Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Nhớ về con



Khi ba đi con gần 4 tháng
nẩy choi choi đòi lật trên giường
mắt chăm nhìn cánh tay giơ thẳng
Như đòi ba con cũng lên đường

Ba ra đi mang theo nổi nhớ thương
Những ngày tháng mới lọt lòng bé bỏng
Tay khuyềnh khoàng ôm con chăm bẵm
Miệng à ơi tiếng vịt đực ru hời.

Ba lăng xăng vì con đó trên đời
Là thiên thần của ba, là mặt trời của mẹ
Năm tháng theo chiến tranh đi suốt thời trai trẻ!
34 tuổi đời lên chức cha.

Những tháng ngày ba lại đi xa
Con của mẹ cha lớn khôn con nhé
Để mai sau con là chàng trai trẻ
Niềm tự hào của mẹ và ba.

Kông pông Som tháng 5/1986

Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Tư lệnh chiến trường Tây nam


Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương thị sát 
đảo Trường sa lớn 1988 (ảnh intent)

   Nói đến cuộc chiến biên giới Tây nam thì không thể không nhắc đến tướng Lê đức Anh ông là tư lênh chiến trường, bộ tư lệnh 719 hay là tiền phương bộ TTM. Về phương diện quân sự thì theo tôi ông là một tư lệnh chiến trường đúng nghĩa xuất sắc góp công lớn trong cuộc chiến Tây nam. Tiếc rằng về sau ông làm bộ trưởng quốc phòng rồi chủ tịch nước tôi lại không thích ông nửa.
. Công bằng mà nói Lê Đức Anh là một tướng của chiến trường kể từ thời miền Nam chưa giải phóng ông là tư lệnh quân khu 9. Khi chiến trường Tây nam sôi sục thi ông được điều chuyển về đây. Tôi đã cảm phục ông về ý chí và quyết tâm qua một quyết định đầy táo bạo đó là chủ trương của ông cho phát quang rừng với chiều dài 200km mổi bên đường là 200m. Từ hải cảng huyết mạch Kông Pông som đi Phnom pênh. Vậy mà trong một thời gian nhất định đã hoàn thành đầy ấn tượng. Bởi đây luôn là nơi mai phục đầy máu lửa của Khơ me đỏ, tôi từng bị dín phục nhiều lần may thoát thân. Sau phát quang này hầu như thanh toán được các ổ mai phục gây ra nhiều thương vong trên quốc lộ này, đây là cách ứng biến đầy hiệu quả.
Tôi là người thường đi lại nhiều nhất đến bộ tư lệnh 719 ở Phnom pênh. Thâm chí có cả một bạn gái thân thiết làm việc ở đây. Nên tôi bất ngờ có dịp chuyên trò với cậu công vụ Tướng Lê Đức Anh. Cậu này có kể rằng trong một lần ông mời một bộ trưởng Căm phu chia vào bộ tư lệnh 719 làm việc mời ở lại ăn cơm. Tướng Lê Đức Anh trực tiếp nói với công vụ: -Trưa nay cậu làm bửa đón khách nước bạn cậu nhớ làm gà mà chỉ dùng một nửa con thôi không được lãng phí nhé. Đúng là phẩm chất của người lính, tiếc là khi ông lên bộ trưởng quốc phòng rồi chủ tich nước đây không phải là nơi thể hiện phẩm chất vị tướng chiến trường của ông. Thực ra trong đội ngủ tướng lĩnh quân đội công bằng mà nói tướng Lê Đức Anh là người có tầm ảnh hương lớn nhất. Không chỉ cá nhân ông mà các đồng đội của ông. Phải kẻ đến đó là Lê Khả Phiêu lên TBT, Đoàn Khuê, Phạm văn Trà,lên bộ trưởng quốc phòng, Nguyễn Thới Bưng thứ trưởng bộ quốc phòng. Khiếu Anh Lân giám đốc học viện Lục quân... Tôi biết không nhiều chỉ biết một số tướng chiến trường.
Tôi may mắn được gặp khá nhiều tướng lĩnh thời đó. Gặp Tướng Lê Đức Anh nhiều lần thâm chí có dịp đi máy bay chuyên cơ cùng ông trong cuộc chiến Tây nam. Đơn giản tôi chỉ là 1 sĩ quan cấp nhỏ nhưng là sĩ quan tác chiến thường xuyên liên hệ tài liệu tác chiến với tiền phương bộ tổng tham mưu. Ở vào một đơn vị mà các vị tướng khá quan tâm đó là vùng 5 Hải quân cảng Công pông som vào thời đó.


