Rừng phòng hộ trồng cây keo lá
tràm cháy trụi.
Sơ lược về vùng đồi cát này có rừng phòng hộ
vốn đã từ lâu. Trước hết phải kể đến là cây rười một loài cỏ bản địa mọc tự
nhiên trên vùng đồi cát. Nó có tác dụng chống cát bay cát chảy nhờ cấu trúc bộ
rễ kết hợp với cành lá rất đặc trưng chống chịu trên đồi cát. Một loài cây khác
do con người đem trồng từ thời Pháp thuộc đó là cây phi lao. Loài cây này tỏ ra
rất hiệu quả khi được trồng và phát triển trên đồi cát. Nhờ bộ rễ khỏe và thân
cành dẻo dai đặc biệt ở trên các đồi cát cao. Nó kết hợp với cây rười mọc tự
nhiên thành một tổ hợp bảo vệ nạn cát bay cát chảy rất hiệu quả. Cây phi lao
thích hợp trên đồi cát còn cây Rười thích hợp ở bãi cát bằng.
Tuy nhiên khoảng 20 năm gần đây trên miền đất
vùng đồi cát này con người chúng ta đã làm thay đổi gần như căn bản về cây trồng
trên rừng phòng hộ. Người ta phá bỏ rừng cây phi lao mặc dù trước đó đã tốn bao
nhiêu là công của trồng mới thêm phi lao phủ xanh đồi cát! Đồng thời cũng phá bỏ
luôn cây rười mọc tự nhiên bảo vệ cát. Để đồng loạt thay thế một loại cây đó là
keo lá tràm của Úc. Loài cây này có một ưu điểm là có thể phát triển khá nhanh
trên cát. Nhưng nhược điểm thì quá nhiều điều cần bàn. Trước hết đây không phải
là loài cây để thay thế được cây phi lao và cây rười khi trồng trên cát. Nó quá
giòn dể gảy khi gặp gió bão đây là vùng bão, khả năng trụ vững trên đồi cát
không thể sánh với phi lao. Tuy nhiên nhược điểm cốt tử của nó phảỉ điểm đến đó
là đã tạo ra lớp thực bì cực kỳ nguy hiểm.
Thực bì dày trên cát như
lớp bùi nhùi, cháy chỉ là thời gian
Cây phi lao là loài lá kim khối lượng ít khi
rụng lá, cành cây dẻo giai khó gảy. Ngược lại keo lá tràm lá cây nhiều và lớn
hơn khi lá già rụng có khối lượng rất nhiều, mặt khác cành cây giòn dể gặp gió
lớn là gảy. Một góp mặt nửa là mật độ cây trồng (loài keo này có thể phát triển
to và cao đến hàng chục mét). Nhưng không hiểu sao lại được trồng với gián cách
khoảng 1m thành ra chen chúc mọc! Vừa tốn cây, tốn công lại gây hại.
Cây keo được trồng với mật
độ dày
Theo thời
gian hổn hợp lá và cành rơi rụng cứ chồng chất bổ sung cho lớp thực bì dày lên.
Nếu như ở vùng đất ẩm thì lớp thực bì này có thể bị phân hủy. Nhưng vì ở trên
vùng đồi cát thường khô ráo kết hợp với lá loài cây này có chất dầu nên càng
khó để vi sinh vật phân hủy. Nó trở thành như mớ bùi nhùi đã soạn sẳn trên bình
diện rộng hàng trăm héc ta. Đặc biệt vào mùa nắng nóng gió lào, nó không phát
cháy mới là lạ. Khi đã cháy thì lại cực kỳ khó chửa do lớp thực bì quá mênh
mông. Vụ cháy rừng phòng hộ ngày 4/9 là một minh chứng điển hình sau cháy đã 3
ngày mà lửa khói nhiều nơi vẩn âm ỷ. Mặc dù trước đó đã huy động các lực lượng
chửa cháy nhưng vì thực bì quá rộng lớn bị cháy ngầm nên khó kiểm soát hết.
Sau cháy 3 ngày lửa vẩn
cháy âm ỷ dưới lớp thực bì
Trong tự nhiên phải trải qua hàng trăm ngàn đến
hàng triệu năm chọn lọc để phù hợp với môi trường sống. Con người có nhận thức
có thể rút ngắn thời gian nhưng phải nghiên cứu, phân tích, so sánh, thử nghiệm
để đạt như mong muốn. Cây keo lá tràm trồng trên cát đã nẩy sinh vấn đề. Đó là
sự cảnh báo nó sẻ còn tiếp tục gây cháy khó lường khó kiểm soát, cần phải thay
đổi loài cây không phù hợp này trên đồi cát Quảng bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét