện vì sao tôi có sáng kiến nằm trong dữ liệu KHCN quốc gia mà tôi không hề được biết? Ha ha nghe ra mới thấy sự nực cười khó hiểu. Cũng may cái sáng kiến này của tôi đăng trên tạp chí Điện tử đã được cơ quan chức năng quan tâm tổng hợp lưu giử lại. Đó là dự an ủi cho tôi, tôi cảm thấy tự tin về những đóng góp sáng kiến của mình về lĩnh vực điện tử.

   Nhân đây tôi cũng xin bật mí thêm cái mạch hẹn giờ sáng kiến của tôi dùng trong gia đình đã qua hơn 20 năm nay vẩn còn hoạt động tốt. Nói chung những thứ điện tử tôi tự làm ra chẵng thấy hư hỏng gì như cái âm ly tự lắp gần 30 năm nay còn dùng tốt. Súng dùng hàn thiếc cũng vậy.
---------------------------------------------------------

Chỉ số đề mục:
47.41 - Mạch vô tuyến điện tử
45.31 - Khí cụ điện
Dạng tài liệu:  Bài trích tạp chí
Tác giả:  Lê Văn Thưa
Nhan đề:  Mạch hẹn giờ đa dụng
Nguồn trích:  Tạp chí Điện tử
Năm xuất bản:  1999
Số:  3
Trang:  38
ISSN:  0868-2747
Từ khoá:  Bộ hẹn giờ;  Mạch điện;  Nguyên lý vận hành;  Thiết bị điện 
 gia dụng; Hẹn giờ

Tóm tắt

Kí hiệu kho:  TTTTKHCNQG, CVv 138
Phiên bản ZoSTD .Ver01, được thực hiện bởi VISTA Software Group.
24 Lý Thường Kiệt, Hà nội, Tel.:84-04-8246325, 
E-mail: nguyenbn@vista.gov.vn






Lê Văn Thưa

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Sớm tìm lời giải về Covid 19 để cứu người


  
Trận dịch cúm thế kỷ mang tên virus Vũ hán hơn 2 tháng nay đang ở đĩnh cao. Không ai hình dung nổi còn thiệt hại đến đâu bao lâu mới kết thúc. 
  Cả thế giới đang bị chao đảo lún sâu bị cách ly cô lập bởi sự lây nhiễm sự khốc liệt của dịch bệnh. Trớ trêu thay khi nền khoa học công nghệ đang phát triển ở đĩnh cao mà không một ai có thể hình dung có thể ngờ tới dịch bệnh nghiêm trọng này. Trước một loài vô hình chưa hẳn là virus chỉ là chuổi protein mà nó có thể tấn công vào con người có trí khôn vượt trội phải điêu đứng. Đây chính là bài học đắt giá đánh thẵng vào sự kiêu hãnh của loài người.
  Phải vật lộn với con bệnh đang hoành hành chưa ai kịp hiểu ra điều gì để có sự nhìn nhận thấu đáo… Nhưng sơ sơ cũng đã thấy ở những nước Âu Mỹ có nền kinh tế vững chắc có khoa học công nghệ hiện đại lại bị thiệt hại hết sức nặng nề. Về mức độ người nhiễm bệnh cùng số lượng tử vong cao ngất! Ngược lại những nước như ở vùng đông nam Á nghèo nàn lạc hậu nền khoa học chậm phát triển. Thì dường như lại yên lành mức độ lây nhiễm bệnh hết sức hạn chế. Dù có nguồn lây nhiễm bệnh rất rỏ ràng nhưng sự phát tán chỉ nhỏ giọt không đáng kể. Phải kể đến các nước như: Việt nam, Myanma, Căm pu chia, Lào… Điều gì đã dẩn đến hiện tượng khác thường này. Người dân các nước quanh vùng này dường như đã có dấu hiệu miễn nhiễm với Covid 19?
    Còn quá sớm để khẵng định một điều gì nhưng các nhà khoa học cần tranh thủ nhìn nhận để sớm tìm ra phương cách điều trị cho nhiều vùng dân cư bị dịch bệnh viêm phổi hoành hành gây thiệt hại nặng nề trên khắp thế giới.

Lê Văn Thưa

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Suy ngẫm về COVID-19 ở Việt nam



  Con tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt từng ghé thăm Đà nẵng vào đầu tháng 3/2020. Qua thông tin được biết trong số các thủy thủ lên bờ giao lưu với Việt nam. Có 3 thủy thủ bị nhiễm COVID-19 hiện nay trên con tàu này (theo tin LIVE Thời sự Thế Giới) có đến 300 thủy thủ bị lây nhiễm bệnh, thật đáng buồn! Con tàu này không còn theo lộ trình đi trên biển Đông mà phải đến neo đậu ở đảo Guam. Không ai khẳng định do lây nhiễm ở đâu nhưng vào Đà nẵng là nơi tiếp cận đáng kể đến nhất.
 Cũng cần đặt ra để suy ngẩm nếu bị nhiễm bệnh ở Đà nẵng nơi có cuộc giao lưu với thủy thủ tàu. Thì lây nhiễm với ai? trong lúc vào thời điểm đó cả nước VN chưa đến 20 ca nhiễm bệnh đều ở cách xa Đà nẵng cả ngàn km. Mặt khác những người VN từng giao lưu với thủy thủ con tàu này về sau cũng không thấy có ai mắc bệnh… Tuy nhiên cũng còn một giả thiết có vẻ là mơ hồ. Phải chăng người Việt ta có thể có một lượng người đáng kể nào đó có thể miễn dịch với COVID-19? Đã qua mấy tháng dịch bệnh ở VN đã từng xẩy ra những nguy cơ tiềm năng. Đáng lẻ sẻ bùng phát dịch bệnh lớn nhưng chỉ thấy sự lây nhiễm ở cấp độ nhỏ. Đây chính là cơ sở để suy nghỉ đến lý do vì sao?

Lê Văn Thưa