Lê Văn Thưa

Cha mất không biết, cưới vợ rồi bỏ đi!


“Cha mất không biết cưới vợ rồi bỏ đi” đây có phải đó là kẻ khùng không mọi người? Vâng, lại không khùng mà đó phải là chiến công hiển hách của một thời đánh trận cuộc chiến biên giới tây nam Căm pu chia. Chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu nổi niềm quá khứ buồn thương không thể bỏ quên này.

      Năm 1983 mới sau 1 năm cưới vợ, quê nhà bất ngờ bị bão lụt tôi được đi phép. Vai  ba lô mang vác nặng trĩu với của cải đó là gạo mang đi cả hàng ngàn cây số về để có cái mà ăn. Đang hăm hở bước vào nhà gặp được người thân gặp vợ định gọi: -Em ơi con lạc đà của em đã về đây rồi. Thì đùng một cái ngay chính gian giửa hình như là một bàn thờ, lúc này mẹ và vợ tôi cùng xuất hiện tôi chỉ: - Cái gì thế kia? Vợ tôi mới buồn bả: - Bàn thờ cha đã mất rồi!

Tôi hét lên: - Sao anh không hề biết hỡi trời?! Cả mẹ và vợ tôi cùng trả lời rằng: Báo cho tôi sợ làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chiến đấu ở Căm phu chia. Ha ha cha chết không cần báo cho con sợ ảnh hưởng, nó tẩy não đến như thế là cùng! Cha đẻ ra tôi là một sĩ quan hải quân hẳn hoi đi đánh trận tận Căm pu chia đến khi chết thì chỉ có bà con chòm xóm lo. Các tổ chức không ai biết đến cả đơn vị và bản thân người con. Tôi chỉ còn biết cúi đầu khấn trước bàn thờ cha: -Cha đã đẻ ra con một đứa vô phúc!

 Kỷ niệm chiến tranh nghĩa là thường nói về những chiến công hiển hách diệt được nhiều quân giặc. Tôi lại không quan tâm đến điều đó nhưng tôi cũng lập được chiến công. Cái chiến công mà tôi cho là hiển hách nhất đó là về cưới vợ ở được khoảng 1 tuần rồi thả vợ đó mà ra đi theo chiến trận. Thử hỏi trên thế gian này có đứa điên nào dám hành xử như vậy không trời? Cuộc ra đi đó lại xuýt bỏ mạng bị địch phục trên con đường 4 Kông Pông som - Phnông pênh. Năm tháng theo chiến tranh đi suốt thời trai trẻ. Mổi năm may ra mới có một dịp đi phép đến 10 năm sau khi đất nước hết trận mạc hết giặc mới trở lại quê hương với người thân với vợ con thân yêu của người lính. Suốt thời gian phải sống xa cách ở cái buổi tinh khôi nhất của tình cảm vợ chồng đó sao không thể là chiến công hiển hách nhất của một đời người?

   Người đi đánh trận xa cách phải gánh chịu bao nhiêu là hậu quả cuối cùng họ nhận được gì. Tôi 20 năm đánh giặc trở về đến nay qua hàng chục năm không một lời hỏi hay nhắc đến! Khi chiến trận thì: Phải quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, nghe rất hào hùng. Đánh hết giặc rồi là xong việc có gì mà nhắc nửa! Đó là những kỷ niệm buồn và là chiến công hiển hách tự phong cho mình qua chiến tranh.


Lê Văn Thưa