“Cha mất không biết cưới vợ rồi bỏ đi” đây có phải đó
là kẻ khùng không mọi người? Vâng, lại không khùng mà đó phải là chiến công hiển
hách của một thời đánh trận cuộc chiến biên giới tây nam Căm pu chia. Chỉ những
người trong cuộc mới thấu hiểu nổi niềm quá khứ buồn thương không thể bỏ quên
này.
Năm 1983 mới sau 1 năm
cưới vợ, quê nhà bất ngờ
bị bão lụt tôi được đi phép. Vai ba lô mang
vác nặng trĩu với của cải đó là gạo mang đi cả hàng ngàn cây số về để có cái mà
ăn. Đang hăm hở bước vào nhà gặp được người thân gặp vợ định gọi: -Em ơi con lạc
đà của em đã về đây rồi. Thì đùng một cái ngay chính gian giửa hình như là một
bàn thờ, lúc này mẹ và vợ tôi cùng xuất hiện tôi chỉ: - Cái gì thế kia? Vợ tôi
mới buồn bả: - Bàn thờ cha đã mất rồi!
Tôi hét lên:
- Sao anh không hề biết hỡi trời?! Cả mẹ và vợ tôi cùng trả lời rằng: Báo cho
tôi sợ làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chiến đấu ở Căm phu chia. Ha ha cha chết
không cần báo cho con sợ ảnh hưởng, nó tẩy não đến như thế là cùng! Cha đẻ ra
tôi là một sĩ quan hải quân hẳn hoi đi đánh trận tận Căm pu chia đến khi chết
thì chỉ có bà con chòm xóm lo. Các tổ chức không ai biết đến cả đơn vị và bản
thân người con. Tôi chỉ còn biết cúi đầu khấn trước bàn thờ cha: -Cha đã đẻ ra
con một đứa vô phúc!
Người đi đánh trận xa cách phải gánh chịu
bao nhiêu là hậu quả cuối cùng họ nhận được gì. Tôi 20 năm đánh giặc trở về đến
nay qua hàng chục năm không một lời hỏi hay nhắc đến! Khi chiến trận thì: Phải
quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, nghe rất hào hùng. Đánh hết giặc rồi là xong
việc có gì mà nhắc nửa! Đó là những kỷ niệm buồn và là chiến công hiển hách tự
phong cho mình qua chiến tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét